Giáo dục phải thiết thực, phù hợp, đúng nhu cầu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị ở trường chính trị tỉnh bắc giang dưới ánh sáng tư tưởng hồ chí minh (Trang 48 - 52)

Bằng cuộc sống sinh động cũng như thực tiễn học tập và tiến hành công tác huấn luyện cán bộ của mình, Hồ Chí Minh rất quan tâm đến công tác giáo dục lý luận chính trị, Người thường quan tâm tới tính phù hợp, lý luận phải thiết

thực, huấn luyện phải nhằm đúng nhu cầu. Chính vì vậy Người nói “huấn luyện cốt thiết thực, chu đáo, hơn tham nhiều”. “Cốt thiết thực” là một nguyên tắc không chỉ trong giáo dục lý luận chính trị mà trong cơng việc cách mạng nữa. Như việc xuất bản sách, báo, công tác tuyên truyền, ngay từ những ngày đầu cách mạng khi viết cuốn sách Đường Cách mệnh, Người đã khuyên những người làm công tác tuyên truyền lý luận là chống những lời nói chung chung mà phải “nói thiết thực”, nói đúng lúc, đúng chỗ mới là hiểu chủ nghĩa Mác – Lênin, cách tuyên truyền thiết thực còn làm cho cách mạng tiến bộ nữa, “chỉ ước sao đồng bào xem rồi thì nghĩ lại, nghĩ rồi thì tỉnh dậy, tỉnh rồi thì đứng lên đồn kết nhau mà làm cách mạng” [40, tr. 262].

Người còn phê phán lối dạy không thiết thực, “huấn luyện cho cán bộ trong các cơ quan hành chính mà khơng đụng đến cơng việc hành chính. Cịn dạy chính trị thì mênh mơng mà khơng thiết thực, học rồi không dùng được” [43, tr. 269]. Người cho là “học như thế là phí cơng, phí của” [50, tr. 95]. Huấn luyện là phải “nói nơm na để cho người ta dễ hiểu, hiểu để người ta làm được. Khơng nên lúc nào cũng trích Các Mác, cũng trích Lênin, làm cho đồng bào khó hiểu. Nói thế nào cho đồng bào hiểu được, đồng bào làm được, đó là nói được chủ nghĩa Mác – Lênin” [49, tr.130]. Những quan điểm đó cho thấy Hồ Chí Minh ln nhấn mạnh tính thiết thực.

Mặt khác, học lý luận chính trị tức là để áp dụng vào thực tế, nếu như thực tế hay yêu cầu của sự nghiệp cách mạng đặt ra yêu cầu cần phải học tập lý luận chính trị để làm cơng tác tốt hơn thì sau khi học xong kết quả cuối cùng phải là vấn đề vận dụng lý luận vào thực tế. Cứ như thế vòng tròn nhận thức ngày càng rộng ra, tức là công tác giáo dục lý luận được thực hiện có hiệu quả.

Từ mục đích, nội dung giáo dục lại phải có phương pháp phù hợp thì giáo dục lý luận mới đạt hiệu quả. Người quan tâm đến cách dạy và học lý luận, Người nói “huấn luyện lý luận có hai cách: một cách chỉ đem lý luận khơ khan nhét cho đầy óc họ. Rồi bày cho họ viết những chương trình, những hiệu triệu rất kêu. Nhưng đối với việc thực tế, tuyên truyền, vận động, tổ chức, kinh nghiệm chỉ nói qua loa mà thơi. Thế là lý luận sng, vơ ích. Một cách là trong lúc học lý luận, phải nghiên cứu công việc thực tế, kinh nghiệm thực tế. Lúc học rồi, họ có thể tự mình tìm ra phương hướng chính trị có thể làm những cơng việc thực tế, có thể trở nên người tổ chức và lãnh đạo. Thế là lý luận thiết thực, có ích” [43, tr. 272].

Để đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng, công tác giáo dục lý luận chính trị đang đặt ra hàng loạt các vấn đề về nội dung, chương trình, hình thức, phương pháp, điều kiện học tập và phương tiện học tập cần phải đổi mới nhưng phải thiết thực, phù hợp và nhằm đúng nhu cầu:

Về nội dung, Hồ Chí Minh yêu cầu cũng phải thiết thực, tức là ngoài lý

luận phải dạy về công tác “hoặc riêng về cán bộ, ai lãnh đạo trong ngành hoạt động nào thì phải biết chun mơn về ngành ấy” và “phải chú ý dạy văn hoá cho những đồng chí kém văn hố để giúp họ tiến bộ về lý luận, cơng tác” [44, tr. 47]. Như vậy trong nội dung giảng dạy, học tập Hồ Chí Minh vừa quan tâm đến lý luận vừa quan tâm đến văn hố để người học vận dụng được vào cơng việc cụ thể của mình, phải có sự cân đối giữa lý luận và thực tế để tạo cho người học có niềm tin, vững vàng, khơng bị ngỡ ngàng trước những sự kiện mới nảy sinh hoặc trước những thay đổi chưa hề có.

Về chương trình dạy, hình thức tổ chức lớp học cũng phải nhằm đúng nhu cầu “cần gì học nấy”, hình thức mở lớp nhiều mà khơng phù hợp thì “rốt cuộc chỉ tốn gạo mà học thì học táp nhoang. Phải hợp lý hố nghĩa là: Mở lớp nào cho

ra lớp ấy; Lựa chọn người dạy và người học đến cho cẩn thận; Đừng mở lớp lung tung” [44, tr. 52]. Vì Người cho rằng cán bộ có nhiều loại: cán bộ đảng, cán bộ nhà nước, cán bộ đoàn thể…mỗi loại cán bộ ở mỗi thời kỳ cách mạng không giống nhau. Bởi vậy, để đáp ứng yêu cầu thực tiễn của cách mạng, trong công tác đào tạo, huấn luyện cán bộ cần phải có chương trình, kế hoạch phù hợp với từng loại cán bộ.

Về phương tiện học tập cũng phải trình bày ngắn gọn, rõ ràng, phù hợp với điều kiện con người Việt Nam, vì học lý luận không đơn giản, đây là môn học trìu tượng, khơ khan, khó tạo được sự hấp dẫn cho người học, cho nên để học tập lý luận một cách thiết thực, Hồ Chí Minh địi hỏi tài liệu phải được lựa chọn kỹ càng, biên tập sắp xếp hợp lý, cách thể hiện phải ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ. Trong cuốn giáo khoa về lý luận đầu tiên của cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh đã viết: Đường cách mệnh viết ra chỉ với mục đích để “đồng bào xem rồi thì nghĩ lại, nghĩ rồi thì tỉnh dậy, tỉnh rồi thì đứng lên đoàn kết nhau làm cách mệnh”. Để đạt được mục đích đó cách viết phải “vắn tắt, dễ hiểu, dễ nhớ…Nói rất giản tiện, mau mắn, chắc chắn như hai lần hai là bốn, không tơ vẽ, trang hồng gì cả… Hy vọng sách này chỉ ở trong hai chữ: Cách mệnh! Cách mệnh!! Cách mệnh!!!” [40, tr. 262]. Tổng kết qua các bài nói, bài viết của Hồ Chí Minh phương pháp ngắn gọn, hiệu quả ln được Người đặc biệt quan tâm. Ngồi tác phẩm Đường Cách mệnh, năm 1931, trong thư gửi cho Ban chấp hành Trung

ương Đảng Cộng sản Đơng Dương, phê bình về Hội nghị của xứ uỷ Trung kỳ và Bắc kỳ, Người đã nêu cách thảo luận và công tác đều chưa thiết thực, phát biểu đều có ý mênh mơng, khơng thấy đề nghị kế hoạch thực tế cho mỗi địa phương. Trong tác phẩm Sửa đổi lối làm việc Người viết năm 1947, ngay từ những dòng đầu tiên của tác phẩm Người đã xác định rõ; “Từ nay chúng ta phải thiết thực

học tập”. Quan điểm và yêu cầu phải học tập thiết thực được Hồ Chí Minh phát triển trong bài nói chuyện tại Hội nghị tồn quốc lần thứ nhất về công tác huấn luyện và học tập (6/5/1950). Câu đầu tiên trong bài nói này của Người là “phải thiết thực chu đáo trong công việc huấn luyện”. Người đặt câu hỏi “huấn luyện thế nào?” và câu trả lời mang tính khẳng định là “cốt thiết thực”. 16 năm sau, khi nói chuyện tại lớp huấn luyện đảng viên mới, ngày 14 tháng 5 năm 1966, Người tiếp tục khẳng định: “Chúng ta phải học tập một cách thiết thực hơn”… Đối với Hồ Chí Minh, trong giáo dục lý luận chính trị, phương pháp giáo dục thiết thực, phù hợp, nhằm đúng nhu cầu đã được Người nhất quán trong tư duy lý luận cũng như trong hoạt động thực tiễn, và được Người trình bày một cách có hệ thống. Cho đến những năm cuối đời, vấn đề học tập lý luận một cách thiết thực, phù hợp, nhằm đúng nhu cầu vẫn là mối quan tâm thường nhật của Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị ở trường chính trị tỉnh bắc giang dưới ánh sáng tư tưởng hồ chí minh (Trang 48 - 52)