nhập khẩu chung và các biện pháp bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của EU, được cụ thể hoá ở 5 tiêu chuẩn bắt buộc của sản phẩm: tiêu chuẩn chất lượng, tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm, tiêu chuẩn an toàn cho người sử dụng, tiêu chuẩn bảo vệ môi trường và tiêu chuẩn về lao động. Những mặt hàng xuất khẩu như hải sản, nông sản thực phẩm và dược liệu của Việt Nam phải thực hiện nghiêm chỉnh các yêu cầu này của EU. Năm tiêu chuẩn bắt buộc đối với sản phẩm nhập khẩu vào thị trường EU cụ thể như sau:
là yêu cầu bắt buộc đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu sang thị trường EU. Đây là hệ thống quản lý chất lượng do Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế đặt ra để giúp các đơn vị sản xuất cải tiến hệ thống quản lý nhằm nâng cao năng xuất và chất lượng sản phẩm, duy trì sự đồng nhất và phù hợp giữa chất lượng và giá thành. Có thể coi ISO 9000 như một “ngôn ngữ” xác định cam kết cung ứng sản phẩm có chất lượng đáng tin cậy cũng như “phương tiện thâm nhập” vào thị trường EU mà các doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý và thực hiện.
+ Tiêu chuẩn 2: tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm. Về phương diện này, EU đòi hỏi các doanh nghiệp chế biến hàng thực phẩm xuất khẩu sang EU phải tuân thủ các tiêu chuẩn vệ sinh chặt chẽ. Đặc biệt việc áp dụng hệ thống HACCP (Hazard Analysis Critical Control Point) trong các xí nghiệp chế biến hải sản là một yêu cầu không thể thiếu. HACCP là hệ thống phân tích nguy cơ và kiểm soát các trọng yếu áp dụng cho các doanh nghiệp trực phẩm và các ngành có liên quan (chăm nuôi, trồng trọt) Hệ thống này có tính bắt buộc với các công ty nước ngoài. Nhưng từ ngày 1/1/1993, EU đã ra một văn bản hướng dẫn nhập khảu hàng thuỷ sản nêu rõ: “Các điều khoản áp dụng cho nhập khẩu thuỷ sản từ nước thứ 3 phải tương đương với hàng lưu thông trong EU”. Như vậy, một cách gián tiếp cơ chế này đã bắt buộc các nhà xuất khẩu nước những ngoài phải tuân thủ các nguyên tắc HACCP khi muốn thâm nhập vào thị trường EU. Các công ty chế biến thực phẩm của việt nam phải tuân thủ các tiêu chuẩn vệ sinh chặt chẽ. Về phương diện này, việc áp dụng hệ thống HACCP là rất quan trọng và gần như là yêu cầu bắt buộc đối với các xí nghiệp chế biến thuỷ hải sản của các nước đang phát triển muốn xuất khẩu sản phẩm vào thị trường EU.
+ Tiêu chuẩn 3: tiêu chuẩn an toàn cho người sử dụng EU đã thông qua những quy định về độ an toàn chung của sản phẩm hay các định chuẩn. Hiện nay, ở EU có 3 tổ chức định chuẩn: Uỷ ban châu Âu về định chuẩn điện tử, Viện định chuẩn viễn thông của châu Âu chịu trách nhiệm đưa ra các quy chế định chuẩn. Theo hệ thống quy chế này, kỹ mã hiệu là quan trọng số một trong lưu thông hàng hoá trên thị trường EU và được quy định rất nghiêm ngặt, cụ thể đối với một số nhóm hàng của nước ta như sau:
- Các sản phẩm thực phẩm, đồ uống đóng gói phải ghi rõ tên sản phẩm, nhãn mác, danh mục thành phần, thành phần, trọng lượng ròng, thời gian và cách sử dụng, địa chỉ của nước sản xuất hoặc nơi bán, nơi sản xuất, các điều kiện đặc biệt để bảo quản, để chuẩn bị sử dụng hoặc các thao tác bằng tay, mã số
và mã vạch để nhận dạng lô hàng.
- Các loại thuốc mem đều phải được kiểm tra, đăng ký và phải được các cơ quan thẩm quyền của các quốc gia thuộc EU cho phép trước khi được bán ra trên thị trường. Giữa các cơ quan thẩm quyền này và uỷ ban châu Âu về định chuẩn thiết lập một hệ thống thông tin trao đổi tức thời có khả năng nhanh chóng thu hồi bất cứ loại thuốc nào có tác dụng phụ đang được bán trên thị trường.
- Đối với các loại vải lụa, EU lập ra một hệ thống thống nhất về mã hiệu cho biết các loại sợi cấu thành nên loại vải hay lụa được bán trên thị trường.
+ Tiêu chuẩn 4: tiêu chuẩn bảo vệ môi trường. Thị trường EU yêu cầu các hàng hoá có liên quan đến môi trường phải dán nhãn sinh thái (ecolabels) hoặc nhãn tái sinh theo quy định. Ngoài ra, các nhà sản xuất còn phải đảm bảo tuân thủ hệ thống quản lý môi trường ISO 14000.
Đây là bộ tiêu chuẩn được xây dựng trên cơ sở các thoả thuận quốc tế, đem đến cách tiếp cận hệ thống cho việc quản lý môi trường và cung cấp các công cụ hỗ trợ có liên quan như đánh giá môi trường, phân tích chu kỳ sống của sản phẩm. Nhằm cải thiện môi trường một cách liên tục tại các tổ chức cơ sở. Như vậy, thị trường EU yêu cầu hàng hoá có liên quan đến môi trường phải dán nhãn theo quy định (nhãn sinh thái, nhãn tái sinh) và có chứng chỉ được quốc tế công nhận, nên các doanh nghiệp Việt Nam cần có ý thức tôn trọng. Ví dụ, tiêu chuẩn GAP (Good agrricultural Practice) và các nhãn hiệu sinh thái (Ecolabels) đang ngày càng phổ biến, chứng tỏ các cấp độ kách nhau về môi trường tốt. Ngoài ra, các công ty ngày càng được yêu cầu phải tuân thủ hệ thống quản lý môi trường (các tiêu chuẩn The social Accountability 8000 sẽ ngày càng trở nên quan trọng trong những năm tới.
+ Tiêu chuẩn 5: tiêu chuẩn về lao động EU cấm nhập khẩu những hàng hoá mà quá trình sản xuất doanh nghiệp sử dụng bất kỳ một hình thức lao động cưỡng bức nào như được xác định trong Hiệp ước Geneva (25/9/1926 và 7/9/1956) và các Hiệp ước lao động quốc tế số 29 và 105. Uỷ ban châu Âu (EC) tiền thân của EU có quyền đình chỉ hoạt động của các xí nghiệp này sử dụng lao động cưỡng bức và cấm nhập khẩu những hàng hoá mà quá trình sản xuất sử dụng bất kỳ một hình thức lao động cưỡng bức nào như được xác định trong các Hiệp ước Geneva ngày 25/9/1926 và 7/92956 và các Hiệp ước Lao động quốc tế số 29 và 105. Ví dụ, các hình thức lao động cưỡng bức bị cấm khi doanh nghiệp sử dụng để sản xuất
hàng hoá nhập khẩu như: lao động tù nhân, lao động trẻ em, v..vv...