Giáo dục phẩm chất đạo đức cách mạng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị ở trường chính trị tỉnh bắc giang dưới ánh sáng tư tưởng hồ chí minh (Trang 29 - 32)

Trong cơng tác giáo dục lý luận chính trị, Hồ Chí Minh quan tâm đến giáo dục phẩm chất đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên, vì Người quan niệm

“người cán bộ cách mạng phải có đạo đức cách mạng, phải giữ vững đạo đức cách mạng mới là người cán bộ cách mạng chân chính” [45, tr. 480].

Trong lĩnh vực đạo đức của Hồ Chí Minh mà Người đề cập đến về thực chất đó là đạo đức mới: đạo đức cách mạng. Đạo đức cũ xuất phát từ những chuẩn mực đạo đức phong kiến trói buộc con người vào lễ giáo, phục vụ cho chế độ đẳng cấp, tôn ti hà khắc của xã hội phong kiến. Sự khác biệt giữa đạo đức cũ và đạo đức mới đã được Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Có người cho đạo đức cũ và đạo đức mới khơng có gì khác nhau. Nói như vậy là lầm to. Đạo đức cũ và đạo đức mới khác nhau nhiều. Đạo đức cũ như người đầu ngược xuống đất chân chổng lên trời. Đạo đức mới như người hai chân đứng vững được dưới đất, đầu ngửng lên trời” [44, tr. 321]. Đạo đức mới không phải là đạo đức thủ cựu “nó là đạo đức mới, đạo đức vĩ đại, nó khơng phải vì danh vọng cá nhân, mà vì lợi ích chung của Đảng, của dân tộc, của lồi người” [43, tr. 252].

Hồ Chí Minh quan niệm đạo đức là “gốc”, là nền tảng của người cách mạng. Trong tác phẩm Đường Cách mệnh, Hồ Chí Minh đã dành chương đầu

tiên để bàn về tư cách người cách mệnh sau đó mới nói về lý luận và đường lối cách mạng. Hồ Chí Minh khẳng định: “Cũng như sơng thì có nguồn mới có nước, khơng có nguồn thì sơng cạn. Cây phải có gốc, khơng có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, khơng có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng khơng lãnh đạo được nhân dân. Vì muốn giải phóng cho dân tộc, giải phóng cho lồi người là một cơng việc to tát, mà tự mình khơng có đạo đức, khơng có căn bản, tự mình đã hủ hố, xấu xa thì cịn làm nổi việc gì?” [43, tr. 252-253].

Người có đạo đức cách mạng thì gặp khó khăn gian khổ, thất bại tạm thời cũng không lùi bước, khi gặp thuận lợi và thành công càng khiêm tốn, chất phác, không tư lợi hưởng thụ, thực sự trở thành người “lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”.

Đạo đức cách mạng không phải là những gì to tát, lớn lao mà xuất phát từ những công việc hàng ngày gần gũi thân thiết với con người, “đạo đức cách mạng không phải từ trên trời xa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong” [47, tr. 293]. “Người cách mạng phải có đạo đức làm nền tảng, mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang” [47, tr. 283].

Song song với việc giáo dục đạo đức cách mạng thì cũng cần phải chống một số căn bệnh nguy hiểm như quan liêu, tham ơ, lãng phí mà Người gọi đó là căn bệnh chủ nghĩa cá nhân. Chủ nghĩa cá nhân là một thứ bệnh nguy hiểm, là kẻ địch hung ác của chủ nghĩa xã hội mà người cách mạng phải tiêu diệt nó. Để tránh và tiêu diệt những căn bệnh trên thì cần phải học tập lý luận, trau dồi đạo đức, nhận rõ điều gì phải thì cố gắng làm, điều gì trái thì hết sức tránh. Nếu xa rời mục tiêu lý tưởng cách mạng, nếu thoái hoá về đạo đức tức là đã hỏng từ “gốc”, cho nên đạo đức cách mạng là yêu cầu tiên quyết.

Một trong những nội dung giáo dục lý luận chính trị của Hồ Chí Minh là giáo dục chủ nghĩa Mác – Lênin, hiểu chủ nghĩa Mác – Lênin, học chủ nghĩa Mác – Lênin tức là đã củng cố đạo đức cách mạng, giữ vững lập trường, nâng cao sự hiểu biết của mình và trình độ chính trị, phải tu dưỡng đạo đức cách mạng suốt đời mới làm tốt được cơng tác Đảng giao phó cho mình. Đạo đức cách mạng - Đạo đức mới mà Hồ Chí Minh đề cập đã được Người giải thích dễ hiểu, rõ ràng và súc tích, khơng những đã bổ sung thêm cho chuẩn mực đạo đức mới ở Việt Nam mà đồng thời có ý nghĩa to lớn trong công tác giáo dục, đặc biệt cơng tác giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị ở trường chính trị tỉnh bắc giang dưới ánh sáng tư tưởng hồ chí minh (Trang 29 - 32)