Văn học chữ Nôm trong mối liên hệ với văn học chữ Hán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phương thức ứng xử với chữ nôm và văn học nôm thời lý trần (khảo sát qua thư tịch lịch sử và sáng tác văn chương) (Trang 26 - 62)

1.3.1. Chữ Nơm phức tạp và khó nhớ hơn chữ Hán

Thứ chữ đầu tiên người Việt mượn để ghi lại tư tưởng, văn chương, giấy tờ hành chính là chữ Trung Hoa, điều này người Đại Hàn và người Nhật cũng làm, các nước trong khu vực đồng văn đều vậy. Có điều trong trường hợp Việt Nam, chữ Hán cịn là cơng cụ để cai trị và bành trướng văn hóa của Trung Hoa trên nước Việt một cách nặng nề và dai dẳng hàng nghìn năm. Những triết thuyết mang từ Trung Hoa của Khổng Tử, Lão Tử, Mạnh Tử, Trang Tử ... và ngay cả không từ gốc Trung Hoa như Phật học (bao gồm Thiền học) cũng được chuyên chở bằng chữ Hán qua tới Việt Nam, đó là dấu ấn nặng nề mà một nền văn hóa đã dùng để áp chế lên một quốc gia tiểu nhược. Vì Hán tự chuyên chở những tinh hoa của nhiều thế hệ Trung Hoa trên đủ mọi phương diện từ sử ký, địa lý, đến văn chương, nghệ thuật ... nên những con người ưu tú của nước Việt đã chuyên chú học hỏi để hiểu biết và dùng Hán tự như ngơn ngữ hành chính, giáo dục để cai trị đất nước ngay khi đã dành lại được độc lập sau hàng ngàn năm nơ lệ. Điều này vẫn là chân lí hiển nhiên cả khi chữ Nơm đã hồn thiện và được sử dụng phổ biến

Chữ Nôm chỉ là thứ chữ mượn từ hình dạng cho đến ngữ liệu của chữ Hán để tiện dụng cho người Việt. Đặc điểm chung cũng một loại hình đơn lập, đơn

tiết tính, có thanh điệu đã gợi ý cho việc dùng ngay chữ Hán để ghi âm tiếng Việt. Đầu tiên ý đồ này được thử nghiệm trong việc ghi chép tên tuổi người, địa danh, ruộng nương... trong các văn bản chữ Hán và đến khi âm Hán Việt được hình thành thì nó được sử dụng làm hệ thống âm cơ bản, hệ thống âm gốc để viết chữ Nôm. Khi tiếng Việt vẫn còn các nhóm phụ âm và tiền âm tiết thì một từ Việt với cả âm tiết chính với một phụ tố (âm tiết mờ) hoặc một nhóm phụ âm có thể được ghi bằng hai mã chữ như trong Phật thuyết đại báo

phụ mẫu ân trọng kinh9, nhưng đến lúc các nhóm phụ âm và tiền âm tiết biến

mất trong tiếng Việt thì mỗi âm tiết Việt được ghi bằng một chữ Hán theo nguyên tắc một đổi một. Cùng với thời gian, hệ thống văn tự Nôm ngày càng được hoàn thiện hơn để ghi sát được âm Việt ở từng thời kỳ. Chữ Nôm từ trước đến sau hoàn toàn sử dụng các ký tự Hán để ghi âm Việt mà không cần đặt ra một loại yếu tố phi Hán nào như hệ thống chữ thảo trong loại Kana (gồm Kana cứng và Kana mềm) của người Nhật Bản, nó phá vỡ tính thuần nhất và tính thẩm mỹ của loại hình chữ hình khối. Chữ Nơm trước sau đều giống chữ Hán ở loại hình khối vng, các nét hồn tồn phân bố theo khơng gian chứ không theo thời gian.

Cũng do sự giống nhau về đặc điểm loại hình ngơn ngữ đơn lập đơn tiết tính giữa tiếng Hán và tiếng Việt mà văn Nôm chẳng những có thể sáng tác theo các thể loại văn học của dân tộc mà cịn có thể sáng tác theo các thể loại văn học của Trung Quốc như các thể loại thơ Đường luật, thơ cổ thể, luật phú, phú lưu thủy... và đặc biệt là câu đối, điều mà các ngơn ngữ chắp dính và khơng có thanh điệu như tiếng Nhật Bản và Triều Tiên không thể nào làm được. Theo Ðào Duy Anh thì sự biến chủn của chữ Nơm trên đại cương là: ban đầu, khi âm Hán-Việt gần với tiếng nói thì người ta dùng phép giả tá, khi

9

Phật thuyết đại báo phụ mẫu ân trọng kinh được coi là dịch phẩm cổ nhất còn lại cho đến nay.Theo GS.TS Nguyễn Quang Hồng, đây là tác phẩm được chuyển ngữ sang tiếng Việt (dưới hình thức chữ Nơm) vào khoảnng thế kỷ XII.

âm Hán-Việt xa tiếng nói, người ta dùng phép hình thanh để nhờ sự hướng dẫn của nghĩa phù, song vì chữ hình thanh đơi khi quá nhiều nét, người ta trở lại dùng phép giả tá, rồi vì ghi âm lối này khơng chính xác, người ta lại quay lại với phép hình thanh. Rõ ràng sự xuất hiện và vận dụng của chữ Nôm là

một hiện tượng độc đáo, duy nhất trong tất cả các nước đồng văn. Trí thức thời xưa, tức các thày đồ, học sinh, quan lại ta dịch từ Hán sang Nôm và từ Nôm sang Hán được. Người Trung Quốc muốn học chữ Nôm của ta họ sẽ học rất nhanh, vì có một số chữ Nơm ta mượn ngun chữ Hán, khơng thêm bớt gì cả. Tất nhiên sau này học sinh học chữ Quốc ngữ (vần La tinh) không cần phải học chữ Hán hay chữ Nơm, nhưng nếu nói tiếng mẹ đẻ và viết chữ quốc ngữ mà biết thêm chữ Hán hoặc hiểu nghĩa từ Hán - Việt sẽ có trình độ cao hơn, văn hoa hơn cũng như nhà văn, nhà thơ nào có vốn chữ Hán, hay hiểu nghĩa Hán - Việt sẽ sáng tác theo phái cổ điển sẽ chính xác hơn. Điều khó khăn cho dân là nếu không đi học chữ Hán thì khơng đọc, khơng viết được chữ Nơm. Nói chung chữ chân phương Hán tự, thoạt nhìn vào so với chữ Nơm cũng kiểu chân phương, khó phân biệt được. Tuy nhiên, chữ Nơm khơng thành hình và phát triển thành một hệ thống văn tự tạo âm, biểu ý cho tiếng Việt một cách nhanh chóng. Sự chậm chạp ở đây khơng chỉ do khó khăn ( về về việc tạo chữ mà điều kiện tiên quyết là phải dành lại tự chủ, độc lập trước đã). Đến khi đó, nhu cầu dùng chữ Nơm mới trở thành cấp thiết cho đời sống văn hóa và tinh thần chúng ta. Như thế, khi đã được độc lập vững chắc, ý thức dân tộc đã mạnh mẽ hệ thống chữ Nôm dần dần trở thành văn tự nghiêm chỉnh, các văn bản chữ Nôm mới dần dần xuất hiện. Nhìn chung chữ Nơm thường có nhiều nét hơn, phức tạp hơn chữ Hán (do phải ghép 2 chữ Hán lại) nên khó nhớ hơn cả chữ Hán, vốn cũng đã khó nhớ. Cách đọc cũng có khi khơng thống nhất hoặc một chữ có thể có nhiều cách đọc, nên "chữ Nôm phải vừa đọc vừa đốn". Ngồi ra, việc "tam sao thất bản" là khó tránh

khỏi, phần vì trình độ người thợ khắc chữ ngày xưa, phần vì khâu in mộc bản có chất lượng khơng cao (chữ bị nhịe, mất nét,...).

Muốn hiểu chữ Nôm, muốn đọc chữ Nơm thì điều kiện cơ bản phải biết chữ Hán, tuy nhiên đó chỉ là điều kiện cần thiết chứ chưa phải điều kiện đủ. Muốn hiểu chữ Nơm cịn phải nắm vững phương pháp cấu tạo của chữ Nơm, nắm vững tình hình diễn biến của nó qua các thời kì cùng với những qui luật ngữ âm học lịch sử về tiếng Việt và tiếng Hán.

Thực ra, chữ Nơm vốn có qui cách nhưng trong thực tế, trừ những người có học thức cao có thể viết chữ Nơm theo đúng qui cách cịn những người ít học không thuộc qui cách cho nên viết tùy tiện. Sự tùy tiện này không phải do ý thức của người viết mà ngun nhân chính do cái khó nội tại của chữ Nơm trong q trình hình thành, tồn tại và hồn thiện của nó.

Do vậy, chữ Nơm có những khó khăn nội tại để quảng bá cho đại đa số người dân ít học. “Người muốn hướng dẫn người khác đọc chữ Nơm thì phải

tự mình biết đọc trước đã, cho nên việc lột sốt các văn bản Nơm phải đi đơi với việc phiên âm. Công việc phiên âm lại dẫn đến cơng việc đính chính những chữ viết sai thấy nhan nhản trong các bản Nôm dù viết, dù in” [1,

135]. Và, vơ hình chung, nó đóng vai trị là thứ “ngôn ngữ thứ hai” bổ trợ

cho tầng lớp trí thức đương thời. Nó vẫn xa rời dân chúng và diệu vợi trong cách sử dụng. Nó vẫn “chảnh”, thậm chí “chảnh” hơn cả Hán tự.

1.3.2. Phạm vi sử dụng của Chữ Nôm là những vùng mà chữ Hán ít hoặc khơng đủ khả năng biểu đạt

Thời Lý Trần từ cung điện nhà vua qua dinh thự các quan tới làng mạc nơng thơn chưa có những đường hào ngăn cách quá ngặt nghèo như sau này. Chưa có một “bệ rồng” xa thẳm và lộng lẫy, chưa có những kỉ cương thép và những luật lệ thực sự chặt chẽ. Khoảng cách giữa đấng chí tơn và thần dân

chưa cao vời và huyễn hoặc như giai đoạn sau10. Ngôn ngữ mà các triều đại dùng trong đời sống hàng ngày có lẽ là Việt ngữ, những từ thuần Việt. Có lẽ chỉ ngoại giao, hành chính, giấy tờ mới sử dụng chữ Hán nhưng cũng là chữ Hán bị Việt hóa (Hán Việt). Có nghĩa là vua quan và thần dân vẫn dùng cách nói của dân tộc để diễn đạt mọi thơng tin của đời sống. Và vì thế, giữa ngơn ngữ nói và ngơn ngữ viết có một khoảng cách xa vời.

Những ngày đầu tự chủ, dưới các triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê việc xây dựng nhà nước của một quốc gia độc lập đã được đặt ra một cách khẩn thiết nhưng cũng chỉ mới làm được những bước đầu tiên. Phải đợi đến thế kỉ XI, với sự xác lập của vương triều Lý thì nhà nước phong kiến tập quyền mới được xây dựng một cách qui mơ và có phần bề thế hơn với những tổ chức và thể chế11

. Tiếp đó các vua nhà Trần cũng rất quan tâm đến việc củng cố chế độ phong kiến tập quyền với những thứ bậc và quyền lợi rạch ròi hơn. Nhu cầu xây dựng một nhà nước trung ương tập quyền là một xu thế tất yếu lịch sử. Nhu cầu này cũng được phản ảnh vào lĩnh vực tư tưởng và địi hỏi sự hình thành những quan điểm, những nhận thức lí luận về chính trị và xã hội để chỉ đạo thực tiễn. Chỉ có sự hình thành và phát triển đó của tư tưởng chính trị và xã hội mới giải đáp được những vấn đề thiết thân đến củng cố nhà nước phong kiến như vấn đề quân quyền, sử dụng bề tôi, xây dựng ý thức hệ của thời đại….Nguyện vọng và ý chí của giai cấp thống trị là củng cố địa vị và quyền lợi mới giành được. Ý thức về quyền độc lập lãnh thổ, quyền bình đẳng dân tộc (của một nước nhỏ) với Trung Quốc là thứ dễ nhận ra và quan tâm trước

10 Giai đoạn đầu tiên manh nha ý thức tự tôn cũng là lúc vua tôi hăm hở nhất dựng xây đất nước.Giai đoạn này vua cịn đích thân cày ruộng tịch điền, đích thân xem bơi chải và hội họp quần thần như những người dân áo vải. Khoảng cách giữa bệ rồng và lũy tre còn gần và sự đồng lòng đồng sức cịn nhiều, bởi lẽ vua tơi cùng chung những nỗi lo, chung những quyền lợi và chung cả khát vọng nữa.

11 Năm 1009 Lý Công Uẩn lên ngôi lập ra triều Lý, dời đô về Thăng Long, đặt quốc hiệu là Đại Việt. Năm 1070 Nhà Lý cho lập Văn Miếu, tạc tượng Chu Công, Khổng Tử, Tứ phối, vẽ tượng thất thập nhị hiền để tế lễ. Năm 1076 lặp Quốc Tử Giám. Năm 1075 khoa thi đầu tiên minh kinh bác sĩ và thi Nho học Tam trường

hết. Lúc này ý thức về bản ngã văn hóa các bậc thức giả đương thời chưa chú trọng như là vấn đề cần quan tâm số một. Tuy nhiên, từ ổn định về chính trị xã hội những nhu cầu khác mang tính dân tộc dần dần xuất hiện và chữ Nôm là một biểu hiện rõ ràng nhất của nhu cầu thiết yếu của đời sống, và sâu xa hơn, của ý thức dân tộc.

Những lĩnh vực có tính chất nhà nước: hành chính, quan chế, điển chương…là mảng mà chữ Hán đắc dụng. Nhưng trong lĩnh vực “văn chơi” thì chữ Nơm lại có đất để mặc sức trưởng thành. Việc ghi lại những tâm tư tình cảm, những nhận thức về thế giới khách quan của con người bằng tiếng mẹ đẻ thường là đầy đủ chuẩn xác hơn bằng tiếng nước ngoài. Với ưu thế của thứ ngôn ngữ ghi âm tiếng mẹ đẻ, chữ Nôm trở thành công cụ đắc lực của dòng văn học kết tinh được tinh hoa sáng tạo của tác gia văn học dân tộc thời trung đại, điều mà văn học chữ Hán dẫu sao cũng là kẻ ngoại lai, bị hạn chế rất nhiều. “Xã hội cũ, một cách không tự giác, đã đẩy văn học Nôm về đúng

phạm vi văn chương có tính nghệ thuật. Nó rất phong phú về chức năng. Chẳng hạn: Chức năng giải trí, chức năng trào phúng, điều mà ở văn học chữ Hán, phải nói là rất yếu” [92, 15]

Như các dân tộc khác, người Việt trước khi có chữ viết, đã có một kho tàng văn hóa truyền khẩu súc tích, đa dạng. Đó là những câu chuyện kể, những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ, câu đố, những lời ru, tiếng hò v..v. ..Hẳn nhiên là để ghi chép, sưu tầm, hiệu đính kho tàng văn hóa truyền khẩu này thích hợp nhất vẫn là trực tiếp dùng chữ Nôm như quyển Ly hạng ca dao, ghi chép 256 bài ca dao, quyển Nam Quốc phương ngôn tục ngữ bị lục, gồm 27

mục ghi các bài ca dao tục ngữ, câu đố; quyển Nam ca tân truyện ghi lại các

bài hát cổ theo các điệu ca ở Huế v. v.. ..và một số những vở tuồng cổ, chèo cổ như Văn Duyên diễn hí; Trương Viên diễn ca; Lưu Bình trị, v. v..

Nguyễn Danh Phiệt có lí khi cho rằng: “Về mặt ngơn ngữ văn tự, không chỉ

trong lĩnh vực văn học, trong sinh hoạt giao tế hàng ngày mà cả trong lĩnh vực tôn giáo, chữ Hán đã không thỏa mãn được sinh hoạt tinh thần của quảng đại nhân dân, không phù hợp với dân chúng”[35, 460].

Vì vậy, chữ Nơm xuất hiện và tồn tại như là sự bổ sung cần thiết cho chữ Hán. Điều này chứng tỏ sự không đầy đủ của thứ ngôn ngữ vay mượn và nhu cầu có một ngơn ngữ hồn thiện và thống nhất trong lòng một xã hội đã và đang độc lập.

1.3.3. Văn học chữ Nôm ra đời nhƣ một nhu cầu tự thân của nền văn hóa đang khẳng định bản ngã

Con người hiện hữu trên thế giới vốn có bản tính là tị mị, hiếu kì, ln ln quan sát, khám phá môi trường sống xung quanh cũng như chính bản thân mình. Người Việt xa xưa đã chú ý tới sự khác biệt trong lời nói của mình với lời nói của những người khác, sự khác biệt trong tiếng nói của làng mình với tiếng nói của làng khác. Những gì là của mình do bố mẹ truyền dạy; những gì là của làng mình, là cái chung của cả họ, của những người người hàng xóm thân thích, tắt lửa tối đèn có nhau,... đương nhiên sẽ được mọi người trân trọng, giữ gìn, bảo vệ. Khi dân tộc phát triển, người ta hướng tới những cái chung cho toàn dân tộc, mà ngơn ngữ chính là linh hồn của dân tộc. Vì thế, nhu cầu thơi thúc cần phải có chữ viết xuất phát từ nhu cầu đời sống và khẳng định nét riêng của tiếng nói dân tộc. Trước khi chữ Nơm hình thành, dân tộc đã có một nền văn hoá khả quan, phục vụ đắc lực cho việc quản lí và điều hành xã hội, đã tạo ra một nền văn chương bác học với thơ, phú, ca, từ,... Tuy nhiên, ngôn ngữ thành văn này (chữ Hán) là mô phỏng của nước khác. Nhu cầu đặt ra là phải xây dựng một nền văn hoá dân tộc dựa trên ngôn ngữ dân tộc. Chữ Nôm ra đời đánh dấu bước nhận thức mới sâu sắc hơn về tiếng Việt.

Nhờ có chữ Nơm, người ta mới có thể biết thêm về nhiều thói quen lời nói khác nhau, cả những thói quen lời nói ở rất xa mình. Nhờ có chữ Nơm, người ta mới có điều kiện quan sát tiếng Việt một cách hệ thống về nhiều mặt, chứ không chỉ nhận thức rời rạc từng hiện tượng do thế hệ trước truyền lại“..sự

xuất hiện của chữ Nôm là một hiện tượng tự phát ở trong sinh hoạt văn hóa của dân tộc chứ khơng phải là do bắt chước người khác mà nên” [1, 45]

Với chữ Nôm, ông cha ta chỉ có thể gửi gắm những quan sát, suy nghĩ của mình về tiếng Việt qua sự cấu tạo của chữ Nôm, chứ bản thân chữ Nôm chưa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phương thức ứng xử với chữ nôm và văn học nôm thời lý trần (khảo sát qua thư tịch lịch sử và sáng tác văn chương) (Trang 26 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)