Số khách quốc tế đến tỉnh Thanh Hóa trong các năm 2005-2015

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả hoạt động kinh tế đối ngoại tỉnh thanh hóa đến năm 2020 thực trạng và giải pháp (Trang 56)

Số lƣợng du khách quốc tế đến tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn 2011-2015 tăng trƣởng rõ nét, đạt 413.740 lƣợt khách, gấp 4,3 lần so với giai đoạn 2006-2010 (Biểu đồ 10).

Cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu và phân loại sản phẩm du lịch có sự phân bổ trên hầu hết các nhóm sản phẩm. Sự định hƣớng từ nguồn vốn đầu tƣ nƣớc ngoài tạo ra chuyển biến đến cơ cấu ngành hàng xuất khẩu của tỉnh. So với cả nƣớc, Thanh Hóa đã thực hiện xuất khẩu trên hầu hết các nhóm mặt hàng. Đặc biệt nhóm hàng Công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp chiếm 74,2%, phản ánh đúng thế mạnh và tiềm năng của tỉnh.

Biểu đồ 11: Cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu tỉnh Thanh Hóa và cả nước năm 2015

Nguồn: Tổng cục Thống kê Nguồn: Niên giám Thống kê TH

* Hợp tác quốc tế trong những lĩnh vực khác

Đào tạo nhân lực: Trƣớc xu hƣớng của hội nhập quốc tế, Thanh Hóa đã

quan tâm đến công tác đào tạo đội ngũ cán bộ chất lƣợng cao theo chuẩn quốc tế, thông qua thực hiện 02 đề án: Đề án 1là đào tạo cán bộ nguồn lãnh đạo các sở, ban, ngành trong tỉnh: Tổng số học viên tham gia học Tiếng Anh theo Đề án là: 357; Số học viên cuối khóa: 336; Số học viên đạt điểm tiếng Anh theo yêu cầu đề án (đạt 61 điểm TOEF iBT trở lên và 5.5. điểm IE TS trở lên) là: 256/336 đạt tỷ lệ 76,19%,

Cả nƣớc

40,3%

35,6% 15,5%

6,3% 2,3%

Công nghiệp nhẹ và tiểu thủ CN: 40,3% Công nghiệp nặng và khoáng sản: 35,6% Nông lâm sản: 15,5% Thủy sản: 6,3% Vàng phi tiền tệ: 2,3% Thanh Hóa 74,2% 11,5% 2,5%11,8%

Công nghiệp nhẹ và tiểu thủ CN: 74,2% Công nghiệp nặng và khoáng sản: 11,5% Nông lâm sản: 2,5%

Thủy sản: 11,8% Vàng phi tiền tệ: 0%

đây là tỷ lệ khá cao so với mặt bằng chung tình hình đào tạo Tiếng Anh trong cả nƣớc.

Đề án 2 là liên kết đào tạo nguồn nhân lực Đại học và sau Đại học với các trƣờng Đại học tại nƣớc ngoài. Đề án đƣợc thực hiện từ năm 2006, với tổng số học viên đã đƣợc cử đi học theo Đề án nƣớc ngoài đến hết tháng 12/2015 là 202/360 học viên, đạt 57,7% so với chỉ tiêu Đề án theo quyết định 2729/2013/QĐ-UBND, trong đó 22 NCS, 153 Cao học và 27 Đại học. Tính đến tháng 12/2015, đề án đã tổ chức đƣợc 08 khóa học tiếng Anh do các giáo viên nƣớc ngoài giảng dạy tại Trƣờng ĐH Hồng Đức với tổng số gần 400 học viên. Các học viên đƣợc cử đi đào tạo theo nhiều lĩnh vực, đáp ứng chỉ tiêu và cơ cấu ngành nghề của tỉnh nhƣ: kỹ thuật công nghệ, nông lâm ngƣ nghiệp, kiến trúc xây dựng, kinh tế quản trị kinh doanh, công nghệ thông tin, bảo vệ môi trƣờng...

Bảng 2.1: Thống kê số lượng học viên theo đề án iên kết Đào tạo ĐH và Sau ĐH với các trường ĐH tại nước ngoài (tính đến hết tháng 12/2015)

TT Nhóm ngành Kết quả/ chỉ tiêu NCS / chỉ tiêu CH/ chỉ tiêu ĐH/ chỉ tiêu

1 Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 21/31 4/01 17/21 0/09

2 Kinh doanh và quản lý 74/80 5/09 57/58 12/13

3 Kiến trúc xây dựng và Kỹ thuật - Công

nghệ 43/120 5/33 26/60 12/27 4 CN thông tin 11/29 3/07 5/14 3/8 5 Sản xuất và chế biến 1/05 0/0 1/5 0/0 6 Y tế 6/20 0/0 6/12 0/8 7 Bảo vệ môi trƣờng 14/15 2/0 12/12 0/3 8 Các lĩnh vực khác: KHTN, KHXH&NV và VHNT 32/60 3/0 29/50 0/10 Tổng cộng 202/360 22/50 153/232 27/78 Nguồn: Trường ĐH Hồng Đức

Dự kiến khi 02 đề án trên hoàn thành, Thanh Hóa sẽ trở thành một trong những tỉnh đi đầu cả nƣớc về đội ngũ cán bộ, công chức đƣợc đào tạo theo chuẩn quốc tế và đủ khả năng làm việc với các đối tác nƣớc ngoài trong tất cả các lĩnh vực kinh tế xã hội của tỉnh.

Hoạt động chuyển giao công nghệ: Theo khảo sát đƣợc thực hiện bởi Đề tài

"Nghiên cứu giải pháp huy động nguồn vốn từ doanh nghiệp đầu tƣ cho hoạt động khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa" do Sở Khoa học và Công nghệ thực hiện từ tháng 11/2011 đến tháng 12/2015, 500 doanh nghiệp đƣợc tiến hành điều tra khảo sát về các hoạt động liên quan đến khoa học công nghệ nhƣ hoạt động nghiên cứu ứng dụng, đổi mới công nghệ, áp dụng các hệ thống quản lý chất lƣợng và nâng cao năng lực công nghệ. Kết quả thu đƣợc thể hiện ở bảng 2:

Bảng 2.2: Thực trạng đầu tư vào KHCN của các doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa

Thực trạng đầu tƣ vào KHCN của các doanh nghiệp giai đoạn 2011 - 2015

1 Hoạt động nghiên cứu,

ứng dụng 37 7,4 50.950

2 Hoạt động đổi mới

công nghệ 277 55,4 1.523.650

Nguồn: Sở Khoa học và công nghệ

Bảng 2 cho thấy, các doanh nghiệp Thanh Hóa hầu hết là doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhƣng đã có sự quan tâm đến các hoạt động khoa học công nghệ, có 277/500 doanh nghiệp tham gia hoạt động đổi mới công nghệ, tăng 57% so với giai đoạn 2006 - 2010.

2.2.2.2. Hạn chế và nguyên nhân * Về hạn chế * Về hạn chế

Các hoạt động thu hút vốn đầu tƣ (FDI, ODA, viện trợ PCPNN) còn ở mức thấp so với nhu cầu của tỉnh .Vốn đăng ký FDI bình quân đầu ngƣời tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn 2011 – 2015 ít hơn nhiều so với cả nƣớc. Tỷ lệ giải ngân của tất cả các dự án FDI thấp (15%), chỉ bằng 1/3 cả nƣớc. Điều này làm cho tỷ trọng của

khu vực FDI trong tổng vốn đầu tƣ ở Thanh Hóa còn khoảng cách xa so với cả nƣớc. Khoảng cách này vẫn chƣa đƣợc rút ngắn trong cả giai đoạn. Đến năm 2011, cả nƣớc đạt 25,8%, gấp gần 2 lần so với Thanh Hóa (13,5%).

Giá trị giải ngân ODA bình quân đầu ngƣời tỉnh Thanh Hóa nhỏ hơn nhiều so với cả nƣớc. Vì vậy, tỷ trọng vốn giải ngân ODA trong tổng vốn đầu tƣ toàn xã hội tỉnh Thanh Hóa còn thấp so với cả nƣớc.

Giá trị viện trợ tính theo đầu ngƣời của Thanh Hóa trong giai đoạn 2011- 2015 tuy đã tăng nhƣng chƣa đạt mức bình quân của cả nƣớc. Năm 2011 Thanh Hóa đạt 2,05 USD/ngƣời/năm, chỉ bằng 2/3 cả nƣớc (3,47 USD/ngƣời/năm). Mặc dù Thanh Hóa đã có những bƣớc tiến rõ nét để trở thành một trong những tỉnh thu hút đƣợc nhiều viện trợ PCPNN nhƣng vẫn chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu bức thiết của địa phƣơng. Tính từ 2008 đến nay, tốc độ tăng trƣởng nguồn viện trợ PCPNN vào tỉnh vẫn luôn thấp hơn so với mặt bằng chung của cả nƣớc.

Tỷ trọng của khu vực FDI trong GDP tỉnh Thanh Hóa nhỏ hơn nhiều so cả nƣớc, năm 2011 đạt mức cao nhất của cả giai đoạn (6,3%) nhƣng chỉ bằng 1/3 cả nƣớc (19%). Tỷ trọng giá trị giải ngân ODA trong GDP Thanh Hóa còn thấp so với cả nƣớc và hầu nhƣ không tăng trong giai đoạn 2011 – 2015.

Giá trị viện trợ PCPNN vào Thanh Hóa trong lĩnh vực Môi trƣờng, ứng phó với biến đổi khí hậu chỉ xếp thứ 3 (chiếm 19,65%) trong tất cả các lĩnh vực, trong khi xu hƣớng của thế giới đang tập trung hỗ trợ vào lĩnh vực này. Đây là một điểm hạn chế trong chiến lƣợc lựa chọn lĩnh vực kêu gọi, vận động viện trợ PCPNN của tỉnh.

Tỷ lệ khách quốc tế trên số dân tỉnh Thanh Hóa thấp hơn nhiều so với cả nƣớc. Năm 2011, lƣợng khách quốc tế đến Thanh Hóa đạt 1,25 khách/100 dân bằng 18,9% so với cả nƣớc (6,68 khách/100 dân). So sánh với 02 tỉnh lân cận Ninh Bình và Nghệ An, hoạt động du lịch quốc tế của tỉnh Thanh Hóa còn tồn tại nhiều hạn chế.

Một hạn chế khác của tỉnh là chƣa chú trọng đẩy mạnh xuất khẩu các doanh nghiệp trong nƣớc. Tỷ trọng xuất khẩu các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài tăng mạnh những năm gần đây. Năm 2011, 22 trên tổng số 40 doanh nghiệp FDI có tham gia hoạt động xuất khẩu nhƣng chiếm tới 42% giá trị xuất khẩu của toàn tỉnh. Trong khi đó 64 doanh nghiệp xuất khẩu trong nƣớc khác chỉ chiếm 58% giá trị xuất khẩu.

Các đề án liên kết đào tạo nguồn nhân lực cho tỉnh đã đạt đƣợc một số kết quả nhất định. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số hạn chế. Vẫn còn nhiều học viên tham gia học Tiếng Anh lớp tạo nguồn nhƣng vẫn không đạt chuẩn trình độ Tiếng Anh để tham gia Đề án. Công tác sử dụng nhân lực sau đào tạo còn chậm, chƣa kịp thời, vẫn còn một số học viên về nƣớc lâu rồi nhƣng vẫn chƣa đƣợc bố trí công việc phù hợp.

Hoạt động KHCN trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011 - 2015 chƣa thể hiện đƣợc vai trò trong công cuộc phát triển kinh tế. Số lƣợng doanh nghiệp quan tâm đến hoạt động KHCN còn hạn chế. Hoạt động đổi mới công nghệ, so với hoạt động nghiên cứu ứng dụng, các doanh nghiệp đã dành nhiều sự quan tâm, đầu tƣ hơn cho hoạt động đổi mới công nghệ,

* Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế:

Cơ sở hạ tầng là một nguyên nhân khách quan ảnh hƣởng trực tiếp đến khả năng thu hút vốn FDI và khách quốc tế du lịch tại Thanh Hóa. Vốn ODA đầu tƣ cho hạ tẩng ở Thanh Hóa còn thấp hơn so với bình quân cả nƣớc nên các dự án hạ tầng quan trọng vẫn chƣa đƣợc triển khai. Hạ tầng giao thông yếu kém làm tăng chi phí và thời gian vận chuyển hành khách, vận tải hàng hóa, nguyên vật liệu. Hiện tại, chƣa có đƣờng hàng không trực tiếp đến tỉnh, hệ thống đƣờng sông chƣa đƣợc sử dụng hiệu quả, đƣờng bộ đã xuống cấp trầm trọng, không có đƣờng cao tốc nối Hà Nội – Thanh Hóa. Hạ tầng khu công nghiệp, khu kinh tế chƣa đƣợc đầu tƣ, hoàn thiện; công tác giải phóng mặt bằng còn chậm. Hạ tầng du lịch chƣa đƣợc đầu tƣ xứng đáng, nhất là di sản văn hóa thế giới Thành nhà Hồ nên không hấp dẫn đƣợc

du khách. Vốn FDI và thu nhập từ khách du lịch quốc tế thấp làm cho nguồn vốn đầu tƣ phát triển kinh tế - xã hội không đƣợc tăng cƣờng. Năng lực và quy mô sản xuất nhỏ, chi phí sản xuất lớn làm giảm tính cạnh tranh của sản phẩm, tỷ trọng xuất khẩu trong GDP đạt giá trị chƣa cao.

Chính sách hỗ trợ, ƣu đãi và phát triển còn thiếu, việc thực hiện không đạt đƣợc hiệu quả đề ra. Trong lĩnh vực xuất khẩu, các doanh nghiệp xuất khẩu khó tiếp cận với nguồn hỗ trợ về vốn và tín dụng. Điều này là do khó khăn chung của ngành ngân hàng trong giai đoạn hiện nay khi nợ xấu tăng cao. Chính sách ƣu đãi cho các nhà đầu tƣ FDI đƣợc áp dụng ở mức tối đa trong giới hạn cho phép nhƣng còn thiếu sáng tạo, thiếu vốn để triển khai những chính sách riêng, đột phá của tỉnh nhƣ: xây trƣớc nhà ở công nhân cho nhà đầu tƣ thuê, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu chất lƣợng của các nhà đầu tƣ. Trong lĩnh vực khoa học công nghệ, tỉnh chƣa có nhiều chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng và đổi mới công nghệ. Trong việc thu hút nguồn nhân lực, tỉnh chƣa có các chính sách đãi ngộ thực sự hấp dẫn để thu hút nguồn nhân lực chất lƣợng cao đƣợc đào tạo quốc tế về Thanh Hoá làm việc.

Năng lực của đơn vị thực hiện cũng là một nguyên nhân làm giảm hiệu quả hoạt động kinh tế đối ngoại. Năng lực đội ngũ cán bộ tại doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất khẩu chƣa cao làm cho hoạt động của các doanh nghiệp còn bị động, lúng túng trong hội nhập, thiếu chiến lƣợc phát triển, chƣa quan tâm xây dựng thƣơng hiệu, phát triển bền vững. Đối với các dự án ODA, một số chủ đầu tƣ, nhà thầu có năng lực yếu, làm chậm tiến độ thực hiện dự án. Trong lĩnh vực du lịch, số lƣợng các doanh nghiệp trong lĩnh vực lữ hành quốc tế ít, quy mô nhỏ, làm ăn thời vụ, hoạt động rời rạc. Trong lĩnh vực khoa học công nghệ, các doanh nghiệp đầu tƣ không quá 10% lợi nhuận cho công tác chuyển giao công nghệ; với đa số doanh nghiệp trong tỉnh là doanh nghiệp vừa và nhỏ, con số 10% lợi nhuận trƣớc thuế là rất bé, thƣờng không quá 100 triệu đồng. Đồng thời, số lƣợng doanh nghiệp xuất khẩu của tỉnh không nhiều, nhu cầu về đáp ứng các tiêu chuẩn công nghệ và hàng

hóa theo tiêu chuẩn thế giới không cao dân đến sự quan tâm và đầu tƣ vào các hoạt động KHCN chƣa cao.

Nguồn nhân lực đông nhƣng chất lƣợng chƣa đáp ứng nhu cầu. Các doanh nghiệp FDI còn gặp khó khăn trong việc tuyển dụng cán bộ quản lý, giám sát hoạt động chất lƣợng cao; công nhân có tay nghề đủ để nắm bắt công nghệ hiện đại. Nếu có chính sách đào tạo và sử dụng hợp lý thì nguồn nhân lực sẽ trở thành yếu tố mạnh nhất thu hút đầu tƣ FDI.

Công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch, định hƣớng cho các hoạt động kinh tế đối ngoại còn nhiều bất cập. Quy hoạch, kế hoạch chƣa xác định rõ đƣợc những lợi thế của địa phƣơng để tập trung cho xuất khẩu. Trong khi đa số các doanh nghiệp Thanh Hóa là doanh nghiệp vừa và nhỏ thì trong định hƣớng xuất khẩu chƣa chú trọng đến đối tƣợng này. Trong thu hút vốn đầu tƣ FDI, quy hoạch tổng thể của nhiều địa phƣơng, khu công nghiệp đã đƣợc phê duyệt nhƣng quy hoạch chi tiết chậm dẫn đến bị động trong lựa chọn địa điểm đầu tƣ. Số lƣợng các dự án FDI trong lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản còn quá ít so với nhu cầu đầu tƣ, tiềm năng phát triển và có xu hƣớng giảm dần. Số lƣợng dự án ở các khu vực, địa bàn miền núi, nông thôn còn ít. Hệ thống hạ tầng tại các KCN, KKT chƣa đƣợc hoàn thiện. Trong nhiệm vụ kêu gọi viện trợ PCPNN, hiệu quả của công tác lập và triển khai kế hoạch dài hạn để vận động viện trợ đôi lúc còn chƣa cao, chƣa phân tích và lựa chọn các khu vực tiềm năng và các lĩnh vực ƣu tiên nhằm tập trung đẩy mạnh vận động viện trợ thu hút viện trợ. Sản phẩm du lịch thu hút khách quốc tế còn nghèo nàn, thiếu sản phẩm đặc trƣng và chất lƣợng cao; công tác quy hoạch, kế hoạch và đầu tƣ phát triển du lịch còn nhiều hạn chế.

Công tác quản lý nhà nƣớc về kinh tế đối ngoại chƣa đạt hiệu quả cao. Chƣa có nhiều chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng kiến thức cho đội ngũ cán bộ quản lý trong lĩnh vực xuất khẩu dẫn đến năng lực cán bộ chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của thời kỳ hội nhập. Nguồn nhân lực quản lý du lịch chƣa đƣợc đào tạo một cách hệ thống về chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp; năng lực ngoại ngữ và khả năng giao

tiếp của đội ngũ hƣớng dẫn viên du lịch còn hạn chế. Đội ngũ làm công tác quản lý các hoạt động viện trợ PCPNN tại Thanh Hóa đặc biệt tại các huyện chủ yếu là kiêm nhiệm, chƣa chuyên nghiệp, chƣa đƣợc trang bị đầy đủ trình độ ngoại ngữ và kiến thức đối ngoại. Chƣa rà soát, đánh giá các quy trình thực hiện và hiệu quả đề án đào tạo quốc tế; chƣa ban hành quy chế sử dụng nhân lực sau đào tạo, do đó lƣợng học viên tốt nghiệp về nƣớc chƣa đƣợc các cơ quan nhà nƣớc trong tỉnh quan tâm tiếp nhận. Chất lƣợng giáo viên đào tạo tiếng Anh cho học viên đề án chƣa đƣợc quy chuẩn; công tác quản lý học viên đề án còn nhiều yếu kém.

Công tác xúc tiến và tuyên truyền cho các hoạt động kinh tế đối ngoại còn hạn chế. Các chính sách ƣu đãi doanh nghiệp tham gia chuyển giao và đổi mới công nghệ chƣa đến đƣợc với đại đa số các doanh nghiệp trong tỉnh. Công tác chuẩn bị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả hoạt động kinh tế đối ngoại tỉnh thanh hóa đến năm 2020 thực trạng và giải pháp (Trang 56)