Những hạn chế mang tính cách thời đại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phương thức ứng xử với chữ nôm và văn học nôm thời lý trần (khảo sát qua thư tịch lịch sử và sáng tác văn chương) (Trang 83 - 85)

Đặt trong chiều dài lịch sử của dân tộc, xét một cách công bằng, chữ Nơm lúc này dù hồn thiện nhưng vẫn chưa phải đã tinh xảo. Theo Đào Duy

Anh: “Xem thể cách thì thấy đã xa thể Phú Hán mà gần thể phú Đường35. Đã thấy đủ 3 yếu tố của thể phú Đường luật là: phép câu gối hạc, niêm luật chặt chẽ, đối ngẫu chỉnh tề. Nhưng so với tất cả những bài phú Nôm theo Đường luật từ thời Lê Sơ về sau mà chúng ta cịn giữ được thì thấy rằng phép đối ngẫu của bài này cịn lỏng lẻo, nhiều chỗ chỉ đối ý chứ khơng đối sát từng lời từng chữ, và âm luật thì có chỗ con chưa êm tai lắm… Đó là một điểm khiến chúng rơi có cảm giác rằng bài phú này có vẻ xưa hơn thời Lê” [1, 23]

Dựa vào bảng phân loại các điển cố mục 2.2.3. trên điển cố Phật giáo chuyển mà âm thuần Việt chỉ chiếm 13, 22 % và xét trong hai tác phẩm của Trần Nhân Tơng thì chỉ chiếm 8,51 % và chỉ có ở Cư trần lạc đạo. Như vậy, dù chữ Nôm đã phát triển và được dùng để sáng tạo văn chương song lượng từ thuần Việt chiếm tỉ lệ thấp. Các điển cố Phật giáo có âm bán Việt hóa khá cao (68,09%) song điển cố chuyển mã âm thuần Việt có tỉ lệ thấp hơn (8,52%) tỉ lệ điển cố Phật giáo có âm Hán Việt (23, 40 %) .Có thể khẳng định rằng chữ Nôm giai đoạn này mới được sử dụng vào sáng tác văn học và đang trên đà hoàn thiện.

Vì những tác phẩm Nơm giai đoạn này dùng nhiều từ cổ và nhiều điển cố nên với đa số độc giả hiện đại đó vẫn là một bí ẩn. Chính vì rào cản về ngơn ngữ đó mà tiếp nhận các tác phẩm cổ chữ Nôm giai đoạn Lý Trần khơng chỉ là khó khăn với độc giả hiện đại mà, ngay cả những tác giả đương thời có lẽ khơng phải ai cũng dễ dàng lĩnh hội được. Và như thế Chữ Nôm không phải là ngôn ngữ viết của đại đa số nhân dân (bố cu mẹ đĩ) như chúng ta vẫn lầm tưởng, có chăng tư tưởng của đa số nhân dân đến lúc này đã được các trí thức đương thời quan tâm thích đáng và dùng chữ Nơm để ghi lại. Hiện thực này tồn tại mặc nhiên thành một nhận thức thiên kiến coi chữ Nơm là của tầng lớp ít học, đó là một sai lầm lâu dài và nhất thiết phải điều chỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phương thức ứng xử với chữ nôm và văn học nôm thời lý trần (khảo sát qua thư tịch lịch sử và sáng tác văn chương) (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)