Giải pháp ứng phó khắc phục đến tính thời vụ du lịch biển Sầm Sơn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển du lịch biển Sầm Sơn ứng phó với biến đổi khí hậu, Tourism development in Sam Son Beach mitigation and adaptation to climate change (Trang 93 - 114)

1.1.10 .N ớc biể nd ng

3.6. Giải pháp ứng phó khắc phục đến tính thời vụ du lịch biển Sầm Sơn

Sự thay đổi khí hậu theo mùa và các hiện tƣợng thời tiết đặc biệt nhƣ gió mùa Đông Bắc, bão, áp thấp nhiệt đới, lũ lụt,…là những nhân tố tạo nên tính thời vụ trong hoạt động du lịch biển, thậm chí gây trở ngại cho hoạt động du lịch biển. Các yếu tố khí hậu nhƣ nhiệt độ, số giờ nắng, lƣợng mƣa và mùa mƣa là những yếu tố có tác động mạnh nhất và là nguyên nhân chủ yếu hình thành nên tính thời vụ trong hoạt động du lịch biển Sầm Sơn.

Để khắc phục tính thời vụ trong hoạt động du lịch biển ở Sầm Sơn cần có những định hƣớng và giải pháp cụ thể nhƣ đa dạng hóa các loại hình và sản phẩm du lịch, phát triển các loại hình du lịch ít chịu ảnh hƣởng của điều kiện khí hậu nhƣ tham quan, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng trải nghiệp cuộc sống của ngƣời dân vạn chài. Ngoài ra, đầu tƣ cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị phục vụ du lịch, quy hoạch các điểm, xúc tiến quảng bá cho du lịch biển và bảo vệ tài nguyên du lịch biển...nhằm làm giảm cƣờng độ của thời vụ du lịch, kéo dài thời gian mùa du lịch trong năm. Cụ thể là quy hoạch chi tiết khu du lịch sinh thái xã Quảng Cƣ; khu lƣu niệm đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc thuộc huyện Quảng Xƣơng theo đề án mở rộng địa giới hành chính thị xã ra 6 xã. Một số giải pháp cụ thể là:

- Cần có sự phối hợp với Hiệp hội du lịch tỉnh và các địa phƣơng xây dựng các tour, tuyến du lịch xuất phát từ Sầm Sơn đi các huyện và tỉnh lân cận. Phối hợp với Tập đoàn FLC tiêp tục tổ chức các sự kiện văn hóa, thể thao để thu hút du khách trong thời gian thấp điểm

- Tăng cƣờng tổ chức các giải thi đấu thể dục thể thao, các hoạt động văn hóa, văn nghệ toàn quốc và quốc tế tại Sầm Sơn trong thời gian từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau để thu hút khách. Giãn bớt việc tổ chức các hoạt động trong thời gian cao điểm.

- Xây dựng kế hoạch phát triển các loại hình du lịch đặc thù của thị xã nhƣ tắm biển, nghỉ dƣ ng, du lịch tâm linh, phát triển các loại hình dịch vụ vui chơi, giải trí; du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, thi đấu thể dục thể thao (TDTT).

- Phát triển một số mặt hàng lƣu niệm, thủ công, mỹ nghệ, đặc biệt là phát triển xây dựng đƣợc thƣơng hiệu một số sản phẩm chế biến từ hải sản là thế mạnh của thị xã nhƣ: mực khô, nƣớc mắm...

- Phát huy hiệu quả tiềm năng, thế mạnh về du lịch biển và các loại hình du lịch khác của 6 xã mới sáp nhập để tạo ra các sản phẩm du lịch chất lƣợng cao, các sản phẩm du lịch phong phú, có sức hấp dẫn cao đối với du khách, nhất là du lịch sinh thái cộng đồng.

- Các DN du lịch cần nỗ lực khai thác thị trƣờng, tăng cƣờng tìm kiếm nguồn khách du lịch công vụ, các hội nghị, hội thảo của các cơ quan, ban, ngành, các công ty trên toàn quốc. Các KS phải có các biện pháp tiếp thị, khuyến mãi trong mùa thấp điểm, giảm giá hoặc thực hiện các biện pháp khuyến mãi cho các hoạt động.

- Trong thời gian vắng khách, cần tổ chức nâng cấp KS, bổ sung các dịch vụ phụ trợ, đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao trình độ phục vụ tại đơn vị mình. Ngoài ra, các đơn vị cần thực hiện nhiều biện pháp nhằm tiết kiệm chi phí trong mùa vắng khách, tuy nhiên cũng cần bảo đảm mức lƣơng tối thiểu cho ngƣời lao động để giữ nguồn nhân lực.

- Tăng cƣờng hoạt động xúc tiến thƣơng mại và hoạt động hợp tác với các tổ chức quốc tế để đƣợc hỗ trợ các chƣơng trình, dự án về phát triển du lịch biển ứng phó với BĐKH.

- Tăng cƣờng thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài trong lĩnh vực ứng phó với BĐKH, nhất là thu hút kỹ thuật – công nghệ cao phục vụ hiệu quả cho việc phát triển du lịch biển ứng phó với BĐKH.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. KẾT LUẬN

Trong quá trình thực hiện đề tài “Phát triển du lịch biển Sầm Sơn ứng phó với biến đổi khí hậu” tác giả đã gặp phải những khó khăn nhất định nhƣ không có

bộ công cụ nào đánh giá đƣợc quá trình tác động của BĐKH diễn ra nhƣ thế nào? chỉ số nào làm tiêu chuẩn cho việc đo đếm mức độ tác động của BĐKH, tính dễ bị tổn thƣơng. Tất cả chỉ mang tính định tính mà không định lƣợng ra đƣợc. Tuy nhiên có thể rút ra một số kết luận cơ bản sau:

- Du lịch là ngành kinh tế nhạy cảm với điều kiện môi trƣờng tự nhiên do đó là một trong những ngành chịu ảnh hƣởng nặng nề nhất do tác động của BĐKH và NBD. BĐKH tác động trực tiếp đến cơ sở hạ tầng du lịch, hoạt động lữ hành, tài nguyên du lịch và tính mùa vụ trong du lịch biển, yếu tố nền tảng cho phát triển du lịch. Trong bối cảnh Việt Nam đƣợc xác định là quốc gia chịu ảnh hƣởng nặng nề của BĐKH và NBD, việc nghiên cứu phát triển du lịch biển ứng phó với BĐKH tại một điểm cụ thể nhƣ Sầm Sơn là rất quan trọng và cần thiết. Kết quả của đề tài này sẽ là căn cứ khoa học và là nguồn tham khảo có giá trị cho các hoạt động ứng phó với tác động của BĐKH và nƣớc biển dâng trong lĩnh vực du lịch tại Sầm Sơn nói riêng và các khu vực khác nói chung, góp phần đảm bảo sự phát triển bền vững của du lịch ở Việt Nam.

- Đánh giá hiện trạng phát triển du lịch và tác động qua lại của BĐKH trong phát triển du lịch biển Sầm Sơn đối với các đối tƣợng cụ thể nhƣ: cơ sở hạ tầng du lịch, hoạt động lữ hành, tài nguyên du lịch và tính mùa vụ, là một công việc hết sức phức tạp đòi hỏi có thời gian và đầu tƣ công sức, kinh phí một cách thỏa đáng. Tuy nhiên đây là vấn đề rất quan trọng cần thực hiện và đã đƣợc đề xuất là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Khung kế hoạch ứng phó với BĐKH của ngành du lịch Việt Nam.

- Kết quả khảo sát, đánh giá hiện trạng phát triển du lịch biển Sầm Sơn ứng phó với biến đổi khí hậu kết hợp với những kết quả nghiên cứu có liên quan đã xác

nhận những đối tƣợng du lịch chủ yếu chịu ảnh hƣởng của BĐKH và nƣớc biển dâng bao gồm:

+ Tài nguyên du lịch mà trƣớc hết là các tài nguyên du lịch vật thể các bãi biển, các hệ sinh thái và ĐDSH, các di tích lịch s - văn hóa;

+ Hạ tầng du lịch (hệ thống giao thông kết nối các khu, điểm du lịch)

+ Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch (các khu, điểm du lịch, các công trình dịch vụ du lịch)

+ Các chƣơng trình (tours) du lịch + Tính mùa vụ trong du lịch biển

- Để phát triển du lịch biển Sầm Sơn ứng phó với tác động của BĐKH, luận văn đã đề xuất 4 giải pháp tổng thể với 6 loại thiên tai bao gồm: bão, ngập lụt, hạn hán, xói lở bờ biển, xâm nhập mặn, cát di chuyển cụ cho từng khu vực có nguy cơ tổn thƣơng cao (khu vực xã Quảng Cƣ, xã Quang Vinh, xã Quảng Tiến, Xã Quảng Châu và dọc đƣờng Hồ Xuân Hƣơng. Đặc biệt khu vực dọc từ c a sông Mã đổ ra biển xuống đến khu du lịch sinh thái Vạn Chài) và 3 giải pháp cụ thể cấp thiết nhất hiện nay tại Sầm Sơn bao gồm: Giải pháp ứng phó với BĐKH cho từng khu vực tại Sầm Sơn, Giải pháp ứng phó với BĐKH cho khách sạn tại Sầm Sơn và Giải pháp ứng phó khắc phục đến tính thời vụ du lịch biển Sầm Sơn.

Do hạn chế về khuôn khổ luận văn cũng nhƣ về thời gian thực hiện, nhiều vấn đề quan trọng về BĐKH ở tỉnh Thanh Hóa cũng nhƣ trong phạm vi Thị xã Sầm Sơn chƣa đƣợc tiếp cận hoặc chỉ mới đƣợc đề cập một cách sơ bộ. Ngoài ra, một số nội dung đƣợc trình bày trong luận văn đang ở trong tình trạng nghiên cứu th nghiệm hoặc mới là kết quả nghiên cứu bƣớc đầu. Tác giả hy vọng nhận đƣợc các ý kiến đóng góp và chỉ dẫn thêm của các nhà nghiên cứu quan tâm đến vấn đề phát triển du lịch ứng phó với biến đổi khí hậu.

2. KIẾN NGHỊ

Trên cơ sở đánh giá hiện trạng phát triển du lịch và tác động qua lại của BĐKH trong phát triển du lịch biển Sầm Sơn, luận văn đề xuất một số kiến nghị cho việc lập kế hoạch phát triển du lịch biển Sầm Sơn ứng phó với tác động của BĐKH trong tƣơng lai gần:

Nghiên cứu sâu đối với các xã/phƣờng ven biển của Thị xã Sầm Sơn về tính dễ bị tổn thƣơng do BĐKH và các hƣớng dẫn lập kế hoạch phát triển đô thị, xây dựng, cơ sở hạ tầng và cở vật chất kỹ thuật du lịch.

Ngành du lịch Sầm Sơn phối hợp với các sở, ban, ngành, phòng ban huy động các nguồn vốn đầu tƣ, tài trợ trong và ngoài nƣớc hợp tác cùng xây dựng các giải pháp cụ thể và tham khảo các giải pháp đã nêu ở trên nhằm thực hiện có hiệu quả các mục tiêu phát triển du lịch của Thị xã Sầm Sơn nói chung và tỉnh Thanh Hóa nói riêng trong bối cánh BĐKH ngày càng hiện rỗ và khắc nghiệt hơn.

Đồng thời, tiến hành các kế hoạch và chƣơng trình để ứng phó với BĐKH thông qua việc lồng ghép BĐKH và NBD vào các chƣơng trình phát triển kinh tế-xã hội của thành Thị xã Sầm Sơn, nhằm hạn chế các rủi ro trong quá trình thực hiện.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng việt

1. Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng (2012), Kịch bản biến đổi khí hậu, n ớc biển d ng cho Việt Nam

2. Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng (TN&MT) (2003), Thông báo đầu tiên của Việt

Nam cho Công ớc khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, Hà Nội.

3. Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng (2008a), Khái quát biến đổi khí hậu ở Việt Nam, NXB Bản đồ, Hà Nội.

4. Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng (2008b), Ch ơng trình Mục tiêu quốc gia Ứng phó với biến đổi khí hậu tại Việt Nam, NXB Bản đồ, Hà Nội.

5. Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng (2009), Kịch bản biến đổi khí hậu, n ớc biển d ng cho Việt Nam.

6. Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng (2010), Xây dựng khả năng phục hồi: Các chiến

l ợc thích ứng cho sinh kế ven biển chịu nhiều rủi ro nhất do tác động của biến đổi khí hậu ở miền Trung Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, Hà

Nội.

7. Bộ Tài Nguyên và môi trƣờng, Viện khoa học và khí tƣợng thủy văn môi trƣờng, Chƣơng trình phát triển Liên Hợp Quốc (2012), Kịch bản Biến đổi khí hậu và n ớc biển d ng cho t nh Thanh Hóa

8. Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng (2012a), Cập nhật kịch bản biến đổi khí hậu, n ớc biển d ng cho Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, Hà Nội.

9. Bộ Tài nguyên Môi trƣờng (2009), Kịch bản biến đổi khí hậu 02.12.2008), Quyết định phê duyệt Ch ơng trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí h u, Số 158/2008/QĐ‑TTg, của Thủ tƣớng Chính phủ, 31 tr

10. Cục Thống kê tỉnh Thanh Hóa (2014), Niên giám thống kê t nh Thanh Hóa năm 2014, NXB Thống kê, Hà Nội.

11. Nguyễn Thu Hạnh (2011), Hiện trạng và giải pháp phát triển các khu du lịch

biển quốc gia tại v ng du lịch B c Trung Bộ, Viện Nghiên cứu phát triển du lịch.

12. Trƣơng Quang Học, Nguyễn Đức Ngữ (2009), Một số điều cần biết về Biến đổi khí hậu, Nxb. Khoa học Kỹ thuật, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trƣờng

Việt Nam

13. Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiếu (2001), Du lịch bền vững, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội.

14. IPCC (1992), Báo cáo của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu, IPCC. 15. IPCC (1996), Báo cáo của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu, IPCC. 16. IPCC (1997), Báo cáo của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu, IPCC. 17. IPCC (2001), Báo cáo của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu, IPCC. 18. IPCC (2010), Báo cáo của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu, IPCC. 19. IPCC (2012a), Quản l các sự kiện khí hậu cực đoan và thảm họa ở ch u Á,

IPCC.

20. Phạm Trung Lƣơng (2001), Tài nguyên và môi tr ờng du lịch Việt Nam, Nxb Giáo dục.

21. Phạm Trung Lƣơng (2002), Du lịch sinh thái – Những vấn đề về l luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam, Nxb Giáo dục.

22. Phạm Trung Lƣơng, (2003) Dự án khu bảo tồn biển Hòn Mun, Viện Nghiên

cứu phát triển du lịch.

23. Phạm Trung Lƣơng (2008), Cơ sở khoa học phát triển du lịch đảo ven bờ v ng

du lịch B c Trung Bộ, Viện Nghiên cứu phát triển du lịch

24. Ngân hàng thế giới (2008), Thành phố, thích ứng với khí hậu: Cẩm nang giảm nhẹ khả năng bị tổn th ơng tr ớc thiên tai, Nxb. Văn hóa‑Thông tin, Hà Nội,

174 tr;

25. Ngân hàng Thế giới (2010), Báo cáo Phát triển thế giới: Phát triển và biến đổi khí hậu, Ngân hàng Thế giới, Wahington, D.C

26. Trần Đức Thanh (2005), Nhập môn khoa học du lịch, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội.

27. Trần Đức Thanh (2005), Tập bài giảng Địa l du lịch, ĐH KHXH & NV Hà

Nội.

28. Phan Văn Tân (2009-2010), nghiên cứu tác động của BĐKH toàn cầu đến các

yếu tố và hiện t ợng khí hậu cực đoan ở Việt Nam, khả năng dự báo va giải pháp chiến l ợc ứng phó, Đại học Quốc gia Hà Nội

29. Tổng cục du lịch (2005), Bảo vệ môi tr ờng du lịch: tài liệu tham khảo lồng ghép trong ch ơng trình đào tạo du lịch

30. Thủ tƣớng Chính phủ (2013), phê duyệt Đề án Phát triển các đô thị Việt Nam ứng phó với BĐKH giai đoạn 2013-2020

31. Thủ tƣớng Chính phủ (2008), phê duyệt ch ơng trình mục tiêu Quốc gia ứng

phó với biến đổi khí hậu

32. Viện NCPT Du lịch (2011), Các giải pháp thích ứng và ứng phó, góp phần giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu đối với hoạt động du lịch ở Việt Nam,

Hà Nội.

33. Viện NCPT Du lịch (2012), Đánh giá tác động và kế hoạch ứng phó với biến

đổi khí hậu đến lĩnh vực du lịch, Hà Nội.

34. Viện Khoa học Khí tƣợng Thủy văn và Môi trƣờng (2010), Biến đổi khí hậu và

tác động ở Việt Nam NXB Khoa học kỹ thuật.

35. Viện Chiến lƣợc Chính sách Tài nguyên và Môi trƣờng (2009), Biến đổi khí hậu ở Việt Nam, Hà Nội.

36. Viện Khoa học Khí tƣợng Thủy văn và Môi trƣờng (2010), Các kịch bản n ớc

biển d ng và khả năng giảm thiểu rủi ro ở Việt Nam, Báo cáo tổng kết dự án hợp tác với Đan Mạch, Hà Nội.

37. Viện Khoa học Khí tƣợng, Thủy văn và Môi trƣờng (2011a), Tài liệu h ớng dẫn đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và ác định các giải pháp thích ứng, NXB Tài nguyên – Môi trƣờng và Bản đồ Việt Nam, Hà Nội.

38. Viện Khoa học Khí tƣợng, Thủy văn và Môi trƣờng và UNDP (2012), Những

kiến thức cơ bản về biến đổi khí hậu, NXB Tài nguyên – Môi trƣờng và Bản

đồ Việt Nam, Hà Nội.

39. Bùi Thị Hải Yến, Phạm Hồng Long (2007), Tài nguyên Du lịch, Nxb Giáo dục

Tiếng anh

40. Andrew Wells-Dang and Matthew Tiedemann (2012), Civil Society And Climate Change In Viet Nam, Pact, Viet Nam Country Office

41. Chaudhry P and Ruysschaert G (2007), Climate change and Human Development in Vietnam:A Case Study, UNDP Human Devel-opment Report Office Ocational Paper#46/2007.

42. IPCC (2007), Four Assessment Report (AR4)

43. Mendelsohn, R., (2009), Climate Change and Economic Growth, Working Paper No 60, The World Bank.

44. Simpson, M.C., Gössling, S., Scott, D., Hall, C.M. and Gladin, E. (2008)

Climate Change Adaptation and Mitigation in the TourismSector: Frameworks, Tools and Practices, UNEP, University of Oxford, UNWTO,

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển du lịch biển Sầm Sơn ứng phó với biến đổi khí hậu, Tourism development in Sam Son Beach mitigation and adaptation to climate change (Trang 93 - 114)