Giáo dục chủ nghĩa Mác-Lênin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị ở trường chính trị tỉnh bắc giang dưới ánh sáng tư tưởng hồ chí minh (Trang 25 - 29)

Để thực hiện mục đích giáo dục lý luận chính trị, nội dung giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ là mối quan tâm thường xuyên của Hồ Chí Minh. Trong nhiều bài nói, bài viết Người đề cập khá nhiều vấn đề xác định nội dung giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ, như giáo dục những nguyên lý của chủ nghĩa Mác- Lênin, công tác xây dựng Đảng, đường lối, quan điểm của Đảng, chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước, đạo đức cách mạng, những kinh nghiệm của các nước và tình hình thế giới… tư tưởng cơ bản xuyên suốt của Người về nội dung giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ ở 3 nội dung lớn, và nội dung đầu tiên giáo dục những nguyên lý chủ nghĩa Mác- Lênin cho cán bộ, đảng viên.

Người đã sớm xác định được vai trò quan trọng của chủ nghĩa Mác-Lênin đối với cách mạng Việt Nam. Ngay từ những năm đầu thế kỷ XX, đánh giá về vị trí của chủ nghĩa Mác –Lênin trong số các lý luận, các chủ nghĩa đang lan truyền

ở đầu thế kỷ, Hồ Chí Minh viết: “Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin” [40, tr. 268]. Là chủ nghĩa chân chính nhất, vì chủ nghĩa Mác – Lênin là thế giới quan và phương pháp luận khoa học của giai cấp công nhân và các lực lượng cách mạng trong thời đại. Là chủ nghĩa chắc chắn nhất, vì chủ nghĩa Mác – Lênin là cẩm nang thần kỳ của tất cả các dân tộc bị áp bức và bóc lột đi tới thốt khỏi ách áp bức giai cấp, áp bức dân tộc. Là chủ nghĩa cách mạng nhất, vì chủ nghĩa Mác – Lênin đấu tranh nhằm mục tiêu giải phóng triệt để giai cấp vô sản, nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức trên tồn thế giới khỏi bóc lột, áp bức, có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Do đó chủ nghĩa Mác – Lênin có vai trị to lớn và quan trọng, Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Khơng có lý luận cách mệnh, thì khơng có cách mệnh vận động…chỉ có theo lý luận cách mệnh tiền phong, Đảng cách mệnh mới làm nổi trách nhiệm cách mệnh tiền phong” [40, tr. 258].

Thấm nhuần chủ nghĩa Mác – Lênin trong việc xác định rõ mục tiêu của cách mạng vô sản là độc lập dân tộc đi lên chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh đã cùng Đảng Cộng sản Việt Nam áp dụng những nguyên lý phổ biến đó vào điều kiện, hồn cảnh cụ thể của Việt Nam ngay từ buổi đầu thành lập. Sự đúng đắn của con đường này là nhân tố có ý nghĩa quyết định đối với thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong mấy thập kỷ qua.

Đối với Hồ Chí Minh, một quan điểm xuyên suốt nhất quán là cách mạng trước hết phải làm cho dân giác ngộ, phải giảng giải cho mọi người hiểu được chủ nghĩa Mác – Lênin, hiểu được đường lối chính sách của Đảng. Cho nên nói về cơng tác học tập và huấn luyện lý luận cho cán bộ, Người đã đặt câu hỏi: Huấn luyện gì? Và câu trả lời là huấn luyện lý luận Mác –Lênin: “Phải dạy lý

luận Mác – Lênin cho mọi người” [44, tr. 46], tài liệu để huấn luyện “trước hết phải lấy những tài liệu về chủ nghĩa Mác – Lênin làm gốc” [44, tr. 49].

Theo Người, mọi cán bộ, đảng viên “phải ra sức học tập chủ nghĩa Mác – Lênin, củng cố lập trường của giai cấp vô sản, cố gắng nắm vững những quy luật phát triển của cách mạng Việt Nam; phải luôn luôn nâng cao đạo đức cách mạng, kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, bồi dưỡng chủ nghĩa tập thể của giai cấp vô sản” [48, tr. 21]. Hiểu chủ nghĩa Mác – Lênin còn để phụng sự cho cách mạng, cho tổ quốc và nhân dân, nếu khơng hết lịng, hết sức phụng sự nhân dân, tự kiêu, tự đại, tự tư, tự lợi, như thế là trái với chủ nghĩa Mác – Lênin. Người đã nêu cách hiểu chủ nghĩa Mác – Lênin như sau: “Theo Bác, hiểu chủ nghĩa Mác – Lênin tức là cách mạng phân công cho việc gì, là chủ tịch nước hay nấu ăn, đều phải làm trịn nhiệm vụ. Khơng nên đào tạo ra những con người thuộc sách làu làu, cụ Mác nói thế này, cụ Lênin nói thế kia, nhưng nhiệm vụ của mình được giao quét nhà lại để cho nhà đầy rác” [32, tr. 192].

Hồ Chí Minh cũng đã nhiều lần nghiêm khắc phê phán thái độ lười, ngại học tập lý luận hoặc học không đến nơi đến chốn của một số cán bộ rồi rút cuộc là khơng hiểu gì về lý luận, khơng hiểu gì về chủ nghĩa Mác –Lênin. Nhiều lần Người lấy ví dụ để chứng minh: “Có một lần đi dự hội nghị về, Bác gặp một đồn thanh niên và phụ nữ thơn quê ngồi nghỉ ở một đầu dốc. Bác hỏi họ đi đâu, thì họ bảo là đi dự lớp huấn luyện về…Bác hỏi:

Học có vui khơng? Vui lắm

Thế học những gì? Các Mác

Họ ấp úng. Khơng ạ” [44, tr. 49].

Qua câu chuyện trên, Hồ chí Minh muốn giáo dục chủ nghĩa Mác khơng chỉ là cho người học hiểu, tự giác ngộ, không chỉ thuần tuý là nâng cao về mặt nhận thức mà cịn muốn giúp cho người cán bộ có tư tưởng và lập trường vững chắc. Tư tưởng và lập trường ở đây khơng gì khác là tư tưởng và lập trường của giai cấp công nhân mà chủ nghĩa Mác - Lênin đã khái qt, Hồ Chí Minh chỉ rõ “có học tập lý luận Mác – Lênin mới củng cố được đạo đức cách mạng, giữ vững lập trường, nâng cao sự hiểu biết và trình độ chính trị, mới làm được tốt cơng tác Đảng giao phó cho mình” [47, tr. 292].

Chủ nghĩa Mác – Lênin cịn là lý trí, là tình cảm nữa: “Hiểu chủ nghĩa Mác – Lênin là phải sống với nhau có tình có nghĩa. Nếu thuộc bao nhiêu sách mà sống khơng có tình có nghĩa thì sao gọi là hiểu chủ nghĩa Mác – Lênin được” [50, tr. 554].

Vì nhiệm vụ cách mạng mà mỗi cán bộ phải khơng ngừng học tập nâng cao trình độ kiến thức về mọi mặt, thường xuyên học tập nâng cao trình độ lý luận Mác – Lênin, nắm vững đường lối, chính sách của Đảng là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của mỗi cán bộ, đảng viên, lười học tập có nghĩa là thiếu trách nhiệm, thiếu nhiệt tình cách mạng đối với việc hồn thành sứ mệnh lịch sử của Đảng.

Từ nhận thức, “lý luận là đem thực tế trong lịch sử, trong kinh nghiệm, trong các cuộc tranh đấu, xem xét, so sánh thật kỹ lưỡng rõ ràng, làm thành kết luận. Rồi lại đem nó chứng minh với thực tế. Đó là lý luận chân chính. Lý luận như cái kim chỉ nam, nó chỉ phương hướng cho chúng ta trong cơng việc thực tế” [43, tr. 233]; “Lý luận là sự tổng kết những kinh nghiệm của loài người, là tổng hợp những tri thức về tự nhiên và xã hội tích trữ lại trong q trình lịch sử” [46, tr. 497], Hồ Chí Minh đã đi đến khái quát về lý luận Mác – Lênin là: “Lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin là sự tổng kết kinh nghiệm của phong trào công

nhân từ trước đến nay của tất cả các nước. Nó là “Khoa học về các quy luật phát triển của tự nhiên và xã hội; khoa học về cách mạng của quần chúng bị áp bức và bị bóc lột; khoa học về thắng lợi của chủ nghĩa xã hội ở tất cả các nước; khoa học về xây dựng chủ nghĩa cộng sản” [46, tr. 497].

Giáo dục chủ nghĩa Mác – Lênin, Hồ Chí Minh kết luận: “Chủ nghĩa Mác rất cao, rất rộng. Những người cách mạng phải học tập chủ nghĩa Mác. Nhưng có thể nói một cách tóm tắt là chủ nghĩa Mác dạy chúng ta phải tuyệt đối trung thành với Đảng, phải hết lòng hết sức phục vụ giai cấp công nhân. Mác dạy chúng ta: vơ sản tất cả các nước đồn kết lại!, Lênin người học trò thiên tài của Mác bổ sung thêm: Vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại!. Hai khẩu hiệu đó là những ngọn cờ vĩ đại dẫn giai cấp vô sản và dân tộc bị áp bức đến thắng lợi hoàn toàn” [32, tr. 173]. “Chủ nghĩa Lênin đối với chúng ta, những người cách mạng và nhân dân Việt Nam, không những là cái “cẩm nang” thần kỳ, khơng những là cái kim chỉ nam, mà cịn là mặt trời soi sáng con đường chúng ta đi tới thắng lợi cuối cùng, đi tới chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản” [48, tr. 128]. Có thể nói kiên trì chủ nghĩa Mác – Lênin là vấn đề có tính ngun tắc số một đối với Hồ Chí Minh và với Đảng ta. Trung thành với chủ nghĩa Mác – Lênin là nắm vững bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin, đồng thời vận dụng một cách đúng đắn, phù hợp vào điều kiện nước ta, góp phần phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin một cách sáng tạo, chủ nghĩa Mác – Lênin đã trở thành nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho cách mạng Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị ở trường chính trị tỉnh bắc giang dưới ánh sáng tư tưởng hồ chí minh (Trang 25 - 29)