Yếu tố gia đình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định hướng nghề nghiệp của học sinh khối 12 trường THPT trần hưng đạo, quận thanh xuân, thành phố hà nội (Trang 64)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

3.1. Yếu tố gia đình

Vị thế xã hội có thể hiểu là vị trí của cá nhân trong xã hội gắn với vai trò xã hội. Vai trò xã hội có thể hiểu là một tập hợp các chuẩn mực hành vi, nghĩa vụ, và quyền lợi gắn với một vị thế nhất định. Vai trò xã hội là những đòi hỏi của xã hội đặt ra với các vị thế xã hội, những đòi hỏi được xác định và căn cứ vào chuẩn mực xã hội. Chuẩn mực xã hội có thể hiểu là các khuôn mẫu hành vi, các quy định qua đó con người sẽ đáp ứng, thực hiện theo các khuôn mẫu. Vì vậy, ở các xã hội khác nhau, cùng một vị thế nhưng mô hình hành vi được xã hội mong đợi rất khác nhau, nghĩa là vai trò cũng khác nhau. Trên thực tế, nhiều vai trò xã hội có những đòi hỏi khác nhau, những đòi hỏi này có thể phối hợp được với nhau nhưng cũng có những đòi hỏi hoàn toàn trái ngược nhau dẫn đến mâu thuẫn và xung đột. Như vậy vai trò xã hội hay kỳ vọng xã hội chẳng qua là những mong đợi của xã hội muốn các cá nhân thực hiện và đáp ứng các vai trò mà xã hội trao cho với quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm.

Học sinh đang chuẩn bị bước vào giai đoạn bước ngoặt của cuộc đời, học sinh không chỉ hào hứng, căng thẳng, mệt mỏi và nhiều phụ huynh cũng gặp áp lực vì chịu sức nóng của thời khắc chọn trường, chọn ngành học cho con bởi chính giai đoạn này là cơ sở cho việc tìm kiếm cơ hội việc làm như một giai đoạn mới của cuộc đời những người con lớn lên. Trên thực tế, bản thân cha mẹ là người sinh ra và nuôi dưỡng con cái, theo dõi quá trình và kết quả học tập của con mình, cha mẹ hoàn toàn có thể đưa ra những gợi ý từ những trải nghiệm, kinh nghiệm cá nhân để đưa ra cảm quan về ngành học phù hợp với con mình. Biểu đồ dưới đây là 8 khối ngành có tỷ lệ bố mẹ gợi ý cho con nhiều nhất.

Biểu 3.1. Khối ngành học mà bố mẹ gợi ý

Biểu đồ trên cho thấy phần lớn học sinh được bố mẹ đưa ra gợi ý là khối ngành kinh doanh (marketing, kế toán, quản trị kinh doanh, quản trị nhân lực,…) chiếm 42,2%, Khoa học máy tính và công nghệ thông tin chiếm tỷ lệ thứ hai (cụ thể là 22,4%), khối ngành Y Dược chiếm tỷ lệ thứ 3 (cụ thể là 12,9%), khối ngành sư phạm chiếm 11,6%, khối ngành Luật học chiếm 10,9%, khối ngành Quân đội, công an chiếm 10,2%, khối ngôn ngữ tiếng chiếm 9,5%, khối ngành Du lịch chiếm 9,5%. Có thể thấy kết quả khảo sát bố mẹ gián tiếp (theo người học sinh trả lời về ý của bố mẹ), xu hướng gợi ý của bố mẹ hiện nay là lĩnh vực kinh doanh, bao gồm đa dạng nhiều ngành, chuyên ngành học khác nhau có thể kể đến quản trị kinh doanh, kế toán, quản trị nhân lực hay marketing,… Bối cảnh Việt Nam hiện nay là hội nhập và toàn cầu hóa, mở cửa với hàng loạt các công ty, tập đoàn đa quốc gia thành lập. Học sinh có nhiều cơ hội trong các lĩnh vực xuất nhập khẩu, tài chính, ngân hàng, thực hiện các giao dịch đàm phán, phát triển nhu cầu thị trường, tạo ra các sản phẩm mới… Các kiến thức về kinh tế thế giới hoặc kinh tế quốc gia là lợi thế giúp người học sau này nắm bắt được chiến lược phát triển của các công ty khác nhau, tạo ra cho bản thân nhiều cơ hội và thách thức trong thời đại hội nhập,… Tuy nhiên sự xác định có thể thấy rõ với ngành Kinh doanh theo quan điểm của các phụ huynh thì ngành này xác định được công việc cụ thể của ngành là gì, có khả năng kiếm ra tiền

22,4 42,2 12,9 11,6 10,9 10,2 9,5 9,5 0 10 20 30 40 50 Khoa học máy tính và CNTT Kinh doanh (marketing, kế toán,…) Y Dược Sư phạm Luật học Quân đội Ngôn ngữ tiếng Du lịch Tỷ lệ (%) Tỷ lệ (%)

phục vụ nhu cầu của bản thân và nhu cầu cuộc sống hay không, tức là một công việc nhìn thấy được, và có thể định hình ở nó.

Hơn nữa theo lý giải của một số học sinh cho biết “bố mẹ em nói học ngành quản trị kinh doanh nhưng làm được nhiều nghề khác nhau và dễ xin việc” (Nữ, khối 12, lớp A). Trên thực tế học các khối ngành kinh doanh đặc biệt quản trị kinh doanh có tính liên ngành với nhiều ngành khoa học khác như kinh doanh quốc tế, logistics, truyền thông- marketing,… Có thể tham gia các công việc điều phối ngay cả khi là nhân viên của công ty tư nhân hay tổ chức phi chính phủ, trở thành các ứng viên của thời đại Cách Mạng công nghệ 4.0. Tốc độ tăng trưởng của kinh tế Việt Nam những năm gần đây chính là nền tảng cho các nhóm ngành kinh doanh phát triển, tạo nên động thái và sự thu hút học sinh thi vào ngành này. Thêm vào đó, xu thế hội nhập cũng mở ra nhiều triển vọng cho các nguồn nhân lực, có cơ hội làm việc cho một tập đoàn nước ngoài, được thử thách bản thân trong những môi trường làm việc chuyên nghiệp, thách thức giới hạn của bản thân.

Bên cạnh đó, 22,4% học sinh cho biết bố mẹ các bạn gợi ý khối ngành Khoa học máy tính và Công nghệ thông tin. Như đã nói ở trên phương pháp học STEM đang ngày càng thích ứng với các môn học truyền thông ở chương trình học của Việt Nam. Các phụ huynh cũng bắt kịp xu thế của thời đại, phương pháp học này chú trọng đến bốn lĩnh vực là Khoa học, Công nghệ, Kinh tế và Toán học. Như vậy ngoài Kinh tế đã được mô tả ở phía trên, các phụ huynh cũng có gợi ý cho con em mình hướng tới các nhóm ngành liên quan Công nghệ đặc biệt là Khoa học máy tính và Công nghệ thông tin. Có lẽ với những bước tiến dài và xa trong ứng dụng công nghệ, kết nối vạn vật và con người chủ thể cùng với đà tăng trưởng kinh tế, sự phát triển của ngành nghề mới mở ra nhiều cơ hội việc làm cho người lao động. Đây cũng là một ngành học mà công việc có thể định hình rõ ràng cả về phương tiện kĩ thuật. Liên quan đến ngành công nghệ thông tin có các ngành như an toàn thông tin[1]. Trong lĩnh vực liên quan đến sức khỏe cũng có kỹ thuật hình ảnh y học, kỹ thuật dinh dưỡng, phục hồi chức năng, dịch vụ y tế,…

Các doanh nghiệp liên doanh, nước ngoài hay các doanh nghiệp điện tử viễn thông trong nước vẫn đang trên đa phát triển có thể kể đến doanh nghiệp Samsung, CMC, Viettel,… Các mức lương có thể thể hiện rõ từ 5 triệu đến 8 triệu đồng 1 tháng, làm việc ở nước ngoài từ 2000 đến 5000 USD 1 tháng. Thị trường luôn khát nhân lực đặc biệt là nhân lực có chất lượng vì vậy nhất là với các gia đình có bố mẹ thuộc khối ngành văn phòng gợi ý cho con đến với khối ngành Khoa học máy tính và Công nghệ thông tin hay khối ngành Kinh doanh thì hoàn toàn không phải không có cơ sở.

Biểu đồ cũng cho thấy khối ngành Y Dược và khối ngành Sư phạm vẫn đang được nhiều bậc phụ huynh quan tâm. Trên thực tế từ xưa đến nay, khối ngành Y Dược vẫn luôn “hot”, ngày nay các kĩ thuật tiên tiến sẽ được áp dụng vào các ngành y dược cụ thể trong việc áp dụng và chẩn đoán sức khỏe, bệnh viện, phục hồi chức năng,… Các ngành Y Dược nói chung luôn liên quan trực tiếp đến tính mạng và sức khỏe con người, vì vậy dường như phụ huynh sẽ có điều gì đó tự hào nhưng cũng lại có sự yên tâm “Trong nhà có cô con gái mà học điều dưỡng hay đa khoa thì kể cũng an tâm hơn”, “có ốm đau gì thì cũng có thuốc thang, thuốc tây hay thuốc ta, nội hay ngoại không biết đắt rẻ, có nó biết thuốc gì với thuốc gì, già cả rồi biết sao được” (Nữ, 55 tuổi, Hoàn Kiếm, kinh doanh buôn bán). Khối ngành Sư phạm những năm gần đây báo chí đưa ra thông tin về nghề giáo viên thừa nhân lực, cho rằng đây là ngành thất nghiệp ở đầu ra. Có thể thấy trước đây khối ngành Công an, quân đội, Khoa học Tự nhiên, Khoa học xã hội và nhân văn và ngành Điện tử máy móc (Bách Khoa) là các khối ngành/ngành thu hút, khối ngành Tài chính- Ngân hàng thu hút cách đây 6 đến 8 năm trước, thì hiện nay số liệu khảo sát cho thấy xu hướng các khối ngành được quan tâm là Kinh doanh, Công nghệ thông tin, Y Dược, Luật học, Ngôn ngữ tiếng, Quân đội, Du lịch. Dường như ngành Sư phạm đã giảm đi rất nhiều về tỷ lệ thu hút, tuy nhiên phụ huynh vẫn để lại một gợi ý cho con cái về ngành Sư phạm dường như là “nước cờ thứ hai”, “giải pháp tình thế” cho học sinh “bố mẹ gợi ý cho em cả Kinh doanh và Sư phạm, nếu đỗ vào Kinh doanh thì tốt

hơn” (Nữ, khối 12, lớp D), hoặc bố mẹ lại cảm thấy an tâm “mẹ em bảo con gái thì nên thi vào Sư phạm, con trai thi Xây dựng” (Nam, khối 12, lớp A).

Khối ngành Luật học chiếm tỷ lệ 10,9% và khối ngành Quân đội chiếm 10,2%. Hiện nay kiến thức về Luật dường như là điều cần thiết và nhu cầu từ các cơ quan đoàn thể. Hơn nữa vai trò pháp luật ngày càng được đề cao trong một xã hội dân chủ, văn minh. Hơn nữa, người học về Luật có thể lựa chọn địa bàn để làm việc, không nhất thiết phải là công chức nhà nước, nếu có điều kiện, người tốt nghiệp ngành Luật vẫn có thể làm việc trong các doanh nghiệp, hành nghề Luật sư. Người làm về Luật đảm bảo sự công bằng, lẽ phải, tuân thủ pháp luật, có kiến thức hiểu biết thì mới đủ khả năng bảo vệ cho người thân mình. Ngoài ra, đội ngũ cố vấn pháp lý cho các doanh nghiệp và cơ quan nhà nước vẫn đang phát triển, cho thấy vị thế của Luật sư và người công tác làm luật được đề cao, nhất là đội ngũ luật sư, tư vấn chuyên môn có năng lực.

Theo kết quả khảo sát cho thấy, tỷ lệ học sinh cho biết bố mẹ gợi ý ngành quân đội công an chiếm 10,2%, tỷ lệ thuận với nghề nghiệp của gia đình, bố và mẹ, hoặc bố hoặc mẹ là bộ đội, hoặc đơn vị sĩ quan. Ngoài ra, phụ huynh còn gợi ý các khối ngành khác cho học sinh, cụ thể là khối ngành Ngôn ngữ tiếng chiếm 9,5% và khối ngành Du lịch học chiếm 9,5%. Với xu thế quốc tế hóa, hội nhập hóa, khối các ngành Ngôn ngữ như Ngôn Ngữ Anh, Ngôn ngữ Nhật, Ngôn ngữ Hàn, Ngôn Ngữ Pháp,… đang trở thành xu hướng lựa chọn ngành nghề cho tương lai của các bạn học sinh đam mê sự năng động, hướng ngoại, thích giao tiếp và giao lưu văn hóa nước ngoài. Không giống nhiều ngành khoa học nếu học thì chỉ có thể làm chuyên môn cho ngành học đó, khối Ngôn ngữ tiếng có giá trị tương tự như các ngành khoa học liên ngành khác. Khối Ngôn ngữ tiếng có thể tham gia với bất kỳ loại nghề nghiệp hay loại hình công ty như doanh nghiệp công ty tư nhân, hay Nhà nước hay công ty liên doanh nước ngoài với tư cách vừa là nghiên cứu ngôn ngữ vừa là giao tiếp với các đối tác, như là một dạng kỹ thuật, phương tiện để giao tiếp với các quốc gia trên thế giới. Các cơ hội việc làm năng động, đa dạng từ kinh tế đến công nghệ thông tin, từ sản xuất đến khoa học, từ truyền thông đến du lịch…

Trong những năm gần đây, các doanh nghiệp Nhật Bản, Hàn Quốc liên tục đâu tư vào Việt Nam. Việt Nam là một thị trường rộng lớn thu hút doanh thu cho các tập đoàn doanh nghiệp nước ngoài. Có thể thấy ngôn ngữ tiếng như là chìa khóa quan trọng để mở cánh cửa cho những đam mê của các bạn trẻ cảm thấy bản thân phù hợp với thích học tiếng. Hoặc đơn giản là các bạn học sinh cảm thấy mình học khá các môn học Ngoại ngữ (với học sinh khối 12 THPT Trần Hưng Đạo-Thanh Xuân là tiếng Anh), có thể đạt được điểm cao với kì thi Đại học đối với ngành Ngôn ngữ Tiếng.

Cơ hội việc làm từ du lịch cũng vậy, ngành học nhiều cơ hội việc làm. Những năm gần đây, sự phát triển của ngành công nghiệp không khói, và doanh thu từ các loại hình nghề nghiệp của du lịch đang có sức nóng lan tỏa. Trên nhiều bài viết báo chí điện tử đưa tin về sự phát triển của ngành Du lịch, một khối ngành học mở ra nhiều công việc cụ thể.

Như vậy, qua các phân tích trên, có thể thấy phụ huynh đưa ra gợi ý cho học sinh xuất phát từ chính nền kinh tế thị trường, doanh thu từ các ngành nghề, nhu cầu lao động, chính điều này tạo nên độ nóng thu hút nguồn nhân lực. Bên cạnh đó, xuất phát từ trải nghiệm của phụ huynh, những kinh nghiệm cá nhân của bố mẹ biết được loại hình công việc nào có thể cụ thể được, định hình được, rõ ràng được, nhìn thấy được, kết hợp với các phương tiện kỹ thuật từng bước đưa người lao động thăng tiến dần các vị trí. Đồng thời đem lại các giá trị, cơ hội, và thách thức phát triển rèn luyện bản thân cho người theo đuổi chúng. Đó là sự thực tế, xuất phát từ chính hoàn cảnh kinh tế vĩ mô và kinh tế từng hộ gia đình, cùng các trải nghiệm cá nhân, và những giá trị mà phụ huynh cho rằng có thể đem lại cho con em mình sự rộng mở tối đa, sự phát triển kinh tế, và nguồn lợi lớn cho hoàn thiện bản thân, sự thăng tiến vị thế xã hội,... mà phụ huynh đưa ra những gợi ý cho học sinh. Việc các phụ huynh có các hành vi lựa chọn trong vô vàn nhiều lĩnh vực khác nhau, nhưng phụ huynh có thể chọn lựa ra từ một đến hai, ba các lựa chọn phù hợp với gia đình, và đánh giá cảm quan của phụ huynh với năng lực của con em mình, thì hành vi này có thể hiểu là hành vi lựa chọn hợp lý theo cảm quan, cân nhắc, tính toán của phụ huynh. Hơn

nữa, việc đưa ra các gợi ý có tính định hướng vào đối tượng chủ thể là học sinh là các hành động xã hội của phụ huynh, các hành động đó đều có ý nghĩa và giá trị nhất định, đồng thời giải tỏa cảm xúc, sự lo lắng của phụ huynh, vừa là cung cấp thông tin cho học, sự nhớ lại các giá trị kinh nghiệm mà họ đã từng đạt được trong cuộc sống “xưa cô thích học kinh tế, giờ con trai mình thích marketing, cô m ng lắm chứ, kể cho con trai nghe, nó thích lắm” (Nữ, 48 tuổi, nhân viên văn phòng, Thanh Xuân). Phụ huynh bỏ ra chi phí thời gian, công sức, sức khỏe để tìm kiếm, lắng nghe lời khuyên từ những người bạn đồng nghiệp và cho con ý kiến của mình nhưng việc nhận lại hoàn toàn có giá trị, trước hết là giải tỏa chính nhu cầu thông tin cả cho con và cho bản thân, lại là giải tỏa những lo lắng, phân vân, bồi hồi cho chính mình. Đó là những hành vi lựa chọn hợp lý từ phía phụ huynh cho con em mình.

Bảng 3.1. Gợi ý khối ngành học của bố mẹ phân theo giới tính học sinh

Khối ngành học Số lƣợng Tỷ lệ (%) Nam Nữ Tổng Nam Nữ Tổng Khoa học máy tính và CNTT Có 29 4 33 43,9 6,8 26,4 Không 37 55 92 56,1 93,2 73,6 Tổng 66 59 125 100,0 100,0 100,0 Sư phạm Có 5 12 17 7,6 20,3 13,6 Không 61 47 108 92,4 79,7 86,4 Tổng 66 59 125 100,0 100,0 100,0 Quân đội, công an Có 12 3 15 18,2 5,1 12,0 Không 54 56 110 81,8 94,9 88,0 Tổng 66 59 125 100,0 100,0 100,0

Bảng số liệu cho thấy các khối ngành học mà bố mẹ gợi ý cho con cái khác biệt về mặt giới tính. Cụ thể với khối ngành học Khoa học máy tính và Công nghệ thông tin, tỷ lệ học sinh nam được bố mẹ gợi ý cho là 43,9%, trong khi đó với học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định hướng nghề nghiệp của học sinh khối 12 trường THPT trần hưng đạo, quận thanh xuân, thành phố hà nội (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)