Tiếp cận của học sinh trong vấn đề học tập, hƣớng nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định hướng nghề nghiệp của học sinh khối 12 trường THPT trần hưng đạo, quận thanh xuân, thành phố hà nội (Trang 30 - 47)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

2.1. Tiếp cận của học sinh trong vấn đề học tập, hƣớng nghiệp

Học lực của bản thân có mối quan hệ chặt chẽ với dự định lựa chọn các ngành học/trường học của học sinh THPT, nhận thức của học sinh về học lực bản thân càng rõ ràng, thực tế thì các dự định đăng ký càng đầy đủ, được tính toán, cân nhắc, kỹ lưỡng. Nhận thức về học lực của bản thân có thể được biểu hiện thông qua thời gian dành cho môn học của học sinh, thái độ với các môn học, nội dung trao đổi về học tập và các tự đánh giá chung của học sinh đối với vấn đề học tập và kỉ luật.

Về thời gian tự học dành cho các môn của học sinh, nhìn vào bảng 1 có thể thấy phần lớn học sinh dành thời gian tự học từ 1 đến 3 tiếng (chiếm 54,4%)

Bảng 2.1. Thời gian tự học các môn học (tính theo ngày) Thời gian Số lƣợng Tỷ lệ Dưới 30 phút 8 5,4 Từ 30 phút đến 1 tiếng 49 33,3 Từ 1 đến 3 tiếng 80 54,4 Trên 3 tiếng 10 6,8 Tổng 147 100,0

Bảng số liệu trên cho thấy học sinh khối 12 trường THPT Trần Hưng Đạo- Thanh Xuân có dành thời gian tự học cho các môn học, cụ thể 54,4% học sinh tự học từ 1 đến 3 tiếng, 33,3% học sinh dành thời gian từ 30 phút đến 1 tiếng để tự học, tỷ lệ trên 3 tiếng chiếm 6,8% và tỷ lệ dưới 30 phút chiếm 5,4%. Có thể lý giải được mặc dù khảo sát phát phiếu bảng hỏi vào giai đoạn đầu tháng 01 năm 2019, theo quan điểm của một số học sinh cho biết “Vẫn còn thời gian, tháng 5, 6 mới thi” tuy nhiên “nếu không ôn t giờ thì cũng không kịp”. Tự học là tự giác ôn tập, cố gắng nỗ lực, chia kế hoạch học ra sao cho phù hợp thời gian của bản thân. Sự tự lực đó sẽ ít hoặc hạn chế sự can thiệp của giáo viên, và ở thời THPT, giáo viên như người định hướng mục tiêu cho hành động của học sinh. Đồng thời người học sinh giữ vị thế chủ động trong ôn tập, sự tự học đó là nền tảng, tiền đề cho kỹ năng tự học của các bạn khi lên đại học, cao đẳng. Bên cạnh đó, việc tự học khiến học sinh dần dần hình thành thói quen độc lập trong suy nghĩ, trong cuộc sống cá nhân của bản thân, giúp các bạn tự tin hơn trong việc lựa chọn cách sống, kiểu sống và xác lập tính cách bản sắc cá nhân. Hơn nữa, tự học thúc đẩy học sinh ý chí học hành, và có khát vọng, hoài bão, ước mơ, sự mong muốn về môi trường học đại học trong tương lai, việc kết thân người bạn mới, sự tham gia môi trường xã hội thu nhỏ như Đại học, cao đẳng và dần dần manh nha sự kỳ vọng tương lai làm ở đâu, mức lương, môi trường nghề nghiệp mà các bạn quan tâm. Đây là điểm khác biệt trong sự tự giác học của các học sinh theo thời kỳ, thời kỳ trước đây, sự tự giác trong khuôn khổ của dạng đề và lý thuyết, có sự can thiệp giữa gia đình và nhà trường theo các “barem chấm điểm”, những năm gần đây, sự tự giác đã cởi mở hơn, tâm thế của học sinh tự do hơn theo các hình thức thi trắc nghiệm mới.

Đối với các môn học mà các bạn quan tâm trung bình từ 30 phút đến 3 tiếng phổ đều cho các môn mà các bạn quan tâm. Các môn học mà các bạn học sinh quan tâm là các môn được dành nhiều thời gian hơn cả, có thể các môn theo ban và lựa chọn thi theo.

Biểu 2.1. Dành thời gian cho các môn học

Biểu trên cho thấy học sinh cả hai khối A và D dành sự quan tâm cho môn Toán, Ngoại ngữ, Vật Lý, Ngữ Văn và Hóa học. Cụ thể phần lớn học sinh dành thời gian cho môn Toán chiếm 89,1%, môn Ngoại ngữ là 66,7%, môn Vật Lý là 48,3%, Ngữ Văn là 44,9% và Hóa học là 29,3%. So với hình thức thi tự luận trước đây, các môn thi được chuyên môn hóa theo ban học, học theo khối nào đăng ký theo các khối đó và tập trung theo đó như khối A (Toán, Lý, Hóa) hay khối D (Toán, Văn, Anh) nhưng hiện nay các hình thức thi đã có sự thay đổi mà ở đó học sinh có sự quan tâm gần với điều mà học sinh đề cao hay chú ý. Biểu trên cho thấy học sinh không phân biệt giữa khối A (tự nhiên) hay khối D (khối văn và ngôn ngữ) có sự khác biệt theo chuyên môn như trước, học sinh có chú ý phủ đều các môn như Toán, Ngoại ngữ và Vật Lý, ngoài ra có hai môn khác được học sinh quan tâm là Ngữ Văn và Hóa học. Trên thực tế, bài thi trắc nghiệm cho các môn thi như Toán học hay Vật Lý và Tiếng Anh đều có thể gây điều khó dễ cho học sinh vì tính phân

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90

Vật Lý Hóa học Toán Ngữ Văn Ngoại

ngữ 48,3 29,3 89,1 44,9 66,7

Dành nhiều thời gian

loại cao, để đạt được điểm cao, học sinh phải có sự quan tâm sát sao ngay từ đầu vì vậy việc dành nhiều thời gian cho các môn này là điều có thể lý giải. Trong khi đó hai môn như Ngữ Văn là môn học gần với khối xã hội nhân văn và hóa học liên quan đến tính toán giải phương trình phản ứng hóa học “Ngữ văn có bài ấy anh, học hiểu bài văn không khó”, “Hóa học bọn em biết cách làm đề, nhớ công thức thì giải được hết nhưng Toán và Lý nhiều dạng đề, nhiều công thức khác nhau không ôn thì khó thi”.

Môn Vật Lý là môn học vừa mang tính thực tế lại mang tính trừu tượng, cơ sở khoa học lý thuyết nhiều mà bài tập lại rất đa dạng. các công thức chu kỳ, tần số của các đồ vật như con lắc lò xo, hoạt động của máy biến áp hay hiện tượng tán sắc,… Đề thi Toán theo các năm có sự mới mẻ, chứ không rập khuôn trong các cách tính toán, theo đề lặp lại như tính lãi suất phần trăm ngân hàng hay chế tạo sản phẩm theo các mét khối, không thể theo các phương pháp học làm nhiều và học thuộc công thức để giải toán. Đề thi Toán năm 2018 có mức độ câu hỏi rộng, mức độ hỏi sâu, tính phân loại cao. Thí sinh phải cân nhắc các đáp án nhiễu hay câu hỏi “bẫy” định hướng đáp án của thí sinh. Như vậy việc học tập của học sinh cho các môn học ra sao còn tùy thuộc vào dạng, hướng đề thi theo các năm thi Đại học trước của Bộ.

Các đề thi Toán trong các năm gần đây theo dạng thực tế ứng dụng, cần tìm tòi hướng giải quyết nhanh gọn, không thể học “tủ” tập trung theo dạng đề. Học sinh cho biết “học thì thấy ổn, điểm số khá cao nhưng đi thi thử, làm đề thi chấm ra kết quả vẫn ở mức trung bình”, có thể lý giải theo chiều hướng các đề thi học sinh giỏi vẫn có dạng đề truyền thống mà ở đó nhiều bạn khác vẫn học theo hướng học “tủ” tập trung các đề cơ bản.

Có thể thấy học sinh có quan điểm cá nhân về việc phải học lực giỏi thì mới đỗ được các kì thi là điều có cơ sở, bởi các đánh giá (của thầy cô hay góc nhìn của báo chí) về học vấn với kết quả thi cử luôn có xu hướng tác động đến cách nhìn của học sinh đối với học lực của bản thân thay vì đề cao, ưu tiên sự tự nhìn nhận, tự đánh giá của chính mình đối với học lực của bản thân. Đây cũng là điểm khác giữa cách tự đánh giá của bậc THPT đối với học sinh và bậc Đại học của sinh viên.

Bên cạnh đó, các môn học bổ trợ và năng khiếu được nhiều học sinh nhắc tới, cụ thể đó là môn Tin học và môn Năng khiếu (vẽ, nhạc,…), thể hiện theo biểu dưới đây

Biểu 2.2. Dành thời gian cho các môn năng khiếu

Biểu đồ trên cho thấy có 25,9% học sinh cho biết họ dành thời gian cho việc học năng khiếu (vẽ, hát, nhảy…) và 10,9% học sinh quan tâm đến môn Tin học. Hơn nữa, theo khảo sát cho thấy có một số học sinh cho biết họ hoàn toàn có đi học thêm các môn năng khiếu để dự thi, chủ yếu là môn Vẽ, là tiền đề cho ngành học Nghệ thuật, thẩm mỹ, hội họa. Môn Tin học mặc dù tỷ lệ dành thời gian ôn tập cho môn thấp hơn so với các môn học khác nhưng tỷ lệ bố mẹ gợi ý cho con cái và tỷ lệ bạn bè gợi ý cho các học sinh với ngành Khoa học máy tính và Công nghệ thông tin lại chiếm tỷ lệ cao (xem biểu 2.10, 2.11).

Tin học hiện nay có vai trò quan trọng trong cuộc sống và công việc. Thông tin về công nghệ và khoa học 4.0 phổ biến trên các kênh thông tin thậm chí là qua lời nói hằng ngày, từ khóa Internet và Cách Mạng 4.0 xuất hiện trên khắp các mạng xã hội, phủ sóng trong các cuộc hội thảo và trên các trang báo chí điện tử. Bản thân kỹ năng tin học văn phòng cũng đặc biệt cần thiết đối với các sinh viên lựa chọn thêm khi chuẩn bị ra trường hoặc đã ra trường để tới tuyển dụng trong các công ty,

0 5 10 15 20 25 30

Tin học Năng khiếu (vẽ, hát, nhảy,..)

10.9

25.9

Dành nhiều thời gian

doanh nghiệp. So với chương trình Tin học hiện hành, vị trí và vai trò của môn Tin có sự thay đổi, phân hóa từ lớp 3 đến lớp 9. Với cấp học THPT, Tin học là môn học được chọn lựa theo mong muốn và định hướng nghề nghiệp của học sinh, theo 2 định hướng là Tin học ứng dụng và Khoa học máy tính. Chương trình Tin học hiện nay đang khai thác các đặc tính của giáo dục STEM.

Giai đoạn tiểu học, các em học sinh được làm quen khái niệm Tin học, các ngôn ngữ lập trình bậc thấp. Giai đoạn Trung học cơ sở, Tin học nằm trong danh sách các môn học tự chọn bên cạnh Ngoại ngữ. Giai đoạn Trung học phổ thông, Tin học đứng ở vị trí là một môn học độc lập chính thức. Hơn nữa, việc có tiền đề cơ bản về kỹ năng tin học văn phòng là lợi thế cho các công việc đặc thù trong tương lai như kiểm toán-kế toán, giấy tờ văn bản, điều khiển máy móc, xử lý số liệu như nghiên cứu thị trường hay quản lý khách hàng… Đối với người đi xin việc, kỹ năng này được coi như một tiêu chí cần thiết, hoặc kỹ năng trội, tạo điểm nhấn riêng trong hồ sơ cá nhân.

Một số học sinh cho biết học sinh có sự quan tâm đến các môn học Năng khiếu. Từ năm 2015, Học viện Báo chí Tuyên truyền tổ chức thi Năng khiếu báo chí trong đề án tuyển sinh của trường. Thí sinh thi vào ngành Báo chí của trường Học viện Báo chí tuyên truyền đều ôn tập để thể hiện kỹ năng qua môn năng khiếu báo chí. Hiện nay năng khiếu được coi như là một kỹ năng trong tuyển dụng nghề nghiệp.

Kì thi THPT Quốc gia năm 2018, gồm 5 bài thi độc lập, trong đó có 3 môn bắt buộc là Toán, Văn, Anh và 2 môn thi tổ hợp là Khoa học tự nhiên (tổ hợp Vật lý, Hóa học, Sinh học) và Khoa học xã hội (tổ hợp Địa lý, Lịch sử, Giáo dục công dân). Tương tự như năm 2017, thí sinh đã tốt nghiệp THPT dự thi để lấy kết quả xét tuyển vào ĐH-CĐ có thể chọn thi bài thi độc lập (Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ) và/hoặc bài thi KHTN hoặc KHXH phù hợp với tổ hợp xét tuyển vào ngành, nhóm ngành theo quy định của các trường ĐH-CĐ [22]. Theo các trang báo đưa tin, năm 2019 dự kiến không còn hình thức thi hai trong một như năm 2018, các trường Đại học sẽ tham gia nhiều khâu[5]. Có thể thấy việc thay đổi các quy chế tuyển sinh mới

và các dạng đề thi thay đổi theo các năm là tiền đề cơ sở bên cạnh những sở thích, đam mê cho học sinh dành sự quan tâm của bản thân đối với các môn học.

Như vậy, theo số liệu khảo sát tính đến thời điểm khảo sát cho thấy ngoài các môn học được học sinh chú ý là Toán học, Vật Lý, và Ngoại ngữ, học sinh quan tâm các môn học Ngữ Văn, Hóa học và các môn khác được chú trọng là Tin học và Năng khiếu.

Bảng 2.2. Dành thời gian cho môn học phân theo giới tính học sinh

Môn học Số lƣợng Tỷ lệ (%) Nam Nữ Tổng Nam Nữ Tổng Vật Lý Có 48 23 71 63,2 32,4 48,3 Không 28 48 76 36,8 67,6 51,7 Tổng 76 71 147 100,0 100,0 100,0 Hóa Học Có 32 11 43 42,1 15,5 29,3 Không 44 60 104 57,9 84,5 70,7 Tổng 76 71 147 100,0 100,0 100,0 Ngữ Văn Có 24 42 66 31,6 59,2 44,9 Không 52 29 81 68,4 40,8 55,1 Tổng 76 71 147 100,0 100,0 100,0

Bảng số liệu cho thấy có sự tương quan giữa giới tính và dành thời gian tự học cho môn học của học sinh, đặc biệt là các môn Vật Lý, Hóa Học và Ngữ Văn. Với môn Vật Lý, có 63,2% học sinh nam dành thời gian cho môn học, 32,4% học sinh nữ dành thời gian tự học cho môn học. Với môn Hóa học, có 42,1% học sinh nam dành thời gian cho môn Hóa, trong khi đó chỉ có 15,5% học sinh nữ quan tâm học môn này. Với môn Ngữ Văn, có 31,6% học sinh nam quan tâm, thì có tới 59,2% học sinh nữ dành thời gian của bản thân cho môn học. Có thể thấy học sinh nam dành thời gian bản thân cho các môn khối tự nhiên như Vật Lý và Hóa Học, thay vào đó học sinh nữ dành thời gian của mình cho các môn khối xã hội và nhân văn như Ngữ Văn. Điều này có thể lý giải ở góc độ từ chính thế mạnh của lối tư duy từ

bao đời nay và quan niệm cho rằng nam giới khá các môn tự nhiên và thiên hướng các môn tính toán, phân tích tư duy, trong khi đó nữ giới thì khá các môn xã hội và thiên hướng các môn tưởng tượng, giàu cảm xúc, sáng tạo.

Giao tiếp với bạn bè hằng ngày là kênh thông tin giao tiếp quan trọng giữa các học sinh, mà ở đó các câu chuyện của học sinh vừa là thông tin mới, vừa là sự trao đổi hằng ngày, cũng là sự gắn kết giữa cá nhân với tập thể.

Bảng 2.3. Mức độ thảo luận trên lớp

Mức độ Số lƣợng Tỷ lệ (%)

Ít nhất là một lần 1 ngày 131 89,1 Từ 1-2 ngày có 1 lần 3 2,0 Từ 3-4 ngày có 1 lần 12 8,2 Hầu như không/hiếm khi 1 0,7

Tổng 147 100,0

Bảng số liệu trên cho thấy phần lớn học sinh trao đổi, thảo luận trên lớp với mức độ ít nhất một lần 1 ngày chiếm tới 89,1%. Bên cạnh đó tỷ lệ học sinh ít trao đổi với bạn bè từ 3-4 ngày 1 lần cũng chiếm một lượng nhỏ chiếm 8,2%. Trong các lớp học, sự đồng đều phổ biến giữa các bản sắc cá nhân có thể tập trung số lượng lớn, đồng thời chắc chắn có sự xuất hiện của các học sinh ít trao đổi với bạn bè, đây là điều hoàn toàn xảy ra.

Ở trên lớp, việc học sinh liên tục thảo luận về vấn đề học tập và hướng nghiệp với nhau là sự giao tiếp, trao đổi thông tin mỗi ngày ở trên lớp giữa các cá nhân trong nhóm xã hội, cộng đồng xã hội, cũng là một cách giúp học sinh đưa ra quan điểm và cách nhìn của học sinh đối với vấn đề hướng nghiệp như thi tốt nghiệp, cân nhắc trường thi và quy định thi Đại học, Cao đẳng… Từ đó hình thành nên các cân nhắc, tính toán thực tế của học sinh và các gia đình đối với vấn đề hướng nghiệp mà họ quan tâm.

Biểu 2.3: Nội dung liên quan vấn đề học tập, hƣớng nghiệp mà các học sinh thảo luận, trò chuyện

Biểu đồ trên cho thấy có 4 nội dung liên quan vấn đề học tập, hướng nghiệp mà các học sinh thảo luận, trò chuyện trên lớp bao gồm việc học hành, bài tập trên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định hướng nghề nghiệp của học sinh khối 12 trường THPT trần hưng đạo, quận thanh xuân, thành phố hà nội (Trang 30 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)