Giá trị chủ yếu củaquan niệmHiếu trong Quốc triều hìnhluật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan niệm của nho giáo tiên tần về hiếu và những biểu hiện của nó trong quốc triều hình luật (Trang 76)

2.2.2 .Trách nhiệm của dân, bề tôi với vua

2.3. Một số giá trị, hạn chế củaquan niệmHiếu trong Quốc triều hìnhluật

2.3.1. Giá trị chủ yếu củaquan niệmHiếu trong Quốc triều hìnhluật

Một là, quan niệm Hiếu trong Quốc triều hình luật đặc biệt chú ý đến

giáo dục thứ bậc tôn ti trong quan hệ giữa vua và dân, cha mẹ và con cái để góp phần củng cố bộ máy chính quyền nhà nước thời Lê sơ. Sự phân chia theo trật tự xã hội đứng đầu là vua, sau đến các quan và dân chúng. Dân và quan luôn phải tôn kính và phục tùng vua, trong khi đó vua phải quan tâm đến cuộc sống cơ bản của người dân. Sự phân chia thứ bậc và tôn ti trật tự trong gia đình căn cứ vào ba yếu tố: thế hệ, lứa tuổi và giới tính. Trong đó cha mẹ là người trên, con em là kẻ dưới. Bộ luật đã hỗ trợ việc giáo dục đức Hiếu, dạy mọi người nhận biết được vị trí của mình trong gia đình và cung cách ứng xử phù hợp với phân vị của mình. Trong mối quan hệ gia đình, đặc biệt giáo dục các thành viên gia đình, ý thức tôn kính và sùng bái đối với tổ tiên. Vì thế, con cháu phải hết sức vâng lời các thế hệ đi trước khi họ còn sống, tôn thờ sùng kính khi họ đã chết.

Hai là, quan niệm Hiếu trong Quốc triều hình luật tiếp tục kế thừa và

phát triển những giá trị từ trong Nho giáo tiên Tần là đề cao giá trị đạo đức và cái thiện.Để thực hành đạo Hiếu, Bộ luật đã quy định cách đối xử của con cái đối với cha mẹ và cách cha mẹ đối xử với con cái. Đạo Hiếu chuộng gốc nhớ nguồn, đề cao quan hệ huyết thống nên nó đòi hỏi đề cao quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, dòng họ. Người họ hàng trong gia đình thì phải cưu mang đùm bọc lẫn nhau, biết giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình dòng họ. Họ hàng, làng xã được tổ chức theo tinh thần Hiếu đạo sẽ tạo dựng được những cộng đồng ổn định, hòa mục nhờ vào lòng kính trên nhường dưới. Ở quy mô rộng, xây dựng gia đình êm ấm không chỉ là để cho bản thân và các thành viên khác có hạnh phúc mà còn là việc quan trọng để xây dựng xã hội thái bình thịnh trị. Hơn nữa, Quốc triều hình luật còn một

điểm tiến bộ khá căn bản khác là việc cải thiện địa vị của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Vai trò của người phụ nữ đã được đề cao hơn nhiều so với các Bộ luật trước đó cũng như so với quan niệm của các nhà Nho tiên Tần. Người vợ có quyền quản lý tài sản của gia đình (khi chồng chết) và họ có quyền thừa kế như nam giới. Ngoài ra, các hình phạt cho phạm nhân nữ bao giờ cũng thấp hơn so với phạm nhân nam.

Thời Lê sơ, giáo dục đạo Hiếu cho dân không đơn thuần chỉ là phát huy vai trò của gia đình, đảm bảo cuộc sống, các mối quan hệ trong gia đình và xã hội. Đâycòn là sự kết hợp giữa đạo Hiếu trong Nho giáo tiên Tần với những giá trị văn hóa dân tộc như: truyền thống nhân văn, nhân ái, yêu nước, tình thần dân tộc,.v.v. Giáo dục đạo Hiếu được xem như giáo dục chính trong đạo đức người Việt. Hiếu là gốc của con người cho nên đã có đức Hiếu và Đễ thì tất yếu các đức khác sẽ hình thành. Trong Quốc triều hình luật cũng nhấn mạnh đạo Hiếu trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái

nhưng không quá khắt khe, nó mang tính nhân bản, nghiêng về việc giáo dục thái độ biết ơn, dẫn đến tình cảm kính yêu và phụng dưỡng cha mẹ. Quan niệm Hiếu ở đây có phần cởi mở hơn, không bắt buộc phải ngu Hiếu, chỉ biết và làm theo một cách mù quáng. Sự cởi mở đó phần nào đã khuyến khích khả năng của con cái đến mức cho phép họ có thể giỏi giang hơn cha mẹ, tổ tiên vì con hơn cha là nhà có phúc.

Ba là, nghiên cứu quan niệm Hiếu trong Quốc triều hình luật cho thấy

có nhiều giá trị về lập pháp còn phù hợp để xây dựng luật pháp ở nước ta hiện nay. Những giá trị đó rất cần được phát hiện và sàng lọc lại để cải tạo và vận dụng vào việc xây dựng luật pháp hiện nay để đảm bảo cho các thành viên trong gia đình đều hòa thuận, quan hệ giữa vợ và chồng bình đẳng, dân chủ, vợ chồng yêu thương, tôn trọng lẫn nhau; con cháu Hiếu kính, Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. Ngược lại, ông bà, cha mẹ yêu thương, có trách nhiệm với con cháu, gia đình có kỉ cương nền nếp, tôn ti trật tự.

Bốn là, nghiên cứu quan niệm Hiếu trong Quốc triều hình luậtcó

nhiều giá trị đạo đức mà ngày nay chúng ta cần học tập. Ngày nay, mỗi người làm cán bộ phải ý thức rõ mình là công bộc của dân, mọi việc đều lấy quyền lợi của nhân dân làm trọng. Câu nói: chở thuyền cũng là dân mà lật thuyền cũng là dân của Nho giáo, với ý nghĩa ông vua được lòng dân thì có xã tắc mà mất lòng dân cũng không còn xã tắc. Nhân dân trong xã hội ngày nay là chủ của đất nước, mọi cái đều của dân, mọi việc đều vì dân, vì nhà nước Việt Nam là của dân, do dân và vì dân, tất cả quyền lực đều ở nơi dân. Tuy nhiên, không nên hiểu Hiếu với dân một cách sơ cứng mà cái căn bản là bao giờ cũng tôn trọng quyền dân chủ của dân, phấn đấu vì dân. Muốn trị quốc tốt trước hết phải chỉnh đốn tốt gia đình, gia tộc mình. Bởi vì, người trong gia đình, gia tộc mình giáo dục không được thì không thể giáo dục được người khác. Đối với các nhà lãnh đạo nên hành xử các công việc ở địa vị một người làm cha, làm con, làm anh, làm em để trở thành tấm gương cho người dân học tập. Như vậy, muốn trị quốc tốt trước hết là ở chỗ chỉnh đốn tốt gia đình, dòng họ mình.

Hiếu là dân phải đặt lợi ích dân tộc lên trên hết. Mặc dù coi gia đình là tế bào, nền tảng của xã hội nhưng chúng ta kiên quyết chống lại thái độ đặt lợi ích gia đình, cá nhân lên trên lợi ích quốc gia. Trong lịch sử Việt Nam, có những người đã biết hi sinh lợi ích của gia đình, dòng tộc để phấn đấu và hy sinh cho sự tồn vong của dân tộc. Theo gương các vị tiền bối đó, mỗi người tuy không coi nhẹ gia đình mình nhưng cũng cần suy nghĩ đến lợi ích của xã hội và sẵn sàng hy sinh cho quốc gia, dân tộc. Trung với đảng, Hiếu với dân là trung với sự nghiệp đổi mới của đất nước, là góp sức mình vào công cuộc làm cho dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh.

Như vậy, đạo Hiếu trong Quốc triều hình luậtvẫn còn chứa đựng nhiều nội dung hợp lý trong việc giáo dục phận làm con, phận làm dân, bề tôi. Thực hiện tốt đạo Hiếu sẽ làm cho đời sống gia đình trở nên thuận hòa và yên ấm, làm cho mối quan hệ giữa người trên và người dưới trở thành mối quan hệ hai chiều, tác động qua lại lẫn nhau. Cha mẹ có trách nhiệm chăm sóc, dạy bảo

con cái còn con cái thì phải phụng dưỡng, kính trọng và yêu quý cha mẹ. Dân luôn tôn kính vua còn vua luôn quan tâm đến cuộc sống của người dân.Giáo dục đạo Hiếu trong Quốc triều hình luật còn nhiều giá trị ý nghĩa về mặt lập pháp cũng như đạo đức để ngày nay chúng ta có thể nghiên cứu và vận dụng vào xã hội.

2.3.1. Hạn chế lịch sử của quan niệm Hiếu trong Quốc triều hình luật

Thứ nhất, quan niệm Hiếu trong Quốc triều hình luậtvẫn chưa khắc phục

được hạn chế so với quan niệmHiếu trong Nho giáo tiên Tần như chứa đựng nhiều nội dung duy tâm, lạc hậu không còn phù hợp với xã hội hiện đại. Nó biến bài học xa xưa, cũ kĩ thành tiêu chuẩn của chân lí, thành thước đo mọi giá trị. Chính điều đó là một trong những nguyên nhân đẻ ra căn bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa, đề cao người già, coi thường tuổi trẻ, đề cao quyền uy của cha mẹ, không xem trọng ý kiến của con cái. Việc kính trọng người già là đạo lí tự nhiên, cần trân trọng và giáo dục tinh thần tôn kính ông bà, cha mẹ trong toàn xã hội và coi đó như một chuẩn mực đạo đức quan trọng nhưng không vì thế tuyệt đối hóa quyền uy, quyền lực của họ. Tôn trọng quá khứ là điều đáng quý nhưng không phải là phục cổ mà từ đó phải rút ra bài học lịch sử để giải đáp yêu cầu của hiện tại và tương lai.Tuy nhiên, quan niệm Hiếu đối với người Việt có từ lâu đời nên không thể vứt bỏ một cách cực đoan mà phải cải tạo, bổ sung bằng những nội dung mới có tính chất tiến bộ và phù hợp với thời đại mới.

Thứ hai. đạoHiếu trong Quốc triều hình luật có một một số điều luật

thể hiện sự hà khắc trong việc răn đe dân chúng để tuyệt đối hóa những quy chuẩn đạo đức đó. Bộ luật quá hà khắc trong việc xử lý, dễ dẫn đến tình trạng chống đối. Giả xử như, nếu người con không có Hiếu, chỉ vì sợ luật pháp nên chỉ giả tạo có Hiếu để tránh tội. Sự cưỡng chế của pháp luật dễ dẫn đến tình trạng gian dối, không chân thành trong Hiếu đạo. Để thấy rõ điều này, chúng ta có thể so sánh với quan niệm của người phương Tây. Người phương Tây đều sẽ biết ơn và tôn trọng cha mẹ đã nuôi dưỡng mình lớn lên thành người, trong nhà có việc gì cần, họ sẽ bỏ tiền, bỏ sức để giúp đỡ, nhưng không phải

mọi chuyện đều sẽ thuận theo cha mẹ, cũng sẽ không có chi phí Hiếu hàng tháng như vậy. Họ nhận thức rằng, chính mình phải làm chủ cuộc đời, con người vốn hoàn toàn không phải vì cha mẹ mà sống. Vì, thước đo Hiếu của xã hội phương Đông và phương Tây còn tùy thuộc vào phong tục tập quán của từng châu lục nên cách hiểu về Hiếu trong quan niệm của người phương Tây sẽ có những điểm khác so với người phương Đông.

Thứ ba, Quốc triều hình luật đã tuyệt đối hóa quyền uy của vua đối

với dân và cha mẹ đối với con cái. Điều này dẫn đến việc: trong gia đình người cha sẽ làm chủ gia đình, tất cả mọi việc sẽ do họ quản lý, tất cả phải phục tùng. Con cái của họ vô tình đã trở thành những con rối để họ muốn sai bảo hoặc bắt phải phục tùng theo những quy định mà người làm con không muốn. Như vậy, con cái sẽ không có tự do cá nhân để quyết định cuộc đời của mình, luôn bị ảnh hưởng bởi sự áp đặt của cha mẹ. Trong quan hệ giữa vua và bề tôi, thì tạo cảm giác lo sợ cho kẻ dưới. Dân và bề tôi luôn trong cảm giác bất an, lo sợ khi phải tiếp kiến vua, vì họ luôn trong tình trạng phải nghiêm túc, nếu vô tình có những ngôn từ mạo phạm sẽ phải chịu tội. Như thế, bề tôi không còn đủ tâm trí để đưa ra các ý tưởng kiến tạo đất nước, vì khi đưa ra những ý tưởng mới sẽ động chạm đến những quan điểm bảo thủ từ trước, vua sẽ không chấp thuận.

Để xây dựng gia đình dưới chủ nghĩa xã hội cần duy trì phát huy những nét đẹp tinh hoa của gia đình truyền thống nhưng không phải phục cổ mà phải tìm ra những quan điểm lạc hậu trong Bộ luật để khắc phục. Mặt khác, chúng ta mạnh dạn lựa chọn những giải pháp cứng rắn, xử lí đúng đắn yếu tố mới nảy sinh, biết tiếp thu những tiến bộ của thời đại: dân chủ hóa các mối quan hệ trong gia đình, tôn trọng các ý kiến của thành viên, hiện đại hóa những nhu cầu vật chất và tinh thần của gia đình sao cho phù hợp với truyền thống Hiếu thảo của dân tộc và trong xã hội ngày nay.

Tóm lại, quan niệm Hiếu của Nho giáo tiên Tần được biểu hiện trong Quốc

vệ bộ máy chính quyền, khôi phục lại đất nước sau chiến tranh, ổn định trật tự xã hội thì còn có một số hạn chế lịch sử khó tránh khỏi. Đặc biệt là sự hà khắc trong các điều luật, điều này một phần đã làm giảm mặt tích cực trong quan niệm Hiếu.Việc khai thác những yếu tố hợp lí và khắc phục những yếu tố phù hợp trong quan niệm của Nho giáo tiên Tần về Hiếu, vận dụng vào trong Quốc triều

hình luật nói riêng và pháp luật Việt Nam nói chung và vì sự nghiệp đổi mới hiện

nay ở nước ta là việc làm thiết thực, mang ý nghĩa to lớn nhưng điều quan trọng là cần phải có những giải pháp hữu hiệu cả về mặt nhận thức cũng như về mặt tổ chức thực hiện nhằm thực hiện triệt để và cải tạo các phong tục tập quán lạc hậu phát huy những mặt tích cực của quan niệm Hiếu trong xã hội ngày nay.

Kết luận chƣơng 2

Thời Lê sơ có sự chuyển biến mạnh mẽ trên các bình diện như kinh tế, chính trị, xã hội. Trong bối cảnh đó, chế độ phong kiến đòi hỏi phải có một Bộ luật tương đối hoàn chỉnh để quản lý và điều hành xã hội. Các nhà làm luật nhà Lê sơ đã soạn thảo bộ Quốc triều hình luậtdựa trên nền tảng của tư tưởng Nho giáo, đặc biệt làBộ luật có sựkế thừa và chịu ảnh hưởng từ quan niệm Hiếu trong Nho giáo tiên Tần. Quan niệm Hiếu trong Nho giáo tiên Tần biểu hiện trong Bộ luật ở hai nội dung chủ yếu là: trách nhiệm của con cháu với ông bà, cha mẹ và trách nhiệm của dân, bề tôi với vua. Sự vận dụng của đạo Hiếutrong

Quốc triều hình luật đã góp phầnvào việc xây dựng và phát triển bộ máy nhà

nước thời Lê sơ nên một tầm cao mới trong tiến trình lịch sửphát triển của chế độ phong kiến Việt Nam.

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu Quan niệm Hiếu trong Nho giáo tiên Tần và những biểu

hiện của nó trong Quốc triều hình luật, tác giả có thể rút ra những kết luận sau: Thứ nhất, Nho giáo là một học thuyết chính trị xã hội, xuất hiện vào khoảng thế kỷ thứ VI trước công nguyên, dưới thời Xuân Thu, người sáng lập là Khổng Tử (551 - 479 trước công nguyên). Nó đã đáp ứng được yêu cầu của trật tự xã hội và các tập đoàn phong kiến thống trị, nên đã trở thành hệ tư tưởng chính thống của nhiều triều đại Trung Quốc cũng như nhiều nước phương Đông trong hàng nghìn năm lịch sử. Quan niệm Hiếu trong Nho giáo tiên Tầnđến nay vẫn giữ nguyên những giá trị bất hủ của nó. Nội dung cơ bản của quan niệm Hiếu trong Nho giáo tiên Tần thể hiện qua hai nội dung chính là: thái độ, ứng xử của con cái với cha mẹ và sự báo đáp của dân bề tôi với vua. Quan niệm Hiếu như là nền tảng, cũng là điểm xuất phát để hình thành nên một người có đạo đức. Người con có Hiếu với cha mẹ, người đó sẽ có Nhân, có thể tu thân - tề gia - trị quốc - bình thiên hạ. Mục đích cuối cùng của quan niệm niệm Hiếu mà Nho giáo tiên Tần hướng đến là củng cố bộ máy chính quyền, đưa đất nước từ loạn trở về trị, vua ra vua, tôi ra tôi, cha ra cha, con ra con. Với tinh thần ấy, đức Hiếu trong Nho giáo tiên Tần giữ một vị trí và vai trò quan trọng trong xã hội và đã có tầm ảnh hưởng lớn đến nhiều lĩnh vực và phong tục tập quán trong nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam.

Thứ hai, quan niệm Hiếu trong Nho giáo tiên Tần chuộng gốc, nhớ nguồn nên rất coi trọng vấn đề gia đình và giáo dục trong gia đình nhằm xây dựng một xã hội lý tưởng “Đại đồng”. Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi thân yêu nuôi dưỡng cả đời người, là môi trường quan trọng hình thành nếp sống và giáo dục nhân cách. Quan niệm Hiếu của Nho giáo tiên Tần có những yếu tố hợp lý như đã nêu được vai trò tích cực của đạo Hiếu, trong gia đình nhằm góp phần ổn định xã hội. Đây cũng là một đặc điểm, đặc thù của triết lý phương Đông so với các học thuyết phương Tây.

Tuy nhiên ra đời trong bối cảnh lịch sử thời Xuân Thu - Chiến Quốc, Nho giáo tiên Tần không tránh khỏi những hạn chế nhất định, đó là đề cao thái quá vấn đề đạo đức, là tiêu chí hàng đầu để xem xét con người mà không quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan niệm của nho giáo tiên tần về hiếu và những biểu hiện của nó trong quốc triều hình luật (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)