.Trách nhiệm củacon cháu với ông bà, chamẹ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan niệm của nho giáo tiên tần về hiếu và những biểu hiện của nó trong quốc triều hình luật (Trang 59 - 66)

Hiếu trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con cáicó ý nghĩa đạo đức nền tảng, là cái gốc của mọi vấn đề đạo đức, chính trị. Xã hội phong kiến Việt Nam luôn lấy Hiếu làm chuẩn mực xã hội, làm tiêu chuẩn rèn luyện và đánh giá nhân cách con người, lấy Hiếu để ràng buộc sự tuân thủ đạo đức trong mối quan hệ giữa người với người. Hiếu vốn là một nội dung quan trọng của đạo đức gia đình truyền thống Việt Nam, đó là “Nết đầu trong trăm nết”, đạo Hiếu hình thành lâu đời trong những phong tục của người Việt như: thờ cúng tổ tiên, kính trọng người già, tôn trọng cha mẹ, nhưng khi Nho giáo xâm nhập đã thể chế hóa thành những luân lý, đạo đức của xã hội. Tiếp thu

quan niệm về Hiếu của Nho giáo, cụ thể là Nho giáo tiên Tần, các nhà làm luật triều Lê sơ đã biên soạn những quy định và hình phạt chặt chẽ nhằm bảo vệ lễ giáo phong kiến và bộ máy chính quyền. Để giáo lý của đạo Nho được mọi người tuân theo một cách triệt để, các nhà làm luật đã dùng đến những hình phạt để trừng trị những hành vi trái với đạo lý trong Nho giáo tiên Tần.Quan niệm Hiếu của Nho giáo tiên Tần về thái độ, ứng xử của con cái với cha mẹ biểu hiện trong Quốc triều hình luậtquamột số khía cạnh chủ yếu sau:

Thứ nhất, Quốc triều hình luậtquy định con cháu phảitôn kính và quan tâm đến ông bà, cha mẹ. Theo các nhà Nho tiên Tần, tôn kính cha mẹ là bổn phận đầu tiên mà người làm con phải thực hiện và phải xuất phát từ tâm Hiếu. Tầm quan trọng của nội dung này được biểu hiện rõ ràng ngay ở mục thứ 7, điều 2 của chương Danh lệ: “Bất Hiếu là tố cáo, rủa mắng ông bà, cha mẹ, trái lời cha mẹ dạy bảo; nuôi nấng thiếu thốn, có tang cha mẹ mà lấy vợ lấy chồng, vui chơi ăn mặc như thường; nghe thấy tang ông bà cha mẹ mà giấu, không cử ai; nói dối là ông bà cha mẹ chết”.Ngoài ra, trong Bộ luật này cũng quy định con cháu không được lăng mạ, chửi mắng ông bà, cha mẹ, nếu vi phạm cũng bị xử phạt: “Lăng mạ ông bà, cha mẹ thì xử tội lưu châu ngoài, đánh thì xử lưu châu xa, đánh bị thương thì xử thắt cổ; vì lầm lỡ mà làm chết thì xử tội lưu châu ngoài; bị thương thì xử tội đồ làm chủng điền binh” (điều 475). Đạo Hiếu của con cháu đối với ông bà cha mẹ phải thể hiện được lễ nghi. Ví như việc Hiếu thảo với cha mẹ, việc hoà thuận anh em, việc thuỷ chung giữa chồng vợ, việc tín nghĩa giữa bạn bè. Hiếu thể hiện qua việc làm kính trọng đối với người trên, lễ nghi phải chuẩn mực, đó là kỉ cương phép nước, là trật tự xã hội quy định hành vi của mỗi con người. Nhờ có Hiếu mà mỗi người có cơ sở bền vững để tiết chế nhân tình, thực hiện nhân nghĩa ở đời. Nhờ có Hiếu, con người có thể tự mình nuôi dưỡng tính tình thành tập quán, thói quen đạo đức truyền thống.

Ngoài ra, con cháu phải luôn quan tâm và lo lắng cho ông bà, cha mẹ. Đây là một trong những yêu cầu của Nho giáo tiên Tần nhắc nhở người con

luôn phải chú ý. Sự quan tâm đến ông bà, cha mẹ thể hiện bằng việc con cháu không nên vui chơi hoặc làm gì thái quá khi ông bà, cha mẹ đang gặp nguy hiểm. Điều 131 quy định: “Ông bà cha mẹ và chồng bị xử tội tử hình khi còn đang giam, nếu con cháu hay vợ lại đàn hát thì xử biếm hai tư”. Hơn nữa, khi ông bà, cha mẹ bị giết hoặc gặp nguy hiểm, phận làm con phải có trách nhiệm đòi lại công bằng cho họ. Nếu không đòi được công bằng cho ông bà, cha mẹ thì cũng không được hòa giải riêng để kiếm lợi. “Nếu ông bà, cha mẹ và chồng bị người ta giết, mà mình hòa giải riêng với kẻ giết mà im đi, thì phải chịu tội lưu đi châu ngoài, hàng cơ thân bị giết mà hòa giải riêng thì phải tội đồ làm tượng phường binh, từ hàng đại công trở xuống, thì tội giảm dần một bậc, lấy tiền mà hòa giải riêng thì tội thêm một bậc. Dù không hòa riêng mà biết người giết người thân của mình từ hàng cơ thân trở lên, quá 30 ngày mà không báo, thì xử tội nhẹ hơn tội hòa giải riêng hai bậc” (điều 419).Cha mẹbị giết mà con cái đòi lại được công bằng, rửa oan tội lỗicũng là cách con cháu thể hiện đạo Hiếu của mình để giữ danh dự cho ông bà, cha mẹ.

Thứ hai, Bộ luật nhà Lê sơ chú trọng đến bổn phận của con cháu phải chịu tang ông bà, cha mẹ.Nho giáo tiên Tần rất coi trọng việc lo tang lễ và chịu tang cho ông bà, cha mẹ.Nếu việc chịu tang, lo tang lễ cho ông bà, cha mẹ không tốt sẽ chưa phải là người con có Hiếu.Ngay ở phần mở đầu của Bộ luật cũng đã thấy dấu ấn rất sâu sắc của đạo Hiếu trong Nho giáo, đó là sơ đồ chín bậc để tang và ngũ phục (Trảm thôi, tư thôi, đại công, tiểu công, ty ma), nhiều nhất là để tang ba năm, ít nhất là để tang ba tháng. Sơ đồ này tuy tiếp thu từ luật nhà Đường, nhưng cũng đã thể hiện được quan điểm của Nho giáo tiên Tần nói riêng về việc con cháu phải chịu tang ông bà, cha mẹ. Khi Khổng Tử còn tại thế, ông cũng khuyên người con nên để tang cha trong ba năm, trong thời gian đó không được làm gì thái quá và phải giữ được cái chí hướng của cha. Tuy nhiên, sơ đồ để tang chín bậc này chi tiết hơn đối với quan niệm của các nhà Nho tiên Tần về việc để tang ông bà, cha mẹ. Sơ đồ này quy định cụ thể, việc để tang một người có thể liên quan rất xa từ tổ tiên cho đến chắt chít, từ anh em ruột thịt đến chú bác họ xa. Tùy vào mức thân

thiết và thứ bậc, vai vế trong gia tộc mà thời gian để tang lâu hay nhanh, quần áo để tang được may bằng vải xô hay vải thường. Sự xuất hiện của sơ đồ này đến thời Lê sơmới có hiệu lực.

Quốc triều hình luậtthể hiệntinh thần trọng tang tế của Nho giáo tiên Tần, có lẽ nằm trong ý đồ của các vua Lê nhằm thiết lập một đời sống gia tộc, phong tục tập quán cho các dòng họ Việt Nam giống Trung Hoa về hình thức, hoặc là lấy đó làm chỗ dựa để Nho giáo có thể bám chặt, thấm dần vào đời

sống văn hóa của người dân. Quốc triều hình luật dựa trên tinh thần của Nho

giáo nói chung nhưng có nhiều điều luật trong đó có biểu hiện của đạo Hiếu

trong quan niệm của Nho giáo tiên Tần.Quốc triều hình luật quy định rõ: “Có

tang ông bà cha mẹ và chồng, mà giấu không khóc thì phải tội đồ làm khao binh, trong khi có tang mà bỏ đồ tang mặc đồ thường và vui chơi đàn hát thì xử tội biếm hai tư. Gặp đàn hát mà nghe hay là dự những tiệc vui mừng đều xử phạt 80 trượng” (điều 130). Cũng xử tội đồ làm khao đinh nếu cha mẹ chết mà nói dối là còn tang người khác, không để đại tang thì xử tội đồ làm khao binh. “Nói dối là ông bà cha mẹ hay chồng chết để xin tiền, vay tiền, hay có ý để tránh việc gì, thì phải biếm ba tư. Nói dối là bác chú thím cô anh em chị em chết, thì phải biếm một tư” (điều 543).Ngoài ra, trong gia đình có người thân qua đời, con cháu không được làm gì thái quá: “Người nào đang có tang cha mẹ hoặc tang chồng mà lại lấy chồng hoặc cưới vợ thì xử tội đồ, người khác biết mà vẫn cứ kết hôn thì xử biếm ba tư và đôi vợ chồng mới cưới phải chia lìa” (điều 317), xử tội nặng hơn nếu: “Đương có tang cha mẹ hay tang chồng mà gian dâm cũng xử tội chém” (điều 408).Đạo làm con phải Hiếu kính với cha mẹ, khi cha mẹ già phải sớm khuya phụng dưỡng, không được thiếu thốn, cũng không được bắt buộc cha mẹ làm việc khó nhọc mới cấp cho ăn uống. Việc tế tự và tang gia thì phải căn cứ vào lễ cúng, như thế mới hết đạo làm con. Hơn nữa, phận làm con phải có ý thức về việc giữ hương hỏa của tổ tiên. Đây cũng là cách để con cháu nối chí hướng của ông bà, cha mẹ.Các

điều luật về hương hỏa trong Quốc triều hình luật tuy là những điều luật

Đường, nhà Minh, nhưng cũng thể hiện được tinh thần của Nho giáo, trong đó có Nho giáo tiên Tần về việc thế hệ sau phải có trách nhiệm nối nghiệp gia tộc.Lòng Hiếu thảo của con cháu với ông bà, cha mẹ thể hiện bằng những hành động thiết thực nhất, đó là nghe lời dạy bảo, di ngôn, phải giữ đất hương hỏa tổ tiên và có trách nhiệm giao đất hương hỏa cho các thế hệ sau theo di chúc của ông bà, cha mẹ, không làm cho ông bà, cha mẹ phải

phiền lòng. Những điều quy định trong Quốc triều hình luật chẳng những có

ý nghĩa về mặt văn hóa, đạo đức mà còn có tác dụng giáo dục, răn đe con người rất lớn. Điều 400 quy định: “Ruộng đất hương hỏa, dù con cháu nghèo khó, cũng không được đem bán làm trái luật, có người tố cáo phải ghép vào tội bất Hiếu”. Con trai trưởng phải sinh con trai để nối dõi tông đường và giữ hương hỏa tổ tiên mới thể hiện được Hiếu đạo của phận làm con.Nếu con trai trưởng không có con trai thì phải có trách nhiệm giao đất cho cháu trai, không được tham lam chiếm đất hương hỏa để bán vào việc riêng. Điều 398 quy định: “Tằng tổ sinh được hai con trai, ruộng đất hương hỏa giao cho người con trưởng coi giữ; người con trưởng lại giao cho cháu trai trưởng coi giữ”;“Ruộng đất hương hỏa của cao tổ đã trải qua 5 đời, con cháu không phải để tang, không thờ cúng thì những người trong họ không được đem ruộng đất hương hỏa trước kia chia nhau, để tránh sự tranh giành” (điều 399). Tuy quan niệm Hiếu trong Nho giáo tiên Tần đã được pháp luật hóa nhưng vua Lê vẫn thận trọng không chấp nhận những gì có thể tạo ra thế lực. Việc kế thừa đất hương hỏa được biên soạn thành luật để làm yếu đi uy quyền của người gia trưởng. Trên thực tế, sự cố kết giữa các thành viên trong gia đình tan rã ngay sau khi cha mẹ qua đời và tài sản đã được phân chia. Điều này cho phép cản trở việc hình thành những thế lực gia đình có khả năng gây ảnh hưởng đến chính quyền tập trung.

Thứ ba,Quốc triều hình luật còn quy định con cháu có thể che giấu tội lỗi và chịu tội thay ông bà, cha mẹ, trừ việc mưu phản vua. Trong Bộ luật này, biểu hiện hiện khá rõ nét về việc con cháu có thể chịu tội thay ông bà, cha mẹ.Điều 38 quy định: “Con cháu thay thế cha mẹ hay ông bà chịu tội

đánh roi hoặc đánh trượng, đều được giảm một bậc. Có nghĩa là nếu báo thù hay chịu tôi thay cho ông bà, cha mẹ thì tuy tội vẫn được xử nhưng hình thức xử tội sẽ giảm nhẹ hơn”. Thêm nữa, “Người thân phải để tang đại công trở lên,

ông bà ngoại, cháu ngoại, vợ cháu nội, anh em chồng, vợ anh em, cùng giấu tội

cho nhau, đầy tớ trai gái giấu tội cho chủ nhà đều không phải tội. Nếu phạm tội mưu phản trở lên thì không theo luật này” (điều 39). Điều này đã thể hiện được đạo làm con mà các nhà Nho tiên Tần coi như hợp đạo. Lòng Hiếu thảo của người con đối với ông bà, cha mẹ sẽ được pháp luật khoan hồng, độ lượng. Pháp luật hình sự thời Lê sơ cho phép mọi người trong gia đình được che chở lẫn nhau, nghiêm cấm sự tố cáo ông bà, cha mẹ. Con cáiphải giữ được thái độ trung dung với cha mẹ, ngay cả khi cha mẹ có làm gì thái quá thì con cáivẫn phải che giấu lỗi lầm của cha mẹ, cũng không được phép tố cáo “con cháu tố cáo ông bà, cha mẹ bị xử tội lưu đi châu xa. Tố cáo ông bà ngoại, cha mẹ và ông bà về bậc tôn trưởng vào hàng cơ thân của chồng… Nếu xâm phạm đến mình mà đi kiện cáo để giãi tỏ lẽ phải của mình, thì được; nếu vu cáo thì xử theo tội đã vu mà lại tăng thêm một bậc” (điều 504). Việc cấm con cái tố cáo hay chửi mắng cha mẹ xuất phát từ chỗ vua nhà Lê sơ muốn duy trì mối hòa thuận trong gia đình và giữ gìn trật tự xã hội, cũng tức là gìn giữ cho ngôi vua.

Hơn nữa, con cháu còn phải bảo vệ ông bà cha mẹ, điều 485 quy định: “Ông bà, cha mẹ bị người ta đánh, con cháu đánh lại mà không bị què gãy, bị thương, thì không phải tội”. Đó là đạo Hiếu từ ngàn đời nay được thể chế hoá vào trong luật pháp. Trong tâm hồn của mỗi người Việt nam, mỗi người ngay từ thủa lọt lòng đã được giáo dục và ứng xử theo nguyên tắc Hiếu kính trong quan niệm của Nho giáo tiên Tần, con cái trong gia đình phải có nghĩa vụ bảo vệ cha mẹ, lỗi lầm của cha mẹ cũng là lỗi lầm của con cái. Người Việt quan niệm rằng Hiếu là nhân cách con người, là gốc của nhân luân, là một giá trị

xã hội cao quý. Đây là đặc điểm rất đặc sắc của Quốc triều hình luật, thể hiện

rõ ưu thế của đạo đức, ngay cả trong trường hợp có sự xung đột giữa phápluật và đạo Hiếu thì Hiếu vẫn được coi là cái gốc để điều chỉnh hành vi và là tòa án lương tâm trong mỗi con người.

Thứ tư,Quốc triều hình luật đưa ra những điều luật thể hiện uy quyềncha mẹ đối với con cái của họ. Điều này thể hiện tính hai chiều trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái mà các nhà Nho tiên Tần yêu cầu. Nghĩa là, ông bà, cha mẹ được phép dạy bảo và phạt con cái nếu chúng không vâng lời vớimục đíchsửa lại lối sống, cách đối nhân xử thế cho đúng đạo Hiếu mà Nho giáo tiên Tần yêu cầu. Điều 475 quy định: “…Nếu con cháu tái phạm lời dạy dỗ, mà ông bà, cha mẹ đánh chết, thì xử tội đồ làm tượng phường binh, cố ý giết thì phải tội thêm một bậc. Nếu ông bà ngoại, mẹ đích, mẹ kế, mẹ nuôi mà đánh chết con cháu, thì xử tội nặng thêm một bậc. Ngộ sát thì đều không phải tội”.Như vậy, từ việc con cái phải có trách nhiệm, bổn phận đối với cha mẹ thì cha mẹ cũng có trách nhiệm và quyền uy nhất định để dạy bảo con cái. Nếu con cái không ứng xử theo đúng lễ nghĩa, cha mẹ có quyền dạy bảo và trừng trị chúng. Trong trường hợp không thể dạy bảo, cha mẹ sẽ nhờ đến pháp luật để trừng trị tội bất Hiếu của con cái,“Con cháu trái lời dạy bảo, và không phụng dưỡng bề trên, mà bị ông bà cha mẹ trình lên quan thì xử tội đồ là khao binh” (điều 506).

Hơn nữa, khi cha mẹ về già phải có trách nhiệm lo việc làm chúc thư để nhượng phần đất hương hỏa cho con trai trưởng giữ, tránh tình trạng anh em tranh giành đất đai, “Người làm cha mẹ phải liệu tuổi già mà lập sẵn chúc thư. Người trưởng họ liệu chia nhiều ít cho phải, rồi làm giấy báo lại về phần hương hỏa thì theo lệ cũ lấy một phần hai mươi…” (điều 390). Nhà Lê sơ coi luật pháp có vai trò quan trọng trong việc quản lý xã hội và củng cố vững chắc bộ máy chính quyền. Sự nghiêm minh của luật pháp cũng ảnh hưởng đến

sự công bằng và phát triển trong xã hội. Quốc triều hình luật xây dựng luật

pháp dựa trên cơ sở kế thừa các giá trị đạo đức truyền thống và những nguyên tắc tối ưu của pháp luật trước đó để tạo nên sự công bằng, ổn định trong các mối quan hệ xã hội như: vợ - chồng, cha -con, ông - cháu. Đạo Hiếu trong Nho giáo tiên Tần là giá trị tinh thần được nhân dân ta tiếp biến và đã được mọi người thừa nhận.

Dưới thời Lê sơ, để điều chỉnh nhận thức, hành vi của con người theo một trật tự nhất định và tính cưỡng chế của pháp luật mà muốn hay

khôngmuốn các công dân cũng phải thực hiện. Pháp luật luôn quy định những điều được làm và không được làm, còn giáo dục đức Hiếu là những

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan niệm của nho giáo tiên tần về hiếu và những biểu hiện của nó trong quốc triều hình luật (Trang 59 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)