Văn học Nôm đời Trầ n– nơi hội tụ cao nhất “phương thức ứng xử” với chữ Nôm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phương thức ứng xử với chữ nôm và văn học nôm thời lý trần (khảo sát qua thư tịch lịch sử và sáng tác văn chương) (Trang 62 - 83)

xử” với chữ Nôm

Phương thức ứng xử, như đã trình bày ở phần mở đầu, không chỉ là chuyện coi nặng hay coi nhẹ chữ Nôm mà là cách người ta sử dụng nó, kí thác tâm sự và những rung cảm thẩm mĩ vào nó, coi nó là phương tiện truyền tải tối ưu những biến thái tinh vi của tâm hồn văn nhân – bậc thức giả đương thời. Phương thức ứng xử vì thế cao hơn thái độ khen chê, cân đo cảm tính. Nó là vấn đề tâm thức của thời đại, là sự mẫn tiệp cần có của những trái tim và khối óc lớn. Vả chăng, coi trọng chữ Nơm khơng gì đáng thuyết phục hơn là chọn nó để diễn đạt những gì sâu kín nhất, thiêng liêng nhất, trăn trở nhất của tâm hồn mình. Những chế ước của thời đại, những khn khổ cứng nhắc, nhưng qui ước về niêm luật vẫn được sử dụng nhưng khơng cịn nghĩa lí áp chế như khi người ta sáng tác bằng chữ Hán, hay ít ra cũng bớt đi sức ảnh hưởng nếu chọn chữ Nôm. Tự sâu thẳm trong tầm thức của những bậc thức giả, chữ Nơm được dành chọn cho vị trí biểu đạt tâm tư, đó mới là cách trân trọng và đánh giá tự nhiên nhất, trân trọng nhất và cũng giản dị nhất.

2.2.1. Lực lƣợng sáng tác văn học Nơm là những trí thức bậc nhất của thời đại

Chữ Nôm đã được chọn như điểm về của cảm hứng thẩm mĩ Phật giáo – thứ cảm hứng quan trọng bậc nhất của văn học Lý Trần bởi ông vua – thi sĩ – phật hồng Trần Nhân Tơng. Với Cư trần lạc đạo phú và Đắc thú lâm tuyền

hành đạo ca, Trần Nhân Tông đã tôn vinh chữ Nôm như phương tiện đắc

dụng để kí thác tư tưởng của mình. Khơng chỉ là ơng vua có võ cơng văn trị lẫy lừng, không chỉ là người khai sáng dòng Thiền Trúc Lâm Trần Nhân Tông còn là một thi nhân lỗi lạc tiếp nối truyền thống của các vua Trần – những người không chỉ là những Phật tử thuần thành mà cịn là những hành giả đích thực thâm chứng Phật pháp. Hành trạng nhập thế độ sinh của các vua Trần là hình ảnh sinh động phản ảnh tồn bộ bức tranh xán lạn của Phật giáo thời kỳ này mà Trần Nhân Tơng là điển hình nhất. Những sáng tác của ơng

Cư trần lạc đạo phú và Đắc thú lâm tuyền hành đạo ca là những minh chứng

cho sự đề cao chữ Nôm.

Huyền Quang - Nhà sư điển hình thời Lý Trần

Một trong những nhân vật có vai trị tối quan trọng (sau vua) thời Lý Trần

là các nhà sư. Các vị cao Tăng đạo hạnh của Phật giáo đã tham gia triều chính, đảm nhận vai trị qn sư, cố vấn cho vận mệnh quốc gia, vì các ngài nhận thấy sự có mặt kịp thời của mình là cần thiết để hóa giải nỗi đau triền miên của một dân tộc nhỏ bé vốn đã từng và đang bị ngoại bang xâm lấn. Các nhà sư đời Lý Trần có vai trị lớn đối với xã hội, ghi dấu ấn của những vai trị ấy ở chính trị, ngoại giao, kiến trúc, tư tưởng…và dĩ nhiên cả ở văn hóa văn học nữa. Các thiền sư: Khng Việt, Vạn Hạnh, Huyền Quang… là những tác nhân then chốt xây dựng nên nền văn học nước nhà thời bấy giờ các tác phẩm của các thiền sư đã đóng góp rất lớn vào việc khơi nguồn đạo đức, xây dựng đời sống tâm linh bền vững trên dịng chảy thế sự thơng qua các chủ đề Phật giáo. Việc một nhà sư, vốn là tiến sĩ, là một quan chức, một sứ giả của ngoại giao dùng chữ Nôm để sáng tác văn học, thể hiện sự chứng

ngộ của mình về những linh diệu của chân lý đạo Phật là một cánh ứng xử thiện cảm nhất, tôn vinh nhiều nhất và trân trọng nhất đối với chữ Nôm. Với Huyền Quang - người có vị trí quan trọng với xã hội, với lịch sử - chữ Nôm được dụng trong tình huống “gan ruột” để bộc lộ lịng mình, để truyền tải tư tưởng mang tầm vóc non sơng và thời đại. Trong tâm thức dân tộc và giống nịi chữ Nơm đắc dụng và được tôn vinh như một sự thật cần phải thế.

Khi mà nhà sư Huyền Quang với hành trạng và vị trí của mình với triều đình và dân chúng, đã khẳng định được nhu cầu sử dụng chữ Nơm như những gì thường trực nhất thì khơng có lí gì để triều đại nhà Trần coi thường và miệt thị nó. Chữ Nơm đã có địa vị nhất định trong đời sống và văn học, chữ Nơm cũng có nhiều hơn cơ hội để hồn thiện. Đó là tiền đề cho những bước tiến tiếp theo: Triển vọng và vững chãi!

Mạc Đĩnh Chi – vị trạng nguyên tài hoa

Mạc Đĩnh Chi, tự là Tiết Phu, người làng Lũng Động, huyện Chí Linh, nay là thôn Lũng Động, xã Nam Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Mạc Đĩnh Chi sinh năm 1280, mồ côi cha từ nhỏ, nhà nghèo, hai mẹ con đi vào rừng sâu hái củi để kiếm sống hàng ngày. Vốn là cậu bé có tư chất thông minh, lại sống trong cảnh mồ côi nghèo khổ bị người đời khinh rẻ, nên Mạc Đĩnh Chi sớm nhận ra rằng, chỉ có học tập,học tập thành tài mới là con đường đưa bản thân thoát khỏi cảnh nghèo khổ và cũng là để thể hiện phẩm chất thanh cao của con người học hành thành đạt mà đi lên. Khoa thi Giáp Thìn (1304), thi Hội, Mạc Đĩnh Chi đỗ hội ngun; thi Đình, ơng đỗ trạng nguyên27. Tác phẩm của Ơng hiện có: Ngọc tỉnh liên phú; bảy bài thơ: Vãn

27

Mạc Đĩnh Chi (1280-1350)(?) tự Tiết Phu, nguyên người châu Giang Nam, huyện Bình Hà, sau dời về làng Lũng Động, xã Nam Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương Ông đỗ Trạng nguyên năm Giáp Thìn (1304) năm Hưng Long thứ 12 đời Trần Anh Tông. Khi vào chầu, vua thấy ơng tướng mạo bình thường, dáng người nhỏ bé, lấy làm khơng vui. Ơng liền dâng bài Ngọc tỉnh liên phú , lấy ý của bài Cổ Ý của Hàn Dũ đời Đường và bài Ái liên thuyết của Chu Đơn Di đời Tống, tự ví mình như lồi hoa sen cao q. Vì hoa

Cảnh (Cảnh chiều), Hỷ tình (Mừng trời tạnh), Tảo hành (Đi sớm), Quá Bành Trạch phỏng Đào Tiềm cựu cư (Qua Bành Trạch, thăm nơi ở cũ của Đào

Tiềm), Phiến minh (Bài minh đề quạt), và Giáo tử phú (Phú dạy con, chữ Nôm).

Giáo tử phú, như truyền bản tới nay cho thấy, mặc dù không thật đặc sắc so

với những tác phẩm bằng chữ Hán của ông và so với những tác phẩm Nôm cùng thời28 nhưng dẫu sao, Mạc Đĩnh Chi – vị trạng nguyên tài năng và vị trí quan trọng bậc nhất trong số những trí thức đương thời có dùng chữ Nơm để sáng tác. Bài thơ Nôm này cũng đề cập đến vấn đề rường mối của đạo Nho: Đạo cha con.

Như thế, chứng tỏ chữ Nơm có được vị trí nhất định trong tâm thức của thời đại qua nhận thức của đội ngũ trí thức đương thời. chữ Nôm cũng là phương tiện để truyền tải tư tưởng quan trọng của thời đại: đạo cha con, một trong Tam cương mà Nho giáo quan tâm. Địa vị của chữ Nôm đã không chỉ dừng lại ở thứ văn “cha mách qué” nữa.

2.2.2. Phú Nôm – nơi giao hội của cảm hứng thẩm mĩ

2.2.2.1. Thể Phú ( Nôm) và những ưu điểm trong việc bộc lộ cảm xúc thẩm mỹ

Phú là một trong những thể tài văn học thuần túy xuất hiện đầu tiên trong

nền văn học Trung Hoa29 và cực thịnh vào đời Hán. Phú được người Việt

này lại trồng trong giếng ngọc nữa thì sen càng cao q biết bao. Ơng như sen, dù có phải ở vào hồn cảnh ơ trọc thế nào thì cũng vẫn giữ khí tiết thanh cao, huống chi ở phải vào một thời tốt đẹp, vua minh thì người ơng càng cao quý biết mấy. Sen quý nhưng phải có người sành mới biết thưởng thức.Vua đọc bài phú của ông cho là kiệt tác nên mới yêu dùng.

28 Đào Duy Anh cho rằng: “chúng tôi không tin rằng bài này là của Mạc Đĩnh Chi, một là vì lời văn nhiều

chỗ lặp đi lặp lại và vụng về quê mùa, ý văn thì nhiều chỗ trùng điệp và lộn xộn, so với phong cách và phẩm chất của bài Ngọc tỉnh liên phú thì thấy xa cách nhau nhiều lắm” [1, 36]

29

Nguyễn Đình Phức cho rằng: Thời cổ, các loại văn thể tùy theo cơng năng xã hội mà có địa vị cao thấp

khác nhau. Cổ nhân khi sáng tác văn chương đặc biệt chú trọng đến việc lựa chọn văn thể. Trong vô vàn văn thể, phú thường được đặt ở vị trí tối cao. Điều này được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Thứ

Nam sử dụng từ những thế kỉ đầu xây dựng nền văn học dân tộc, đầu tiên với chữ Hán, sau đó là chữ Nơm “Phú Nôm là nơi gặp gỡ giữa chuẩn mực lâu

đời (phú) và cái đang hình thành (ngơn ngữ dân tộc). Phú Nơm là nơi chứng kiến sự gặp gỡ giữa những giá trị xa nhau nhất: thể tài văn chương bác học với chất liệu văn vần dân gian, khẩu ngữ” [95, 57]

Sự tỏ chí của kẻ sĩ trong phú Nơm cũng có những điểm khác so với phú chữ Hán. Nhìn nhận đời sống tinh thần của trí thức đương thời như một thực thể thuần nhất đơn sắc có những mặt khơng phù hợp bởi lẽ bản thân ý thức hệ Nho giáo đã chứa đựng những mâu thuẫn nội tại. Xã hội hưng thịnh hay suy vi là điều kiện khác nhau để những mâu thuẫn ấy biểu lộ với sắc thái và mức độ khác nhau. Cách biểu hiện những rung cảm thẩm mĩ phú Nơm cũng có sự khác biệt hơn phú chữ Hán. Chúng ta chỉ cần nhìn qua đề tài thiên nhiên nhận ra rằng sự khoa trương ước lệ trong miêu tả thiên nhiên là nét chung đặc thù nhưng càng về sau thì đặc tính ấy càng nhạt dần. Trong Vịnh Hoa Yên Tử phú (Huyền Quang) ngoài một số địa danh, nhân danh ra thật khó tìm được những nét cá biệt của phong cảnh.

nhất, người sáng tác phú cần có thực tài, và cũng chỉ có phú mới biểu hiện được thực tài của phú gia. Ngụy

Thâu chuyện trong Bắc Tề thư chép: “(Thâu) cùng Tế Âm Ôn Tử Thăng và Hà Gian Hình Tử Tài nổi tiếng

đương thời, người đời gọi họ là tam tài... Thâu thấy Tử Thăng khơng làm phú, cịn Hình chỉ có vài bài, thật khơng phải là người có tài về phú, nên thường nói: “Chỉ trong sáng tác phú mới có thể thành đại tài. Trong các thể văn, ngồi phú ra, chỉ có chương, biểu, bi, chí cịn tạm tạm; ngồi ra tất cả chỉ là trị trẻ con, hồn tồn khơng đáng đề cập”. Quan điểm của Ngụy Thâu được đưa ra trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm của người xưa và người đương thời lúc đó, hậu nhân khơng một ai dị nghị về điều này. Như thế có thể thấy rằng, thời cổ văn nhân phần lớn quan niệm phú là loại văn thích hợp nhất để biểu hiện thực tài, và chỉ người có khả năng viết phú mới được coi là đại tài.Thứ hai, trong sách vở cổ xưa, bất kể tổng hợp hay biệt tập, vị trí của phú đều đặt ở vị trí đầu sách. Quan điểm “phú tiên ư thi” không chỉ thấy ở hầu hết các sách vở Trung Quốc mà cũng đúng với điển tịch Việt Nam. Điều này một lần nữa chứng tỏ vị trí của phú trong lòng người xưa là rất cao.Thứ ba, vào thời cổ người sáng tác phú có thể được phong quan tiến chức. ở đây có thể lấy việc Đỗ Phủ hiến Tam đại lễ phú làm đại biểu. Đỗ phủ nhập kinh cầu sĩ, nhiều lần ứng thí nhưng khơng đậu, lại thiếu người có quyền thế tiến cử, cùng đường chỉ cịn biết chầu trực ở Thái Thanh cung, thái miếu và đàn tế nam giao để tiến phú; may được Huyền Tông thưởng thức, liền phong chức Đài chế Tập hiền Viện, từ đó mới bước chân vào đường hoạn lộ. Ngày xưa văn nhân hiến phú, may mắn được vua khen, đó là một việc hết sức vinh hạnh, nhưng cũng không ít người chịu sự lạnh lùng từ phía vua chúa…. (Theo

http://khoavhnn.co.cc/home/index.php?option=com_content&view=article&id=1068:t-phu-trung-quc-n-phu- vit-nam&catid=65:han-nom&Itemid=153)

“Xu hướng tách khỏi tiếng nói hàng ngày, được nâng lên khỏi đời sống cụ thể

và khẩu ngữ là đặc điểm phổ quát của ngôn ngữ văn học trung cổ. Theo dõi tiến trình phú Nơm có thể khẳng định “biên độ giao động” trong ngơn ngữ văn học của nó lớn hơn chữ Hán” [95, 60]

Phú là thể tài có chức năng tụng ca. Tính chất chung của phú là ca ngợi, tán tụng và suy tơn cho nên lời văn của nó cầu kì, mĩ lệ, hào hoa và đặc biệt sử dụng nhiều điển cố. Vua Trần Nhân Tông, sư Huyền Quang, Mạc Đĩnh Chi – những nhân vật quan trọng bậc nhất đời Trần đã dùng chữ Nôm để diễn đạt những cung bậc khác nhau của tâm hồn mình và những cảm quan thẩm mĩ của thời đại mình là một cách vinh danh chữ Nơm cụ thể nhất, thuyết phục nhất, và cũng đáng tin nhất.

Nếu phú trong văn học thế tục đời Trần được viết bằng chữ Hán thì phú trong văn học Thiền tơng đời Trần được viết bằng chữ Nơm. Đó là các bài Cư trần

lạc đạo phú - Trần Nhân Tông, Vịnh HoaYên tự phú - Huyền Quang, Giáo tử phú - Mạc Đĩnh Chi.

2.2.2.2. Cư Trần lạc đạo phú

Chữ Nôm đã được chọn như điểm về của cảm hứng thẩm mĩ Phật giáo – thứ cảm hứng quan trọng bậc nhất của văn học Lý Trần bởi ông vua – thi sĩ – phật hồng Trần Nhân Tơng qua Cư trần lạc đạo phú

Trần Nhân Tơng khơng chỉ là ơng vua có võ cơng văn trị lẫy lừng, không chỉ là ông tổ của dòng Thiền Trúc Lâm mà còn ghi dấu ấn bản thể mình như một thi nhân lỗi lạc. Một cống hiến rất quan trọng của Trần Nhân Tông cho Phật giáo và cho dân tộc là bài phú Cư trần lạc đạo

Toàn bộ nội dung bài phú được khái quát trong bốn chữ nhan đề: Cư trần lạc

đạo. Đây là một quan niệm cởi mở, phá chấp của Phật giáo Thiền học Việt

tình; chia thành mười hội, mỗi hội gieo một vần, hội chẵn gieo vần bằng, hội lẽ gieo vần trắc và kết thúc bằng một bài kệ thất ngôn tứ tuyệt bằng chữ Hán. Triết lí sâu xa của lẽ sống con người là n trong vị trí của mình, triết lí ấy được kí thác bằng văn Nơm – thứ văn chương ở góc độ nào đó là của riêng người Việt. Nó cũng là thứ ngơn ngữ khu biệt với chữ Hán bởi những qui ước rất Việt Nam trên dòng chảy chung của nguyên tắc tạo chữ của người Hán. Trên cái nền chung về văn hóa và ngơn ngữ của nền văn minh Trung Hoa, người Việt Nam sau khi có tiếng nói riêng về chính trị đã kịp tạo cho mình tiếng nói riêng về văn hóa, văn học. Chính việc coi trọng chữ Nơm và dùng nó diễn đạt khu vực riêng của cảm thức người Việt đã giúp cho người Trung Quốc hiểu rằng hơn nghìn năm đồng hóa vẫn khơng thể biến đất nước bé nhỏ Việt Nam thành một phần lệ thuộc vào mình. Việt Nam vẫn là Việt Nam, bất luận quá khứ đau thương và vết hằn lịch sử in đậm hàng ngàn năm lịch sử. Ý thức quyết liệt ấy được minh chứng bằng ngôn ngữ văn chương và bằng cảm hứng “cư trần” vốn là sản phẩm của thuyết lí Phật giáo từ Ấn Độ qua phương Bắc đưa vào nhưng màu sắc của nó đã biến đổi theo cương vực và lãnh thổ của người Nam.

Chữ Nơm gắn với truyền thống Phật giáo nghìn năm qua, thư tịch kinh điển hướng dẫn sự tu đạo cũng như truyền bá tư tưởng, tín ngưỡng. Chữ Nơm đã mang vai trị to lớn của nó trong việc gìn giữ và phát huy văn hoá dân tộc, đặc biệt trong việc phát huy sự hữu ích của tơng giáo Phật giáo. Nhà thơ – nhà tu hành Trần Nhân Tông không dừng lại ở việc dẫn dụ con đường thành đạo mà hướng thượng bằng hệ thuyết tư tưởng Phật giáo. Tư tưởng Thiền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phương thức ứng xử với chữ nôm và văn học nôm thời lý trần (khảo sát qua thư tịch lịch sử và sáng tác văn chương) (Trang 62 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)