Giáo dục chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị ở trường chính trị tỉnh bắc giang dưới ánh sáng tư tưởng hồ chí minh (Trang 32 - 34)

của Nhà nước

Một trong những tài liệu phục vụ cho cơng tác giáo dục lý luận chính trị là “những chỉ thị, nghị quyết, luật, lệnh của Đồn thể và Chính phủ đều là những tài liệu cần phải học tập nghiên cứu” [44, tr. 50].

Giáo dục cương lĩnh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cho cán bộ, đảng viên là một trong những nội dung quan trọng trong nội dung giáo dục lý luận chính trị vì cương lĩnh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước giúp cán bộ, đảng viên hiểu rõ, tin tưởng và quyết tâm thực hiện tốt đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật đó. Khi đã hiểu và tin tưởng thì “khó khăn mấy họ cũng làm được, hy sinh mấy họ cũng khơng sợ” vì những chính sách và nghị quyết của Đảng đều vì lợi ích của nhân dân. Vì vậy đạo đức cách mạng của người đảng viên là kiên quyết làm đúng chính sách và nghị quyết của Đảng.

Người đặt câu hỏi: Vì sao phải học tập đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước? Vì: “Có nắm vững đường lối cách mạng mới thấy rõ phương hướng tiến lên của cách mạng, mới hiểu rõ mình phải làm gì và đi theo hướng nào để thực hiện mục đích của Đảng trong giai đoạn cách mạng hiện nay” [50, tr. 94]. “Vì vậy, phải chịu khó học tập lý luận Mác – Lênin, học tập đường lối, chính sách của Đảng, đồng thời phải học văn hoá, kỹ thuật và nghiệp vụ, khơng ngừng nâng cao trình độ chính trị, tư tưởng và năng lực cơng tác của mình” [50, tr. 91]. Có học tập đường lối, nghị quyết mới thực hiện được “nhiệm vụ cách mạng của nhân dân ta hiện nay đòi hỏi mỗi đảng viên phải: tuyệt đối tin tưởng vững chắc vào đường lối, chủ trương của Đảng” [50, tr. 92].

Với quan điểm cách mạng trước hết là phải làm cho dân giác ngộ, phải giảng giải cho mọi người hiểu được chủ nghĩa Mác – Lênin, hiểu được đường lối, chính sách của Đảng, do đó Người quan tâm trước hết là cán bộ, vì cán bộ làm cho đường lối đó trở thành hiện thực sinh động trong cuộc sống. Hồ Chí Minh cho rằng cán bộ là cái dây chuyền của bộ máy tổ chức, nếu dây chuyền khơng tốt, khơng chạy thì động cơ dù tốt mấy toàn bộ máy cũng tê liệt. Cán bộ là những người đem chính sách của Đảng thi hành trong nhân dân, nếu cán bộ kém thì chính sách hay mấy cũng khơng thực hiện được. Mọi chủ trương, chính sách của Đảng, Chính phủ có được triển khai thực hiện và thực hiện hiệu quả hay không, phụ thuộc rất nhiều vào cán bộ làm công tác giáo dục đường lối. Dân có thực sự làm chủ, có phát huy hết sức mạnh của dân hay khơng, mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và quần chúng nhân dân, điều kiện cơ bản đảm bảo sức chiến đấu của Đảng, sức mạnh của Nhà nước có giữ vững được hay khơng chính là do cán bộ làm cơng tác giáo dục lý luận quyết định. Như Hồ Chí Minh nói cán bộ làm cơng tác giáo dục đường lối là phải thực sự trở thành cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với quần chúng nhân dân, phải là người mang chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước giải thích cho dân hiểu và tổ chức cho dân thực hiện. Đồng thời phản ánh đầy đủ tâm tư, nguyện vọng, ý kiến của dân cho Đảng và Nhà nước. Trên cơ sở đó giúp Đảng và Nhà nước điều chỉnh, sửa đổi đưa ra đường lối chính sách cho phù hợp, sát với thực tế hơn.

Tóm lại nội dung giáo dục lý luận chính trị là rất rộng, theo Hồ Chí Minh nội dung giáo dục lý luận chính trị bao gồm giáo dục những nguyên lý của chủ nghĩa Mác – Lênin, giáo dục nâng cao đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên, giáo dục đường lối, quan điểm, chủ trương, chính sách, nghị quyết của Đảng và của Nhà nước giúp cho cán bộ, đảng viên xây dựng thế giới quan và phương

pháp luận đúng đắn, nhằm thống nhất về tư tưởng, ý chí và phẩm chất cách mạng, năng lực hoạt động thực tiễn của họ, hướng dẫn họ vận dụng những hiểu biết ấy vào cuộc sống.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị ở trường chính trị tỉnh bắc giang dưới ánh sáng tư tưởng hồ chí minh (Trang 32 - 34)