Và ngả đƣờng tất yếu phải đi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phương thức ứng xử với chữ nôm và văn học nôm thời lý trần (khảo sát qua thư tịch lịch sử và sáng tác văn chương) (Trang 91 - 130)

Với Việt Nam, Khi mới giành được chủ quyền cũng là thời điểm mà tất cả ở vạch xuất phát. Khi ấy, ở ngay cạnh mình có một nền văn hóa đã ở trạng thái hồn thành và tỏa sáng rực rỡ thì khơng có lí do gì mà khơng chịu ảnh hưởng. Nhất là nghìn năm qua mình vẫn trong tâm thế ảnh hưởng một cách cưỡng chế. “Bất chấp xung đột với Trung Quốc, nền văn hóa Hán vẫn tiếp

tục len vào Việt Nam, tiếng Hán vẫn là ngôn ngữ của giới sĩ phu, quan lại trong những năm này” [23, 262]

Mặt khác, việc tận dụng những thành quả đã được lịch sử thừa nhận sẽ bớt đi những tìm tịi và đau đớn khơng đáng có của cơn trở dạ thời đại. Cho nên dễ hiểu vì sao văn hóa Việt Nam có sự kế thừa và nối tiếp rất lớn của văn

hóa Trung Quốc. Văn học Việt Nam cũng nằm trong qui luật vận động chung có tính phổ biến trên thế giới, bản thân văn học Việt Nam cũng kế thừa những giá trị đã được xác lập của văn học Trung Quốc như sự tiết kiệm thời gian và tránh được những mất mát khơng đáng có. Vả chăng, con đường phát triển của nền văn học bứng trồng ở các nước trên thế giới là một hiện có tính qui luật và có qui mơ tồn nhân loại không một tộc người nào tránh khỏi. Biểu hiện cụ thể nhất, sơ khai nhất, trực tiếp nhất của sự trưởng thành văn hóa nói chung và văn học nói riêng là sự mơ phỏng. Mơ phỏng với văn hóa văn học Việt Nam đầu tiên ở phương diện ngôn ngữ. Ngả đường của mọi sự sáng tạo đều bắt đầu từ mô phỏng, tùy theo mức mức độ trưởng thành và sức độ của sự mô phỏng khác nhau. Ngoại trừ những yếu tố riêng biệt, cá thể đi chúng ta có thể tìm được một con đường sáng tạo có tính chất công thức chung như sau:

Mô phỏng => biến đổi => sáng tạo41

Cho nên chặng đầu tiên của vị thế độc lập cả phương diện xã hội lẫn văn hóa, đối với Việt Nam, vay mượn chữ viết là một cách lựa chọn mang tính tất yếu. Thời Lý – Trần – Hồ (Thế kỉ XII – XIV) “chữ Nôm mặc dù đã hình

thành với gần như đầy đủ các phương thức tạo chữ nhưng chủ yếu vẫn nằm trong giai đoạn mô phỏng chữ Hán để ghi tiếng Việt và tỉ trọng chữ mượn Hán là áp đảo so với chữ Nôm tự tạo” [29, 385-386]. Tác phẩm Nơm tiêu

biểu cho thời kì này cịn lại khơng nhiều. Tác phẩm Cư trần lạc đạo phú và Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca của vua Trần Nhân Tông (1258-1308), tổ thứ

nhất của phái Thiền tông Trúc Lâm là những văn bản đầu tiên hiện còn; tiếp đến là Vịnh Hoa Yên tự phú của Lý Đạo Tái (1254-1334), đạo hiệu là Huyền Quang, tổ thứ ba của phái Thiền tông Trúc Lâm và Giáo tử phú của Mạc

41 Xem Hồng Thị Tuyết Mai (2001) Khóa luận tốt nghiệp Bước đầu tìm hiểu phương thức tập cổ qua

Đĩnh Chi (thế kỷ XIV). Bốn tác phẩm này, hiện cịn được ghi chép trong sách

Thiền tơng bản hạnh.

Ngoài ra sự kiện Nguyễn Thuyên và Hồ Quí Ly được chép trong chính sử như những người sáng tác thơ Nôm, dùng chữ Nơm tích cực nhất của giai đoạn lịch sử này. Nhìn chung, tác phẩm văn học chữ Nơm thời Trần truyền lại đến nay không nhiều nhưng đây là những văn bản có giá trị giúp chúng ta tìm hiểu về sự hình thành văn Nơm (đặc biệt là văn Nơm biền ngẫu) nói riêng và văn học chữ Nơm thời Trần nói chung. Các tác gia văn học thời Trần đã tạo nền móng cho việc sáng tác văn học bằng ngôn ngữ dân tộc. Đây là sự khởi đầu, tạo tiền đề cho sự phát triển nở rộ những tác phẩm văn học chữ Nơm các thế kỷ tiếp theo. So với hành trình của chữ Nơm và văn học Nơm thì sáu thế kỉ ban đầu này chỉ có ý nghĩa đặt cơ sở nền tảng và hứa hẹn những khả năng mới cho những giai đoạn tiếp theo mà Nguyễn Trãi là mốc son đậm nét.

Một câu hỏi đặt ra: Vì sao các triều đại thời Lý Trần ( tất nhiên cả các triều đại sau này nữa, nhưng đó là việc của chặng khác nên tác giả luận văn không đặt ra ở đây) coi trọng chữ Nơm nhưng khơng có chính sách cụ thể để

điển chế hóa? Chúng tơi mạnh dạn đề xuất những suy nghĩ của mình với

mong muốn tạo cơ hội để những người quan tâm cùng trở lại vấn đề tưởng như đã cũ. Chân lí cuối cùng có lẽ là điều trăn trở khơng phải của một vài người, một vài luận văn, một vài cuộc hội thảo mà có lẽ là vấn đề dài hơi hơn, địi hỏi sự dày cơng và cái nhìn nghiêm túc lâu dài hơn. Dẫu vậy, chúng tôi mạnh dạn đề xuất các nguyên nhân mà chúng tôi cho là khách quan sau đây

Hơn bất cứ lúc nào trong lịch sử, thế kỉ X – XIV là giai đoạn mà người Việt phải quan tâm đến vấn đề độc lập dân tộc về mặt lãnh thổ nhiều nhất. Cơ hội độc lập từ 938 là nỗ lực của cả hơn nghìn năm lịch sử dồn nén. Như một

lẽ hiển nhiên của qui luật vận động lịch sử, phản ứng đầu tiên của các triều đại thời dựng nước là phải cố kết dân tộc thành một khối thống nhất và tìm mọi cách để bảo vệ mình khỏi sự nhịm ngó của đế quốc hùng mạnh phương Bắc. Ở giai đoạn này đã có sự mơ phỏng về một thể chế chính trị và một mơ hình xã hội Trung Quốc nhưng là sự mơ phỏng đã được đẽo gọt về qui mô và gạn lọc về cách thức. Thời đại Lý Trần dựa trên nền tảng truyền thống và sự phát triển xã hội đương thời, kết hợp những yếu tố lịch đại và sự ảnh hưởng đồng đại, một cấu trúc xã hội – chính trị mang mẫu hình phổ biến của các nước phương Đông, nhưng lại rất độc đáo với những đặc thù Việt Nam, đã đang hình thành và củng cố. Vì là giai đoạn hình thành và củng cố nên ưu tiên số một là các vấn đề thuộc thiết chế xã hội. Nhìn một cách tổng quát, kết cấu chính trị xã hội thời Lý Trần như một hệ thống cấu trúc đẳng cấp phong kiến hướng tâm. Nó bao gồm hai hệ thống chính có quan hệ mật thiết với nhau: khối vua quan và khối bình dân làng xã. Xét về phương diện lịch đại, cấu trúc xã hội – chính trị thời Lý Trần đang vào thế cân bằng ổn định, chính vì thế nó cần tập trung để phát huy sức mạnh tiềm tàng của hệ thống. Nó cần sự ổn định về cơ sở và thiết chế, giữa nền tảng kinh tế và kiến trúc chính trị xã hội. Nó cần sự ổn định trong cấu trúc nội tại của hệ thống chỉ đạo trung tâm: vua, quan, triều đình. Nó cần sự ổn định trong cấu trúc nội tại của những hệ thống thứ cấp: khối cộng đồng làng xã. Nó cần sự ổn định trong mối quan hệ giữa hai hệ thống trung tâm và thứ cấp, giữa triều đình và vua quan và bình dân làng xã. Thời Lý Trần tuy đã có sự phân tầng xã hội rõ rệt tạo nên những đẳng cấp thống trị và bị trị nhưng đẳng cấp này còn đang ở giai đoạn hình thành và chưa xung đột mạnh về quyền lợi. Nhà nước trung ương thời Lý Trần phải lo làm tròn nghĩa vụ của mình trong cơng cuộc phát triển sản xuất, bảo vệ đất nước, chăm lo đời sống về vật chất cho làng xã để tạo sự cân bằng và ổn định cần thiết.

Mặc dù về văn hóa, văn học, văn tự giai đoạn này đã xác lập được những giá trị của riêng mình trên cơ sở vay mượn và ảnh hưởng của các luồng khác nhau, song, từ chỗ xuất hiện cái riêng đến chỗ biến cái riêng thành những chế ước mang tầm quốc gia thì cần một quá trình dài hơi và những trải nghiệm lịch sử cần thiết. Chữ Nôm và văn học Nơm lúc này dẫu sao trong cái nhìn lịch đại mới chỉ dừng lại ở thời kì manh nha. Từ chỗ có văn tự đến chỗ sử dụng văn tự đó như thế nào và vấn đề văn tự chính thống mang tư cách nhà nước thì khơng phải chuyện của vài thế kỉ, nó địi hỏi phải có nhiều thời gian và phải có cống hiến của nhiều trí tuệ. Nghĩa là, giai đoạn này sự trải nghiệm lịch sử chưa hội tụ các yếu tố cần và đủ để bàn đến chuyện điển chế hóa chữ Nơm.

Chữ Nôm, như chúng tôi đã nhắc đến ở chương một, là một thứ văn tự không dễ học và không dễ quảng bá. Cái khó của thứ văn tự này vừa có nguyên nhân khách quan: Cấu tạo và nguyên tắc tạo chữ, vừa có nguyên nhân chủ quan: đa số dân ta khơng biết chữ Hán42. Vì vậy, nó là rào cản với tuyệt đại dân chúng. Dường như sự tồn tại của chữ Nôm như một thứ “chơi chội” của tầng lớp trên trong xã hội, như một thứ “phi chính thống” của những người đã thuộc nằm lịng loại ngơn ngữ văn tự của trường qui. Nó là phương tiện của thứ “văn chơi”, vừa gần gũi với nhân dân về tư tưởng vừa xa vời với nhân dân về mặt nhận diện chữ.

Và như thế, thiết nghĩ, việc coi chữ Nôm và văn Nôm là của “bố cu mẹ đĩ” là một nhận định thiên kiến.

Chữ Nôm không được dùng trong khoa cử và văn tự hành chính quan trọng. Do đó, chữ Nơm ít được cải tiến, và nếu có cải tiến cũng mang tính tự

42 Đào Duy Anh viết “Muốn hiểu chữ Nôm, muốn học chữ Nơm thì điều kiện cơ bản phải biết chữ Hán,

nhưng đó là đieuf kiện cần thiết chứ khơng phải điều kiện đầy đủ. Cịn phải nắm vững phương pháp cấu tạo của chữ Nơm, nắm vững tình hình diễn biến của chữ Nơm qua các đời, cùng với nguồn gốc của nó, và để nắm được những điều kiện trên thì lại cần nắm được một số qui luật ngữ âm học lịch sử về tiếng Việt Nam và tiếng Hán – Việt. Do đó chúng ta cần phải nhằm những mặt ấy mà nghiên cứu chữ Nôm” [1, 9]

phát. Không những thế, mỗi địa phương lại có một lối viết có những khác biệt nhau. Và mỗi hoàn cảnh cụ thể người ta lại có những “qui ước” mang tính cục bộ. “Vì quốc âm ta khơng có chính tự, chỉ mượn chữ Bắc “cá nháy”

bên cạnh, thuận mồm mà đọc, khơng có bốn vận bình, thượng, khứ, nhập; cho nên người Bắc khơng tìm được thanh âm, biên chép dễ sai” [16, 264].

Tham khảo cách phân chia của Nguyễn Quang Hồng43 chúng ta thấy chữ Nôm được cấu thành từ những bộ phận khá phức tạp. Hiện tượng mượn dùng chữ Hán và tạo thêm những dấu hiệu khác nhau theo những qui luật nhất định và cấp cho nó âm đọc Việt để tạo ra hệ thống chữ Nôm là một hiện tượng sáng tạo không thật ổn định. Có thể nhiều lúc chỉ là sự ứng phó tức thời khi chưa kịp tìm ra chữ thích hợp, rồi để nguyên hoặc gia giảm tái tạo lại mà dùng cho được việc đã tạo cho diện mạo chữ Nôm một bộ mặt khá phong phú và phức tạp. Một hệ thống khơng chính xác và khơng đồng nhất tồn tại lâu dài và không được kiểm sốt.Chính vì vậy, qua nhiều thế kỷ, nhiều triều đại chữ Nơm vẫn chỉ có hình thức tự lưu truyền ứng dụng, như khi viết tên người, tên làng tên đất trong tiếng Việt. Khi cần thiết, những nhà văn, những nhà thơ, nhà chính trị tự tạo những chữ viết thích ứng cần thiết. Với tuyệt đại đa số dân chúng, mở cánh cửa chữ Nôm vẫn là xa lạ. Việc một bậc túc nho như Phạm Ðình Hổ (1769-1839) phải thú nhận "Ta đã học vỡ được ít kinh sử,

thế mà chữ Nôm ta không biết hết" [37, 9] cho thấy ngay cả các sĩ phu dùng

chữ Nơm cũng cịn những khó khăn nhất định. Sự sáng tạo ra chữ Nôm không phải nhằm để tự giải phóng khỏi sự khống chế của chữ Hán mà nó phản ánh nhu cầu có văn tự riêng của dân tộc phục vụ tuyệt đại đa số nhân dân, nhưng bản thân chữ Nôm với cái khó nội tại trong cấu tạo, cách thức tồn tại và lưu hành của nó chưa đáp ứng được.

3.4. Tiểu kết

Lịch sử các triều đại thời Lý Trần cũng có những đổi thay về chính trị, song nhìn chung ngơn ngữ sử dụng trong đời sống và sáng tác văn chương vẫn nằm trong quĩ đạo phát triển chung và thống nhất. Đó là điều kiện quan trọng cho sự ra đời và kết tinh của một số thể loại văn học Nơm. Có thể thấy rằng trong những thế kỉ đầu độc lập ngôn ngữ dùng trong đời sống và sáng tạo văn chương luôn nằm trong thế phải vận động, phải cựa quậy, phải nỗ lực và luôn khao khát đến đích của sự ổn định và hồn thiện. Nói đến tiến trình vận động và phát triển của chữ Nơm, tức là nói đến cả ba bình diện văn tự, ngơn ngữ, và văn hóa trong tư thế đan cài với nhau, không thể tách khỏi nhau. Nó khơng chỉ phản ánh nhu cầu ghi chép ngôn ngữ tiếng Việt của người Việt, mà cịn phản ánh trình độ phát triển của văn minh và văn hóa của người Việt, bởi chữ viết là một trong những yếu tố quan trọng nhất cho một nền văn minh phát triển cao.

Tuy nhiên, để có một nền văn học Nơm rực rỡ và phong phú thì phải đến giai đoạn sau: thế kỉ XV, rồi thế kỉ XVIII – XIX. Đó là phần kiến thức nằm ngoài phạm vị của luận văn này, người viết xin được đề cập trong một dịp khác.

PHẦN KẾT LUẬN

Có thể thấy, thời Lý Trần là thời kỳ mà cùng với dân tộc, nền văn hóa Đại Việt phải vận động và có ý thức đối chọi với nhiều thách thức gay gắt từ mơi trường chính trị và văn hóa khu vực. Do sự vận động nội tại cũng như những tác động ngoại sinh, văn hóa Đại Việt thời Lý Trần có sự chuyển hóa mạnh trong cơ tầng, cấu trúc cũng như biểu hiện và hành vi văn hóa. Sự chuyển hóa đó được thể hiện rõ nhất ở các thành tố bên trên, tức những lớp văn hóa thượng tầng mà biểu hiện rõ rệt nhất là ngôn ngữ và văn học

Sự ra đời của chữ Nôm đã đáp ứng được nhu cầu của dân tộc trong sự phát triển văn hố, góp phần nâng cao địa vị tiếng Việt. Văn chương Phật giáo, Nho giáo viết bằng chữ Nôm có ý nghĩa thiết thực trong sự phát triển văn hố dân tộc. Văn bản vẫn cịn, hình tích chưa phai, chữ Nơm mãi mãi là đứa con tinh thần của người Việt, gắn liền với truyền thống nghìn năm đã qua và về sau. “Cái diệu trong chế tác tỏ ra ở điển lễ hiến chương, cái hay trong

tâm thuật ngụ vào trong văn chương sách vở, cho nên xem đến tư văn thì biết được đạo trời. Thư tịch, văn minh của lồi người là ở đó”. [9, 379]

Giống như các nước đồng văn khác, Việt Nam đã tiếp thu và sử dụng chữ Hán trong lịch sử, nhưng đồng thời cũng sáng tạo ra một di sản vô cùng độc đáo, thể hiện bản lĩnh văn hố dân tộc Việt Nam, ghi lại ngơn ngữ của chính mình, khác hẳn với bất kỳ quốc gia nào, đó chính là chữ Nơm của người Việt. Hiện tượng này vừa mang những nét đặc thù của riêng mình nhưng đồng thời nó cũng nằm trong qui luật chung của thế giới. Nhà nghiên cứu Trần Ngọc Vương cho rằng, đây là một hiện tượng mang tính quốc tế “Tới những thời điểm nhất định, các nền văn hoá, văn học “được tích hợp” đều hiển thị những nỗ lực tìm kiếm và sáng tạo của mình trên bình diện cơng cụ và các yếu tố hình thức nhằm vừa để làm gia tăng phương tiện và công cụ biểu hiện,

phản ánh cảm xúc và tư duy, vừa để vượt thốt khỏi sự ràng buộc mang tính cầm tù của các phương tiện nghệ thuật mà ở điểm xuất phát, họ đã buộc phải

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phương thức ứng xử với chữ nôm và văn học nôm thời lý trần (khảo sát qua thư tịch lịch sử và sáng tác văn chương) (Trang 91 - 130)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)