1.2 .Nội dungcơ bản củaquan niệmHiếu trong Nho giáo tiên Tần
1.2.2 .Sự báo đáp của dân,bề tôi với vua
Đạo Hiếu trong mối quan hệ giữa vua và dân thường được hiểu là Trung - Hiếu, đó là lòng kính yêu của kẻ dưới với người trên, bao gồm lòng Hiếu của dân đối với vua, của tôi thần với quân vương và của trẻ đối với già. Đây là bước sáng tạo lớn của Khổng Tử,đạo Hiếu còn là kính yêu giữa những người không cùng quan hệ huyết thống. Chữ Hiếu lớn là quan niệmHiếu được xã hội hóa, chính trị hóa, là người nào cũng trung thành, tín thật, làm mọi việc đều đối hậu, kính cẩn. Nho giáo tiên Tần quan niệm dân là con của Trời và vua là cha mẹ của muôn dân, vua thay Trời trị dân và giáo dân, do vậy, dân phải kính Trời và báoHiếuvua. Quan niệm Hiếutrong Nho giáo tiên Tần về việc dân, bề tôi báo đáp vua cần đáp ứng những yêu cầu cơ bản sau:
Thứ nhất, dân, bề tôi luôn phải tôn kính vua. Phận làm tôi, làm dân
tôn kính vua không phải một chốc, một lát, cũng không phải chỉ ở trước mặt mà phải “tận tâm” trong suốt cuộc đời. Khổng Tửnói “Đối xử với cấp trên trước tiên phải làm tốt việc, sau đó mới nói đến chuyện thù lao” [60, tr.304]. Nghĩa là nhận được trọng trách của vua thì phải dốc lòng làm cho tốt, sau mới nghĩ đến bổng lộc của bản thân. Dân học tập với mục đích để ra làm quan, giúp triều đình, nhưng nếu có tài mà chưa được giữ trọng trách lớn thì quyết không được bất mãn với vua. Ngoài ra, dân phải luôn tôn trọng những chính sách, biện pháp của vua đối với mình, luôn học tập và làm theo tấm gương, đường lối của vua để trở thành người có đạo đức. Trước hết, dân phải có ý thức tự sửa mình theo lễ khi tiếp kiến nhà vua, sách Luận ngữ chép: “Trước mặt vua thích nói nhảm nhí, thì chỉ có thể tự chuốc lấy nỗi nhục”[60, tr.146]. Khổng Tử được tôn là vạn thế sư biểu, sở dĩ vậy khi còn sống ông là một bậc thầy luôn làm gương trong cách ứng xử của mình cho mọi người nhìn vào để học tập,“Nhà vua ban tặng thuốc, Khổng Tử nhất định bày ra ngay thẳng rồi uống thử, Nhà vua tặng thịt tươi, nhất định phải nấu chín, cúng tổ tiên trước. Nhà vua tặng vật còn sống thì nhất định phải nuôi. Khi hầu nhà vua ăn uống, tế lễ mình phải tự nếm trước” [60, tr.222]. “Khi nhà vua có triệu kiến thì không đợi phải chuẩn bị xe ngựa xong mà tự
mình đi bộ trước” [60, tr.222]. Khổng Tử luôn tâm niệm rằng, trước khi dạy người khác sống có lễ nghi trong các mối quan hệxã hội, thì ngay chính bản thân ông luôn phải làm gương cho mọi người học theo. Nếu ngay cả bản thân mình còn chưa thực hiện đúng các nghi lễ trong mọi hành vi ứng xử thì không thể dạy người khác được.
Tiếp nối những chuẩn mực mà chính Khổng Tử đã cố công thực hiện, đến thời Chiến Quốc, Mạnh Tử cũng luôn coi trọng lễ nghi ứng xử trong các mối quan hệ. “Vua Tề sai người đến hỏi thăm bệnh của Mạnh tử, thầy thuốc cũng đến. Mạnh Trọng Tử nói: Hôm qua có lệnh vua, Mạnh tử không may bị ốm, không thể lên triều. Hôm nay khỏi bệnh, nên đã vội vàng lên triều rồi, không biết bây giờ đã đến chưa” [60, tr.433]. Người làm dân, làm quan luôn phải có ý thức về địa vị bản thân để biết đối nhân xử thế trong xã hội. Ngay sau khi Mạnh Tử khỏi ốm đã lên triều tiếp kiến vua, cho thấy thái độ cũng như hành vi ứng xử của bậc hiền nhân, nếu có lý do chính đáng chưa thể bái kiến vua thì không phải tội, nhưng nếu đã khỏi bệnh mà vẫn không bái kiến vua sẽ là người thiếu Lễ - Nghĩa. Ngoài ra, Cảnh Tử cũng bàn tới luân lý trong mối quan hệ giữa bề tôi với vua: “Trong nhà có cha và con, ở ngoài có vua tôi, đây là quan hệ luân lý quan trọng của thế gian. Quan hệ cha con lấy tình yêu làm chính quan hệ vua tôi lấy sự tôn kính là chính” [60, tr.433]. Qua đó thể hiện tầm quan trọng trong việc giữ thái độ cung kính với vua. Bởi vì, nếu dân và quan không giữ được thái độ cung kính với vua, đồng nghĩa với việc đất nước sẽ không giữ được phép tắc, sẽ tạo nên sựbất ổn trong xã hội.
Thêm nữa, dân tuyệt đối không được âm mưu tạo phản. Dân âm mưu tạo phản không những là bất Hiếu với vua mà còn bị khép vào tội nặng nhất. Đứng trước thực trạng xã hội rối loạn đẳng cấp danh phận, các nước chư hầu xâm chiếm thôn tính lẫn nhau, phát triển mâu thuẫn giữa giai cấp nông dân với lãnh chúa phong kiến, địa chủ phong kiến ngày càng gay gắt, quan hệ tông pháp thiên hạ ngày càng trở nên rối loạn, nhà Nho tiên Tần cố gắng tìm ra con đường và phương thức để tạo lập, duy trì xã hội lý tưởng, đưa xã hội từ
trạng thái loạn sang trạng thái trị. Trước hết, vua muốn giữ được ngôi đế vương thì phải tiêu trừ được thù trong, giặc ngoài. Nếu dân và bề tôi có mưu đồ làm phản thì vua sẽ trừng trị đúng tội. Vạn Chương nói: “Giống như việc coi chuyện âm mưu giết vua Thuấn của Tượng là việc cần phải làm, sau khi vua Thuấn lên ngôi vua đã đày người đã từng muốn giết mình” [60, tr.493]. Nếu không trừng trị tội mưu phản thì khó giữ được quyền uy của đấng đế vương. Nhà vua nhu nhược không trừng trị kẻ phản nghịch sẽ dẫn đến hậu quả sau này là không giữ được ngôi báu của hoàng tộc.
Với tư cách là một công dân trong đất nước, vua cũng phải báo Hiếu đối với các đời vua trước. Nhà vua phải là người có Hiếu, là tấm gương cho dân học tập và làm theo để duy trì, kiến tạo xã hội có đạo đức, kỉ cương. Trước hết, vua phải Hiếu kính với phụ hoàng, hoàng tộc của mình: “Cao Tông thời nhà Thương để tang, ba năm không nghị chính. Là có ý nghĩa gì ?. Khổng Tử nói: không chỉ Cao Tông, cổ nhân đều như vậy. Khi vua đã chết nội trong ba năm các quan đều nghe lời của tể tướng, mọi người tự quản lí chức vụ của mình” [60, tr.284]. Nhà vua luôn phải lưu tâm đến việc thực hiện đạo Hiếu để làm gương cho tất cả chư thần và dân chúng. Do vậy, khi đời vua trước qua đời, trước tiên, vua phải thể hiện được tấm lòng Hiếu kính và đạo đức của mình để làm gương cho dân chúng. Nếu vua không có Hiếu sẽ không xứng đáng là Thiên tử, không xứng đáng là cha mẹ của muôn dân. Một vị vua hiền đức luôn chú ý đến việc tế lễ, luôn biết ơn và tưởng nhớ đến Trời và các vị minh quân từ nhiều đời trước. Khi có người hỏi tại sao vua mất lại phải để tang đến 3 năm, Tuân Tử bảo “Vua là cha mẹ của muôn dân, đó là lời người xưa đã nói và lời nói đó vốn có lý do: Cha sinh được mà không cho bú mớm, nuôi nấng được; mẹ bú mớm nuôi nấng được nhưng không dạy bảo được, vua lại vừa nuôi nấng lại vừa khéo dạy bảo. Để tang vua 3 năm, tưởng cũng chưa bày tỏ được hết lòng biết ơn”[19, tr.17]. Như vậy, từ Khổng Tử đến Mạnh Tử và Tuân Tử, ai cũng gắn việc thực hiện đạo Hiếu với Lễ. Tuy nhiên khi lý giải căn nguyên của việc thực hành Hiếu thì ba ông lại có cách lý giải khác nhau. Điều này có thể được lý giải một phần
do quan niệm của họ về bản tính người. Khổng Tử vốn nghiêng về tính thiện nhưng chỉ nói “tính tương cận, tập tương viễn” nghĩa là tính người vốn gần nhau nhưng do tập nhiễm mà xa nhau vì thế phải giáo dục, phải dạy Lễ. Mạnh Tử cho rằng tính vốn thiện nên cần giáo dục cho con người tin vào bản tính thiện của mình, tu dưỡng để tránh ảnh hưởng xấu từ môi trường xung quanh. Tuân Tử cho rằng, tính người vốn ác, hám lợi mà sợ hãi nên phải uốn nắn, dạy dỗ cho cẩn thận, dạy Lễ là đầu tiên. Có thể nói, yêu cầu về bổn phận của dân, bề tôi kính cẩn đối với vua đến thời Tuân Tử khắt khe hơn trước nhiều. Nếu dân và bề tôi gặp được Minh Quân thì phải tận tâm phụng sự theo Lễ - Nghĩa mà ông đặt ra.
Thứ hai, bề tôi phải có trách nhiệm khuyên ngăn vua. Chính vì thế,
Hiếungoài nghĩa vụ phụng sự vua, phận bề tôi còn phải có nghĩa vụ khuyên vua lấy đạo Nhân - Nghĩa để trị dân. Chủ trương trị nước của Khổng Tử là thực hành vương đạo, tức là lấy Nhân làm nguyên tắc cơ bản để trị nước. Khổng Tử cho rằng làm vua phải giống như sao Bắc Đẩu, ở nguyên một nơi mà các sao khác vẫn chầu về. Làm bề tôi thì phải khuyên vua lấy Nhân làm trọng, theo vương đạo mà đi. Đây là quan điểm có tính tích cực của Khổng Tử. Ở vào thời điểm xã hội rối loạn, minh quân có, hôn quân có thì việc yêu cầu bề tôi phải khuyên vua theo vương đạo cho thấy các nhà Nho tiên Tần đã ý thức về trách nhiệm của một bề tôi chân chính. “Tề Tuyên Vương hỏi: Mọi người đều khuyên ta phá bỏ minh đường, phá bỏ nó hay là không ? Mạnh Tử trả lời: Minh đường là điện đường của các bậc minh quân thi hành nhân chính. Đại Vương nếu muốn thi hành nhân chính thì không nên phá bỏ nó”[60, tr.388]. Đây là những lời khuyên chân chính giúp vua giữ được Đức của mình để dân tin theo. Điện đường thờ các minh quân, nếu vua phá bỏ sẽ là bất Hiếu đối với các đời vua trước. Đất nướcđược thịnh vượng, các đời vua sau luôn phải nhớ công ơn gây dựng đất nước từ các đời vua trước.Hơn nữa, khi vua lo sợ trước thế lực của các nước xung quanh, quan đại phu nên giải thích cho vua hiểu bản chất của vấn đề. “Đằng văn công hỏi rằng: Nước Tề muốn xây dựng Tiết Thành, ta rất sợ, phải làm thế nào? Mạnh Tử trả lời
rằng: Vua xây dựng cơ nghiệp, truyền lại cho hậu thế là để con cháu có thể tiếp tục kế thừa. Còn về việc có thành công hay không, thì do trời quyết định. Ngài đối phó với nước Tề như thế nào ư? Chỉ cần nỗ lực cố gắng thi hành thiện chính mà thôi” [60, tr.400]. Về việc phò trợ, khuyên can vua trong việc chính trị, khi Tề Tuyên Vương hỏi việc thôn tính nước Yến, Mạnh Tử khuyên vua: “Sau khi thôn tính, mà dân chúng nước Yên vui mừng thì thôn tính. Cổ đại có người làm như vậy, đó chính là Vũ Vương. Sau khi thôn tính mà dân chúng nước Yến không vui mừng thì không thôn tính. Cổ đại đã có người làm như vậy, đó chính là Văn Vương”[60, tr.395]. Phận là dân, bề tôi phải có trách nhiệm khuyên can vua những điều trọng yếu của đất nước. Đến thời Xuân Thu - Chiến Quốc, ý nghĩa của đạo Hiếu thường được đem gắn liền với ý nghĩa luân lý, đạo đức trong các quan hệ xã hội, các phạm trù đạo đức thường bị chính trị hoá (như quan hệ vua - tôi).
Phận làm tôi nên khuyên can, giải thích cho vua hiểu mọi điều một cách tỉ mỉ, cẩn thận hơn để vua có thể thay đổi cách nghĩ, cách làm của mình. Khi Tuyên Vương nói ngài có tật là thích tiền bạc và hiếu sắc. Mạnh Tử đã khuyên “Nếu như đại vương thích tiền bạc, có thể chia sẻ cùng dân chúng thì việc thi hành Nhân chính còn có khó khăn nữa không? Nếu như đại vương hiếu sắc thì cũng nên để cho muôn dân có đôi lứa, như vậy thì thi hành Nhân chính còn khó khăn nữa không?” [60, tr.389]. Bề tôi biết can ngăn vua đúng lúc là chữ Hiếu đã được chính trị hóa. Nhưng trong khi khuyên can vua, bề tôi không được vì bất cứ lí do gì mà cho rằng vua không đủ sức thực hiện Nhân chính. Mạnh Tử viết: “Người nào biết dùng Nhân chính để nhắc nhở vua được gọi là nết cung, Người nào giãi bày với vua điều hay lẽ thiệt, biết can gián việc làm tà khuất của vua, được gọi là có đức kính. Kẻ nào nói vua mình không có sức thực hiện Nhân chính, được gọi là kẻ làm hại vua vậy” [19, tr.15].Tuy nhiên, trong quan niệm của các nhà Nho tiên Tần nói chungthì việc bề tôi can ngăn vua còn nặng tính hình thức, thiên về cải lương mà không dứt khoát, rõ ràng. Nghĩa là khuyên can nhẹ nhàng, lựa lúc lựa chiều, khuyên mà không được thì bề tôn vẫn phải kính
cẩn và giữ thái độ trung dung. Mạnh tử viết: “Ta từng nghe có một câu chuyện thế này: có một vị quan, có trách nhiệm đưa lời can gián, nếu không có cách nào để đưa lời can gián thì phải từ chức” [60, tr.438].Dân không nên chỉ trích những điều lỗi lầm của các quan lại và chớ nói ra sự khiếm khuyết trong việc chính trị. Bởi vì duy chỉ có quan đại thần mới có thể khuyên can những điều sai của vua.
Thứ ba, dân, bề tôiphải có trách nhiệm bảo vệ vua, người cai trị và chế
độ chính trị (mà nhà vua là người đứng đầu chế độ ấy). Dân chính là lực lượng để giữ gìn và bảo vệ ngai vàng của vua khi có giặc xâm lược. Binh lính từ dân mà có, dân có trình độ văn võ thì lực lượng bảo vệ tổ quốc càng mạnh, tạo nên cái thế vững chắc cho vua và cho vận mệnh của chế độ thống trị. Do nhận rõ vai trò, sức mạnh của dân đối với nước, đối với nền chính trị, các nhà Nho tiên Tần đều cho rằng,dân phải có trách nhiệm đối với tổ quốc của mình. Sự tồn vong của một triều đại, sự thịnh suy của một chế độ phụ thuộc vào việc dân có ý thức, trách nhiệm bảo vệ vua và đất nước hay không. Theo đó, nếu dân có ý thức, trách nhiệm thì vua, triều đại, chế độ sẽ đứng vững và phát triển. Còn ngược lại, nếu dân không bảo vệ vua, bỏ đi nơi khác hoặc nổi loạn thì triều đại tất sẽ đổ nát, sự nghiệp chính trị của vua sẽ sụp đổ. Khổng Tử nói thêm, dân mà không tin thì nước không đứng vững được. Phát triển và làm rõ quan điểm này của Khổng Tử, trong sách Mạnh tử, thầy Mạnh Tử đã nêu lên một tư tưởng rất tiến bộ so với thời đại của ông: “Vua Kiệt, vua Trụ mất thiên hạ là do mất dân chúng; mất dân chúng là do mất lòng tin của dân chúng. Muốn có được thiên hạ thì phải có được lòng tin của nhân dân; muốn có được lòng dân thì phải cho thứ mà họ cần; không cho thứ họ ghét” [60, tr.465].Mạnh Tử luôn đề cao vai trò và sức mạnh của nhân dân, vì theo ông, vua muốn địa vị của mình thêm mạnh, muốn ngai vàng của mình bền vững thì phải biết dựa vào dân. Bởi vì, dân không chỉ do Trời sinh ra mà điều cơ bản, họ là bộ phận to lớn trong xã hội. Một mặt, dân là đối
tượng của sự cai trị,mặt khác, dân là gốc của nước. “Một nước có trăm binh vạn mã tấn công một nước trăm binh vạn mã, mười lăm ngày đã đánh thắng,
nếu không dựa vào sức lực của con người thì không làm được” [60, tr.394]. Dân phải nhận thức được sứ mệnh và trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ vua và đất nước. Dân có thể không tin vua nhưng tuyệt đối không được bán nước, vì bảo vệ dân tộc là trách nhiệm đầu tiên của mỗi công dân.
Cũng như Khổng Tử và Mạnh Tử, Tuân Tử luôn coi dân là lực lượng chủ yếu để bảo vệ vua và đất nước. Tuân Tử khẳng định: “Vua là thuyền, dân là nước, nước có thể chở thuyền, nước có thể lật thuyền” [31, tr.121]. Câu nói này của Tuân Tử đã trở thành câu nói bất hủ được người đời lưu truyền đến thế hệ sau. Mặc dù đề cao vai trò của nhà vua, người cầm quyền và người quân tử, nhưng Tuân Tử vẫn chú trọng đến vai trò của dân trong việc ổn định xã hội. Khi ông ví hình ảnh của vua và dân như hình ảnh “thuyền” và “nước” là ông muốn nói đến mối quan hệ chặt chẽ, không thể tách rời, không thể thiếu giữa vua và dân. Ở đây, mối quan hệ giữa thuyền - nước và vua - dân thể hiện mối quan hệ biện chứng: “thuyền” chỉ được hiểu