Hạn chế lịch sử củaquan niệmHiếu trong Nho giáo tiên Tần

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan niệm của nho giáo tiên tần về hiếu và những biểu hiện của nó trong quốc triều hình luật (Trang 45)

1.3 .Một số giá trị, hạn chế củaquan niệmHiếu trong Nho giáo tiên Tần

1.3.2. Hạn chế lịch sử củaquan niệmHiếu trong Nho giáo tiên Tần

Thứ nhất, quan niệm Hiếu trong Nho giáo tiên Tầnđã thể hiện nhiều

yếu tố duy tâm, lạc hậu như đề cao uy quyền của cha mẹ và nhấn mạnh tới nghĩa vụ của con cái đối với cha mẹ. Quan niệm như vậy dễ khiến con người bị cột chặt vào sợi dây gia đình, khó thoát ra được. Người làm conthường phải ở nhà để phụng dưỡng cha mẹ; phải làm mọi điều vì cha mẹ, vì gia đình; khi cha mẹ sống phải lấy Lễ mà thờ; khi cha mẹ mất phải lấy Lễ mà lo tang lễ; không thay đổi chí hướng của cha. Theo đạo Nho thì việc nên vợ, thành chồng của con cái là do cha mẹ toàn quyền định đoạt. Trong xã hội phong kiến, vẫn có nhiều trườnghợp cha mẹ cấm đoán hoặc ép duyêncon cái; không cho chúng được tự do yêu đương, tự do tìm hiểu, chọn vợ,chọn chồng và từ đó dẫn tới nhiều cảnh thương tâm, đau lòng.Quá đề cao một chiều chữ Hiếu của con cái đối với cha mẹ còn dẫn đến tình trạng cha mẹ chỉ biết đòi hỏi, trách móccon cái, mà bản thân mình lại không trởthành tấm gương cho con cái noi theo.Họ đòi hỏi con cái phải có Hiếu với chamẹ trong khi cha mẹ không quan tâm, chăm sóc, giáo dục con cái.Việc tuyệt đối hóa uy quyền của chamẹ với con cái đã làm cho tình cảm và mối quan hệ gắn bó giữa cha mẹ với concái bị xem nhẹ. Tình cảm cha con khôngcònđậm đà, sâu sắc; sự kính trọng của con cái đối với cha mẹ cũng bị giảm sút.

Thứ hai, đạo Hiếu trong Nho giáo tiên Tần có hạn chế khi cho rằng

con cái phải che giấu những tội lỗi của cha mẹ mình. Điều này đã gây cản trở trong việc xây dựng ý thức pháp luật trong nhân dân. Hơn nữa, nhiều người chỉ coi trọng việc tiễn đưa cha mẹ lúc cha mẹ mất hơn cả việc phụng dưỡng lúc cha mẹ còn sống đã đưa đến hậu quả khá phổ biến hiện

nay là, lúc cha mẹ còn sống thì thờ ơ, không quan tâm, chăm sóc nhưng khi cha mẹ mất thì ma chay, lo tang lễ rất tốn kém, phiền hà, nhiềukhi mang tính hình thức, không xuất phát từ đáy lòng của những người con có Hiếu đối với cha mẹ.

Thứ ba, đạo Hiếu trong Nho giáo tiên Tần ảnh hưởng tiêu cực tới phát

triển dân số và tạo ra định kiến trọng nam khinh nữ. Bởi vì, theo đạo Hiếu đó, một trong những tội lỗi bất Hiếu lớn nhất của con cái đối với cha mẹ là không sinh được con, đặc biệt là không sinh được con trai để nối dõi tông đường, thờ phụng tổ tiên. Quan niệm về Hiếu như vậy đã làm cho nhiều người cố sinh con trai; từ đó dẫn tới tình trạng gia tăng dân số. Đó là chưa kể đến nhiều hệ lụy khác như cảnh nhà tan cửa nát, gia đình ly tán, con mất cha, vợ lìa chồng chỉ vì khôngsinh được con trai.Hơn nữa, trong suốt chế độ phong kiến, người phụ nữ không được dự thi, chỉ có nam nhi mới có đủ tiêu chuẩn dự thi. Cho nên, chữ Hiếu đặt nặng lên đấng nam nhi, thi cử làm quan để dương danh hiển thân, vinh quy bái tổ. Mặc dù, đây là kết quả của sự phân công lao động trong xã hội phong kiến, tuy nhiên, người phụ nữ sẽchịu thiệt thòi khi không có cơ hội làm chủ cuộc sống của mình, luôn phải dựa vào người chồng. Điều này dẫn đến tình trạng trọng nam khinh nữ, tư tưởng phân biệt đối xử theo giới tính, coi nam giới là quan trọng hơn phụ nữ. Hệ thống tư tưởng này tồn tại hàng nghìn năm, đặc biệt là dưới chế độ phong kiến. Như vậy, xã hội sẽ không khai thác hết năng lực của phụ nữ. Trên thực tế không chỉ có nam giới mà nữ giới hoàn toàn có thể đáp ứng được những công việc quan trọng mà xã hội phân công. Nếu chỉ có nam giới được phân công lao động, xã hội sẽ đánh mất một lực lượng không nhỏ để tạo ra của cải vật chất.

Thứ tư, quan niệm của Nho giáo tiên Tần về Hiếu đối với kẻ dưới

khuyên can người trên thể hiện mặt chưa dứt khoát. Trong mối quan hệ cha - con, phận làm con chỉ nên giữ thái độ trung dung đối với cha mẹ. Trong mối quan hệ vua - tôi, bề tôi vẫn còn do dự để lựa ý vua trong việc can ngănkhi vua mắc lỗi. Trong nhiều trường hợp nhất định, người trên chưa chắc là người có đạo đức tốt, khi đó sẽ có nhiều quan điểm sai lầm làm ảnh hưởng

đến cuộc sống của những thành viên trong gia đình, thậm chí còn ảnh hưởng đến an nguy của quốc gia. Nếu người dưới ngu Hiếu làm theo tất cả những ý kiến của người trên mà không có sự chọn lọc sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy.

Như vậy, quan niệm của Nho giáo tiên Tần về Hiếu có những kiến giải hết sức sâu sắc và hợp lý về mối quan hệ trong gia đình và xã hội, góp phần không nhỏ vào việc xây dựng và duy trì những quan hệ gia đình và xây dựng, bảo vệ nhà nước phong kiến Trung Quốc. Tuy nhiên, bên cạnh những nội dung tiến bộ, quan niệm của Nho giáo về Hiếu vẫn còn chứa đựng một số hạn chế nhất định, gây ra những ảnh hưởng tiêu cực trong đời sống. Nhiệm vụ của thời sau là phải biết chọn lọc và tiếp thu những nội dung tích cực về đạo Hiếu của Nho giáo tiên Tần và gạt bỏ được những nội dung tiêu cực như phân biệt đẳng cấp trong quan hệ vua - tôi, cha - con để vận dụng trong các thời đại kế tiếp tùy vào bối cảnh văn hóa, xã hội của từng khu vực và từng quốc gia.

Kết luận chƣơng 1

Trong bối cảnh lịch sử thời kỳ Xuân Thu - Chiến Quốc, yêu cầu phải có một đường lối trị nước. Trước tình hình đó, nhiều triết gia đã đặt ra nhiều học thuyết khác nhau để luận giải và khôi phục lạimột xã hội thái bình thịnh trị, trong đó đường lối Đức trị của Khổng Tử là phương án tối ưu nhất cho nhà vua sử dụng để quản lí xã hội. Hạt nhân trong đường lối đức trị là đức Hiếu, cũng là điểm xuất phát đầu tiên của người quân tử. Đạo Hiếu trong Nho giáo tiên Tần thể hiện qua hai nội dung cơ bản là: thái độ, ứng xử của con cái với cha mẹ và sự báo đáp của dân, bề tôi với vua. Người quân tử phải có trách nhiệm quan tâm đến cuộc sống của các thành viên trong gia đình: ông bà, cha mẹ, vợ con. Sau khi“tu thân - tề gia”, người con có Hiếu mới có đủ đạo đức và trí tuệ để “trị quốc - bình thiên hạ”. Nhìn chung, ngoài những mặt hạn chế như: phân biệt, trọng nam khinh nữ,.v.v. thì quan niệm Hiếu trong Nho giáo tiên Tần có vai trò quan trọng đối với việc giáo dục đạo đức củanhân dân và củng cố bộ máy chính quyền nhà nước phong kiến Trung Quốc. Chính vì vậy, nó có ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều nước, trong đó có Việt Nam.

CHƢƠNG 2.

NHỮNG BIỂU HIỆN VỀQUAN NIỆMHIẾU CỦA NHO GIÁO TIÊN TẦN TRONG QUỐC TRIỀU HÌNH LUẬT

2.1. Bối cảnh ra đời và nội dung khái quát của Quốc triều hình luật 2.1.1. Bối cảnh ra đời của Quốc triều hình luật

Sự tan rã của điền trang thái ấp cuối thời Trần đã tạo điều kiện cho tư hữu về ruộng đất phát triển mạnh mẽ, hình thành chế độ gia trưởng trong nông nghiệp, trong đó mỗi gia đình là một đơn vị sản xuất hoàn chỉnh. Vai trò của người chủ gia đình đặc biệt được coi trọng. Việc đề cao Hiếu - Đễ, tiết hạnh của Nho giáo đã góp phần củng cố uy quyền của người gia trưởng và duy trì tôn ty trật tự trong gia đình. Mặt khác, một xã hội vốn đề cao đạo đức với tâm lý coi trọng việc thờ cúng tổ tiên và các nghi lễ ma chay, cưới hỏi là một thực trạng rất gần gũi với những quy định của Nho giáo. Điều kiện kinh tế,văn hóa, xã hội đó chính là môi trường thuận lợi để Nho giáo dễ dàng bén rễ và thâm nhập vào đời sống của người dân Việt Nam.

Về kinh tế - xã hội: Sau khi khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi, Lê Lợi lập

lên nhà Lê sơ, đây là giai đoạn đầu của triều đại hậu Lê. Nhiệm vụ khôi phục và phát triển kinh tế, đặc biệt là nông nghiệp trở thành nhiệm vụ lịch sử cấp thiết của toàn xã hội. Sau chiến tranh nền kinh tế nước nhà bị tàn phá nặng nề, đình trệ và tiêu điều. Trong khi phần đông người lao động không có ruộng đất để sản xuất thì tình trạng đồng ruộng bỏ hoang lại diễn ra khá phổ biến. Nhằm khắc phục tình trạng trên, ngay từ năm 1427, Lê Lợi đã lệnh cho nhân dân phiêu tán phải trở về nguyên quán để nhận ruộng để cấy cày, nếu ai để hoang sẽ bị xử tội nặng.

Vào những năm đầu thế kỉ XV, thủ công nghiệp chia thành hai bộ phận là thủ công nghiệp của nhân dân và thủ công nghiệp của nhà nước. Ở thời này, xuất hiện nhiều nghề thủ công truyền thống ở cả thành thị và nông thôn, mỗi làng nghề sản xuất ra một số sản phẩm nhất định như: ở vùng Nghệ An có nghề làm áo nhung phục, dệt vải thưa; ở vùng Quảng Nam có nghề làm tơ gai, lụa màu huyền; vùng Lạng Sơn, châu Yên Bác có nghề làm

thêu lĩnh,.v.v. Bên cạnh đó nhằm tập trung sức lao động, hạn chế số người thoát ly sản xuất, nhà nước đã tích cực thực hiện chính sách “ngụ binh ư nông”.Dưới thời Lê sơ, công việc đắp đê ngăn nước lụt và xây dựng các công trình thủy lợi là yêu cầu cấp thiết của nông nghiệp, được nhân dân và nhà nước chú trọng. Song song với nhiệm vụ khôi phục và phát triển kinh tế, nhà Lê sơ đứng trước yêu cầu cấp thiết về việc xây dựng cơ sở kinh tế của chế độ, làng xã lập quyền sở hữu ruộng đất công của nhà nước. Lê Thái Tổ đã cho thi hành chế độ lộc điền, quân điền, tuy nhiên vẫn còn nhiều thiếu sót, những biện pháp quản lý đất thời Lê Thái Tổ chỉ dừng lại ở một số tỉnh chứ chưa được thực hiện trên phạm vi cả nước.

Trên cơ sở kinh tế nông nghiệp và thủ công nghiệp được phục hồi và phát triển, kinh tế thương nghiệp đã phát triển thêm một bước. Thương nghiệp đầu thế kỉ XV chỉ là sự trao đổi giữa các địa phương, sự buôn bán trao đổi giữa các thương nhân được phát triển.Những biến động kinh tế thế kỉ XV tất yếu dẫn đến sự biến động về mặt xã hội. Tầng lớp quý tộc không còn giữ địa vị như trước nữa. Thành phần chủ yếu gồm vua, quan và tứ dân. Tứ dân gồm bốn tầng lớp chính là sĩ, nông, thợ thủ công và binh.Sĩ là những người học hành đỗ đạt, xuất thân từ các tầng lớp khác nhau trong xã hội, là đối tượng chủ yếu được chọn lọc, đào tạo và bổ sung vào đội ngũ quan lại. Tầng lớp này luôn được xã hội trọng vọng.Nông dânchiếm đại đa số trong xã hội, là lực lượng chủ yếu sản xuất ra của cải trong xã hội, là nguồn cung cấp binh lính lao dịch cho đất nước. Nông dân thời kì này có sự phân hóa mạnh, gồm nhiều thứ hạng phụ thuộc vào việc sở hữu ruộng đất ít, nhiều khác nhau. Sau nông dân là nô tỳ với số lượng không nhiều, có nguồn gốc từ tù binh chiến tranh, tội nhân trong nước.Thợ thủ công và thương nhân: lực lượng này bị hạn chế về mặt số lượng và chất lượng. Do đó, họ không có tác dụng mạnh mẽ, chi phối tiến trình vận động và phát triển của xã hội.Binh là bộ phận giữ vai trò khá quan trọng trong xã hội. Họ thực chất là những người nông dân mặc áo lính. Khi làm nghĩa vụ binh dịch cuộc đời họ gắn liền với bộ máy nhà nước, là công cụ bạo lực của nhà nước, chịu sự điều

động của nhà nước. Giữa các giai cấp tầng lớp trong xã hội luôn tồn tại mâu thuẫn nhưng chưa gay gắt, vẫn trong giới hạn có thể tự giải quyết và điều hòa được.

Việc nhận thức được chân lý khoan thư sức dân, chăm lo cuộc sống của nhân dân kết hợp với sự khéo léo trong việc trị nước đã giúp nhà Lê không phải đối mặt với những cuộc khởi nghĩa lớn của nông dân, đất nước được ổn định trong một thời gian dài.Như vậy, đến thời Lê sơ, đất nước đã sạch bóng giặc ngoại xâm, nhân dân sống trong cảnh thái bình. Ruộng đất của bọn xâm lược, kẻ làm tay sai cho giặc, của quý tộc Trần bị bỏ hoang, nay đều được chia cho những người có công với kháng chiến, nhờ đó nhiều người lao động đã có ruộng. Người lao động có đất đã kích thích họ hăng hái sản xuất, tạo ra nhiều của cải cho gia đình và xã hội. Thủ công nghiệp và thương nghiệp cũng có bước phát triển mới, tăng cả về quy mô và số lượng.

Về văn hóa - tư tưởng: Trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, ba

hệ thống tư tưởng đã chiếm địa vị chi phối làm nòng cốt cho chế độ phong kiến là Nho, Đạo, Phật. Chúng tuy có lúc mâu thuẫn, chống đối nhau nhưng mặt khác có sự tương hỗ, bổ sung cho nhauvà tạo thành “tam giáo đồng nguyên”. Đây chính là công cụ thống trị về mặt tư tưởng, tinh thần của giai cấp phong kiến đối với các giai tầng khác trong xã hội. Từ thời Lý - Trần, chế độ phong kiến Việt Nam đã đi vào ổn định và các tập đoàn cầm quyền nhận thấy rằng, trong hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ, chỉ có Nho giáo mới có thể giải đáp được những vấn đề thiết thực trong tổ chức nhà nước và quản lý xã hội. Những vấn đề đó không thể tìm thấy lời giải đáp trong lý thuyết của Phật giáo cũng như Đạo giáo. Từ cuối thời Trần và giai đoạn nhà Hồ, những mâu thuẫn xã hội đã bộc lộ khá gay gắt. Sự phản kháng của nhân dân chống lại trật tự hà khắc của chế độ phong kiến cùng với sự tranh giành quyền lực giữa các tập đoàn thống trị đã khiến bộ máy nhà nước suy yếu nghiêm trọng. Thời Lê sơ, để củng cố và tăng cường bộ máy chính quyền nhà nước, lập lại trật tự kỷ cương xã hội, giai cấp phong kiến Việt Nam không thể không tìm đến đạo tu, tề, trị, bình cùng lý thuyết Chính danh định phận và Lễ trị của

Nho giáo. Giai đoạn này, Nho giáo chiếm vị trí độc tôn. Hệ tư tưởng Nho giáo được quán triệt trong nhiều chủ trương, chính sách của nhà nước phong kiến, qua đó thấm vào mọi lĩnh vực văn hóa, đạo đức của xã hội đương thời, làm thay đổi cách ứng xử, giao tiếp và đưa ra những hình thức nghi lễ chặt chẽ, phức tạp cho các phong tục như ma chay, cưới hỏi, giỗ chạp, cúng tế trong gia đình cũng như cộng đồng làng xã.

Nho giáo từ thời Lý - Trần đến thời Lê sơ được đề cao còn do nhu cầu phát triển văn hóa, giáo dục ở nước ta thời đó. Việc xây dựng nhà nước phong kiến trung ương tập quyền đòi hỏi phải thường xuyên đào tạo, bổ sung đội ngũ quan lại. Phát triển văn hóa, giáo dục và thông qua thi cử để tuyển chọn nhân tài là một phương thức tuyển lựa quan lại mới được áp dụng từ thời Lý - Trần trở đi. Nho giáo với một hệ thống lý thuyết và quy chế giáo dục, thi cử chặt chẽ đã nhanh chóng đáp ứng được yêu cầu đó. Giáo dục theo Nho học phát triển đã khiến cho các ngành văn hóa, học thuật cũng được đẩy mạnh. Nho giáo với tính cách là một học thuyết chính trị-đạo đức biết lấy sử ký để giáo hóa con người, lấy văn để chở đạo nên được nhà nước phong kiến Việt Nam sử dụng để phục vụ cho sự phát triển văn hóa, nghệ thuật của dân tộc. Dưới thời này, các vị vua anh minh đều coi trọng khoa cử, coi trọng sự nghiệp giáo dục và đào tạo nhân tài. Mạng lưới trường học được nhà Lê sơ thiết lập từ trung ương đến địa phương. “Chế độ khoa cử đã hoàn chỉnh, cứ ba năm có một kỳ thi hương và một kỳ thi hội mà nhà nước phong kiến quan liêu thường xuyên được bổ sung nhân sự. Chỉ tính riêng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan niệm của nho giáo tiên tần về hiếu và những biểu hiện của nó trong quốc triều hình luật (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)