Tổng quan địa bàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định hướng nghề nghiệp của học sinh khối 12 trường THPT trần hưng đạo, quận thanh xuân, thành phố hà nội (Trang 27 - 30)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

1.3. Tổng quan địa bàn

Được thành lập vào ngày 10 tháng 10 năm 1993 theo Quyết định số 5315/QĐ- UB của UBND Thành phố Hà Nội, trường THPT Trần Hưng Đạo là trường THPT công lập đầu tiên của quận Thanh Xuân. Năm học đầu tiên 1993- 1994, nhà trường có 13 lớp của bậc THPT và 3 lớp 6 của bậc THCS với tổng số 768 học sinh và 25 cán bộ, giáo viên, nhân viên đều có trình độ đạt chuẩn. Chỉ sau 3 năm, số lớp của nhà trường đã tăng lên 41 lớp, trong đó có 30 lớp bậc THPT. Từ năm học 1998 – 1999 đến nay, nhà trường chỉ giảng dạy duy nhất bậc THPT.

Để tỏ lòng thành kính, tri ân và cũng là niềm tự hào của các thế hệ thày và trò được vinh dự mang tên Người anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo, năm học 1994 - 1995, trường đã dựng tượng Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn trong khuôn viên trường. Tượng đài được khánh thành vào ngày 20 tháng 8 năm Ất Hợi (1995).

Xác định người Thầy là nhân tố quan trọng làm nên chất lượng giáo dục, bởi vậy ngay từ những ngày đầu mới thành lập, Ban giám hiệu nhà trường đã quan tâm đến việc bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, giáo viên. Chính vì thế, từ chỗ chỉ có 25 cán bộ, giáo viên, nhân viên, đến năm học 2013 - 2014 nhà trường đã có một đội ngũ hùng hậu với hơn 100 cán bộ, giáo viên, nhân viên[3]. Tính đến năm 2018-2019, tổng số đội ngũ cán bộ là 90 người, trong đó có 82 giáo viên, trong đó, 31 thầy cô có học vị thạc sĩ thực hiện nhiệm vụ giáo dục, đào tạo cho 1561 học sinh của 36 lớp hệ THPT (số liệu tính đến 30/9/2018).

Vượt qua muôn vàn khó khăn của những ngày đầu mới thành lập, nhà trường ngày nay đã có cơ sở vật chất khang trang, hiện đại tạo điều kiện tốt nhất cho các hoạt động dạy và học, góp phần khẳng định vị thế của nhà trường trong ngành giáo dục Thủ Đô, giữ vững danh hiệu Trường trung học chuẩn Quốc gia. Tại đây, còn có các danh hiệu thi đua cao quý mà nhà trường đã đạt được như: Huân chương lao động hạng Ba năm 2008; Bằng khen của Thủ tướng chính phủ năm 2006; Danh hiệu trường Tiên tiến, Tiên tiến xuất sắc liên tục qua các năm; Bằng khen dành cho Chi bộ Đảng, Công đoàn và Đoàn thanh niên nhà trường... những hình ảnh của hơn 20 thầy cô giáo trong Hội đồng giáo dục đầu tiên của nhà trường; các đồng chí lãnh đạo gồm Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng qua từng thời kì; các đồng chí tham gia công tác Công đoàn, Đoàn thanh niên; danh sách giáo viên dạy giỏi cấp thành phố và học sinh giỏi cấp thành phố qua từng năm…Một trong những truyền thống quan trọng mà nhà trường hướng đến là trân trọng lịch sử, trải qua khó khăn từ ngày đầu thành lập, cho đến những hiện đại trong cơ sở vật chất, những tấm hình, gương mặt các thầy cô trong hội đồng sư phạm nhà trường cho tới các danh hiệu thi đua cao quý mà nhà trường được trao. Các thầy cô của nhà trường có thể kể đến NGƯT Nguyễn Văn Giao, NGƯT Nguyễn Thị Chinh, Nhà giáo Đoàn Hoài Vĩnh, Nhà giáo Lê Hồng Vũ, Nhà giáo Nguyễn Quốc Bình,…. Hiệu trưởng hiện nay của trường là Nhà giáo, thầy Vũ Đình Hà [3]

Trong giai đoạn 2018-2019, trường THPT Trần Hưng Đạo- Thanh Xuân, có 3 khối lớp học 10, 11 và 12, tổng số lớp 12 là 10 lớp, tổng số học sinh toàn khối là 1520 học sinh, trong đó tổng số học sinh khối 12 của trường là 418 học sinh.

Theo các năm học, nhà trường đã tạo điều kiện cho các thế hệ học sinh khối lớp 12 trong quá trình làm hồ sơ, đến đăng ký và trải qua các kì thi tốt nghiệp, kì thi THPT Quốc Gia hay các kì thi Đại học và Cao đẳng. Điều đó cho thấy, đi cùng với công tác dạy và học, đào tạo người học sinh trở thành các công dân có ích cho xã hội, nhà trường hỗ trợ, và giúp đỡ các học sinh từng bước đến với ngưỡng cửa chuyển tiếp giữa thời Trung học phổ thông và Đại học, Cao đẳng, trường nghề, dần dần chinh phục các mục tiêu tiếp theo của người công dân tích cực.

Chƣơng 2: THỰC TRẠNG ĐỊNH HƢỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC SINH

Định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT được biểu hiện thông qua các khía cạnh như tiếp cận của học sinh trong vấn đề học tập, hướng nghiệp, mong muốn của học sinh và mức độ tìm hiểu trường/khối ngành học và hướng nghiệp của bố mẹ, bạn bè và nhà trường. Trong đó có thể thấy các tiếp cận của học sinh trong vấn đề học tập, hướng nghiệp thể hiện thông qua sự tự học của học sinh, dành thời gian của bản thân cho các môn học nào, nội dung thảo luận của học sinh về học tập, hướng nghiệp, lựa chọn học thêm môn, khả năng tự đánh giá với các nhận định ý kiến. Việc học sinh học khá môn học nào của khối học gì thì tương ứng với khối ngành học và trường học dự kiến đăng ký thi nhất là với nhóm học sinh chưa thực sự xác định được bản thân mong muốn ngành học nào, nghề nghiệp gì nghĩa là các học sinh xác định thế mạnh qua học lực khá môn gì hơn, qua đó dành thời gian học cho các môn học đó hơn. Các cách tự đánh giá của học sinh từ đó mà cũng có sự chênh lệch xen kẽ nhiều quan điểm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định hướng nghề nghiệp của học sinh khối 12 trường THPT trần hưng đạo, quận thanh xuân, thành phố hà nội (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)