3) Các công cụ hành chính khác nhằm quản lý nhập khẩu:
NƯỚC CỘNG HOÀ SÍP I Khái quát chung
I- Khái quát chung
Vị trí địa lý : nằm ở phía Đông Địa Trung hải gần phía nam Thổ Nhĩ Kỳ
Diện tích : 9.251 km2 (trong đó người Síp gốc Thổ kiểm soát 3.355 km2)
trong 10 Bài Viết mùa đông ẩm ướt. Vùng ven biển khí hậu ôn hoà, các vùng khác mùa hè nhiệt độ lên tới 38 độ C.
Dân số : 775.927 người (77% gốc Hy lạp và 18 % gốc Thổ Nhĩ kỳ), số liệu 7/2004.
Tôn giáo : Đạo cơ đốc (78%) và đạo Hồi (18%) chiếm đa số Ngôn ngữ : Tiếng Hy Lạp, tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, tiếng Anh Thủ đô : Nicosia
Tổng thống : Tassos Papadoupulos (Từ 1/3/2003) Ngoại trưởng : Geogios Iacovou ( 4/2003)
Quốc khánh : 1/10 (1960)
Đơn vị tiền tệ: Đồng bảng Síp; 1 Bảng Síp = 0.52 USD (2003)
II – Lịch sử
- Trước đây Síp thuộc đất Hy lạp, sau đó lần lượt trở thành thuộc địa của Ốt-tô-man (Thổ) và Anh. Sau chiến tranh thế giới thứ II, phong trào đấu tranh đòi độc lập ở Síp phát triển mạnh. Tháng 2/1959, Thổ, Hy lạp, Anh và đại diện 2 cộng đồng người Síp đã đàm phán trao trả độc lập cho Síp và thành lập nhà nước cộng hoà bao gồm 2 cộng đồng người Síp gốc Hy lạp và người Síp gốc Thổ, trong đó, Tổng thống là người gốc Hy lạp, Phó Tổng thống là người gốc Thổ. Ngày
16/8/1960, Síp tuyên bố độc lập, tuy nhiên Hy Lạp, Thổ và Anh đều còn quân đội đóng tại Síp. Chính sách chia để trị của đế quốc đã gây ra mâu thuẫn sâu sắc giữa hai cộng đồng người Síp. Ngay sau khi Síp tuyên bố độc lập, nhiều cuộc xung đột đã nổ ra giữa hai cộng đồng người Síp.
- Trước tình hình đó, ngày 4/3/1964 HĐBA/LHQ đã ra NQ 186 đưa quân LHQ vào Síp gìn giữ hoà bình và do tình hình chưa ổn định, lực lượng này đã phải ở lại cho đến ngày nay. Năm 1974, Hy Lạp đưa thêm quân vào Síp, lập Chính phủ chịu ảnh hưởng của Hy Lạp. Lấy cớ "bảo vệ người Síp gốc Thổ", ngày 20/7/1974 Thổ đưa quân xâm lược Síp chiếm 40% đất đai phía Bắc đảo, tiếp đó đưa thêm người Thổ ra định cư ở Síp và tăng thêm quân đội chiếm đóng. Ngày 15/11/1983, cộng đồng Síp gốc Thổ đơn phương thành lập nước "Cộng hoà Thổ Bắc Síp" do Rauf Denktash làm Tổng thống (không
được quốc tế công nhận ngoài Thổ Nhĩ Kỳ). Từ đây, Síp chính thức rơi vào tình trạng bị chia cắt thành hai nửa. - Nhằm giải quyết hoà bình vấn đề Síp, HĐBA/LHQ ra một loạt nghị quyết (353, 355, 358, 360) kêu gọi các bên rút quân, tôn trọng độc lập chủ quyền của Síp, chấm dứt can thiệp vào công việc nội bộ của Síp, tiến hành đàm phán nhằm tìm kiếm một giải pháp chính trị toàn diện cho vấn đề Síp. TTK/LHQ được đặc trách theo dõi và thúc đẩy tiến trình giải quyết vấn đề. Tháng 11/2002, TTK /LHQ K. Annan đề xuất kế hoạch giải quyết vấn đề Síp trên cơ sở thành lập một nhà nước liên bang dưới sự quản lý của một chính phủ trung ương theo kiểu Thuỵ Sỹ. Đề xuất này ban đầu đã gặp khó khăn khi cả hai bên bất đồng trong một số vấn đề then chốt. Trước sức ép mạnh của Mỹ và EU, đến tháng 2/2004, Thổ đã phải chuyển hướng tác động đến cộng đồng Síp gốc Thổ ngồi vào bàn đàm phán với người Síp gốc Hy Lạp để giải quyết vấn đề Síp trước khi nước này gia nhập EU vào 1/5/2004. Tuy nhiên, do các bên chưa vượt qua được sức ép thời gian và một loạt các trở ngại lớn trong đàm phán liên quan đến lợi ích trong việc chia sẻ quyền lực, lãnh thổ, người hồi hương, quân đội chiếm đóng nước ngoài, xây dựng lòng tin… nên đàm phán đã đổ vỡ. Kết quả là ngày 1/5/2004 chỉ có Cộng hoà Síp gia nhập EU. Tình trạng chia cắt Síp vẫn tiếp tục chưa được tháo gỡ dù cộng đồng quốc tế và các bên liên quan đều tuyên bố sẽ tiếp tục các nỗ lực mới để giải quyết vấn đề này.
III- Chính trị
- Síp theo thể chế cộng hòa đa đảng,
- Các đảng phái chính trị chủ yếu ở Síp như sau:
AKEL : Đảng tiến bộ của những người lao động Síp (cộng sản) thành lập năm 1941, hiện có khoảng 14.000 đảng viên do ông Christofias làm Tổng bí thư. Đảng, ủng hộ chính sách độc lập dân tộc, KLK của Chính phủ, liên hệ chặt chẽ và có uy tín với chính quyền. Đảng hiện chiếm 20 ghế quốc hội.
DIKO : Đảng Dân chủ, thành lập năm 1976 hiện do đương kim Tổng thống Papadopoulos làm Chủ tịch. Đảng ủng hộ giải quyết vấn đề Síp trên cơ sở các nghị quyết của LHQ. Đảng có 9 ghế quốc hội.
KISOS: Phong trào Dân chủ Xã hội Síp ủng hộ nước Síp độc lập, thống nhất, KLK, thân phương Tây. Đảng có 4 ghế quốc
hội.
IV- Kinh tế
Síp thực hiện nền kinh tế thị trường tự do dựa chủ yếu vào các ngành dịch vụ đặc biệt là du lịch. Trước đây nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng nhất, thu hút 1/3 lực lượng lao động, nông sản xuất khẩu chiếm 1/3 giá trị xuất khẩu của Síp, nhưng những năm gần đây du lịch và dịch vụ dần dần chiếm vị trí quan trọng hơn, đóng góp đến 75.6% GDP và thu hút 70.7% lực lượng lao động của Síp. Nền công nghiệp Síp nhỏ bé, chủ yếu là công nghiệp chế biến và sản xuất hàng tiêu dùng như dệt, giày dép, may mặc xuất khẩu, chế biến nông lâm sản... Sau khi cộng đồng người Síp gốc Thổ đơn phương tuyên bố thành lập "Cộng hoà Thổ Bắc Síp" (1983), ở Síp hình thành 2 vùng kinh tế khác nhau. Vùng kinh tế phía nam của người Síp gốc Hy lạp, vùng kinh tế phía bắc của người Síp gốc Thổ. Tổng sản phẩm quốc dân (GDP) năm 2003 người Síp gốc Hy Lạp là 8.9 tỷ USD, của người Síp gốc Thổ là 1.217 tỷ USD. Thu nhập bình quân đầu người trong cộng đồng người Síp gốc Hy lạp khoảng 16.000 USD (2003), người Síp gốc Thổ là 5.600 USD (2003). Tốc độ tăng trưởng GDP tương ứng của hai khu vực lần lượt là 1.6% và 2.6% (2003). Tỷ lệ lạm phát là 4% (Síp gốc Hy Lạp) và 12.6% (Síp gốc Thổ) ; tỷ lệ thất nghiệp tương ứng là 3.4% và 5.6%.
Síp có quan hệ kinh tế – thương mại chủ yếu với các nước EU, Đông Bắc Á (Hàn Quốc, Nhật Bản). Các đối tác xuất khẩu chính của Síp là Anh, Hy Lạp, Pháp, Ba Lan. Các nước nhập khẩu chính của Síp là Hy Lạp, Nga, Đức, Pháp, Anh, Italia, Hàn Quốc, Nhật… Năm 2001, mức độ thu hút vốn FDI của Síp đạt 74.1 triệu USD, nợ nước ngoài là 8 tỷ USD.
V- Đối ngoại
- Síp chủ trương một đường lối đối ngoại độc lập, KLK. Vì những vấn đề nội bộ, Síp né tránh những vấn đề quốc tế phức tạp. Hiện nay ưu tiên chính trong chính sách đối ngoại của Síp là tranh thủ cộng đồng quốc tế để giải quyết vấn đề Síp, đòi Thổ rút quân khỏi Bắc Síp ; tăng cường quan hệ với EU và Mỹ.
- Hiện Síp là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế như LHQ, IMF, OSCE, G-77, UNHCR, WTO, NAM… và đã chính thức gia nhập EU vào ngày 1/5/2004.