Mong muốn của học sinh và mức độ tìm hiểu trƣờng/khối ngành học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định hướng nghề nghiệp của học sinh khối 12 trường THPT trần hưng đạo, quận thanh xuân, thành phố hà nội (Trang 47 - 64)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

2.2. Mong muốn của học sinh và mức độ tìm hiểu trƣờng/khối ngành học

Học sinh trong quá trình học tập hoàn toàn có các mong muốn của bản thân đối với môi trường học tập và công việc trong tương lai. Bên cạnh đó học sinh đã bắt đầu có sự tìm hiểu về trường học và khối ngành học theo dự định của học sinh.

2.2.1. Mong muốn của học sinh trong môi trƣờng học tập và công việc tƣơng lai

Học sinh tìm hiểu các trường học/khối ngành học dự định đăng ký thi đều có cả quá trình dài nhìn nhận khả năng và đánh giá. Ở nhóm học sinh đã xác định được thì sẽ dễ dàng nhận ra gợi ý của cha mẹ và gợi ý của bạn bè có tương đồng và phù hợp với bản thân hay không, tuy nhiên số lượng này còn rất thấp (cảm thấy gợi ý bố mẹ phù hợp chiếm 14,3%, gợi ý của bạn bè chiếm 18,4%). Phần lớn học sinh trong trạng thái mông lung và không biết nên lựa chọn ra sao thì cần đến sự hỗ trợ từ xin ý kiến của cha mẹ, bạn bè, nhà trường, hay tự bản thân tự giác tìm hiểu thông tin, từ đó hình thành nên các trạng thái cảm thấy các lời khuyên gợi ý có phần đúng, và học sinh cân nhắc xem có phù hợp với bản thân hay không. Đồng thời cũng có nhóm học chưa nghĩ đến và chưa tính đến sẽ học gì vì chưa xác định được bản thân có nhu cầu gì.

Mặt khác tỷ lệ học sinh đã nhận ra khối ngành của mình lại ở nhóm học sinh xác định theo nghề của cha mẹ (ví dụ điển hình bên khối Quân đội, công an). Các khối ngành khác vẫn đang ở trạng thái lưng chừng trong tìm hiểu giữa nhận thức học lực của bản thân, cân xứng mức độ khoảng điểm có thể đạt được hay qua gợi ý của bố mẹ, bạn bè, nhà trường, và nhìn nhận mong muốn của bản thân về công việc tương lai để cho ra quyết định cuối cùng. Hoặc chỉ đơn giản là học khối nào thì theo khối ngành đó “như con bạn em ấy, nó suốt ngày kêu nó chả thấy hợp với cái gì, cũng không biết mình muốn gì, em bảo nó, nó là con gái lại thích vẽ vời thì theo trường Mỹ thuật Công nghiệp, em khối A chắc theo Khoa học tự nhiên thôi anh ạ” (Nữ, khối 12, lớp A), “em học khá Tiếng Anh, em định thi Đại học Hà Nội, tiếng Tây Ban Nha hay tiếng nào đây, giờ Tiếng Anh đông người thi, mẹ em bảo thế”

(Nữ, khối 12, lớp D)

Bất kể ai trong chúng ta cũng có nhu cầu đối với công việc, sức khỏe, cuộc sống trong tương lai, ở giai đoạn phát triển nào cũng vậy, các nhu cầu đó thể hiện ở các mong muốn, và các mong muốn đó trong hiện tại là sự gắm gửi và kì vọng sự thành công, sự diễn ra ở tương lai. Học sinh THPT cũng có những mơ ước, những kì vọng, những hoài bão, nỗ lực và cố gắng để khẳng định mình, để người khác đánh giá, được thể hiện bản thân với những sáng tạo, sự tự do. Những nhu cầu, mong đợi của học sinh đối với môi trường học tập tập mới, khối ngành học mới luôn có động lực thôi thúc cho những hành động diễn ra. Các bạn tập trung học hành, nỗ lực mỗi ngày, điều đó hướng đến mục tiêu chinh phục của các bạn, đồng thời phải có động cơ dẫn đến trong đó. Những mong đợi, hoài bão, khát khao cũng là tiền đề xuất phát từ trong suy nghĩ, tiềm thức ở mỗi con người chúng ta. Học sinh luôn có những dự đinh, có những mơ ước về công việc tương lai, số tiền kiếm được, công việc làm ở đâu, làm trong bộ phận nào với mức lương khởi điểm ra sao, có thể không biểu lộ thông qua các kế hoạch, nhưng ước mơ càng thể hiện rõ ràng, cụ thể thì hành động càng mạnh mẽ, quyết tâm. Chính những nhu cầu, mong muốn đó là một điểm mấu chốt giúp đẩy nhanh hành động của học sinh càng trở nên dứt khoát hơn, cố gắng chinh phục đạt được mục tiêu mà các bạn đã đề ra.

Biểu 2.5. Mong muốn về khối ngành học của bản thân

Biểu đồ trên cho thấy học sinh mong muốn về khối ngành học sẽ phù hợp với bản thân chiếm 79,6%, vừa sức với khả năng của mình chiếm 60,5%, và đáp ứng với đam mê của bản thân chiếm 32%. Trong lĩnh vực công việc, nghề nghiệp, việc làm, sự phù hợp có thể hiểu là các cảm giác, cảm nhận cảm xúc từ sự đam mê, yêu thích, gắn bó, cho đến những thứ qua thế mạnh, chuyên môn, hoặc các giá trị nghề nghiệp, sự ổn định, lương cao, hay được xã hội coi trọng… Như vậy các mong đợi về sự phù hợp rất được học sinh quan tâm và chú ý tới. Hơn nữa, các giá trị nghề nghiệp hay sự ổn định, vị thế xã hội được xã hội coi trọng cũng là một dạng lý tưởng (sự phù hợp về mặt lý tưởng) theo đuổi học những học sinh cảm thấy muốn được khẳng định năng lực của bản thân trong bất kì kì thi nào.

Bên cạnh đó, học sinh mong đợi các khối ngành học sẽ vừa sức với khả năng của bản thân, sự vừa sức có thể hiểu ở khía cạnh sức khỏe, và khả năng. Bản thân có những thế mạnh và điểm yếu nào, trong vùng an toàn về khả năng có thể làm được, vừa đủ đến giới hạn của bản thân, hay có thể hiểu là mức độ bản thân có thể đáp ứng được, chưa nói tới khả năng vượt ngoài giới hạn năng lực của mình. Tỷ lệ đáp ứng với đam mê thấp hơn hẳn so với hai mong đợi còn lại của học sinh có thể lý giải ở một bộ phận học sinh cảm thấy chưa xác định được mình thích gì, chưa khám phá ra bản thân mình yêu thích, hay ghét bỏ điều gì. Ở lứa tuổi này, có các học sinh

0 20 40 60 80 Phù hợp với bản thân

Đáp ứng với đam mê

Vừa sức với khả năng của mình

79,6

32

60,5

Tỷ lệ (%)

việc học là nghĩa vụ, ở đó việc đi học không phải là khám phá, chinh phục nguồn kiến thức mới, mà là sự lặp đi lặp lại các hành vi mang tính bắt buộc cưỡng chế. Vì vậy, có thể thấy học sinh vẫn ưu tiên sự đáp ứng của bản thân đối với hoàn cảnh và nghĩa vụ thay vì bản thân tự chủ động tìm tòi mình quan tâm và đề cao cái gì trong cuộc sống.

Một hành động xảy ra bao giờ cũng có động cơ và mục đích, có tính định hướng, và có ý nghĩa. Mục đích để làm gì và mục tiêu làm những gì, để các mục tiêu được thành công thì phải có các động cơ đi kèm, thể hiện qua chính động lực thôi thúc chủ thể thực hiện hành động làm điều đó. Vậy nên việc học sinh có các dự định đăng ký khối ngành học và trò chuyện thảo luận với bạn bè, hay tự tìm tòi thông tin trên các phương tiện truyền thông đại chúng đặc biệt là mạng xã hội và báo chí điện tử, sự bộc lộ các thông tin ấy chẳng qua xuất phát từ chính những động lực thúc đẩy.

Số liệu cho thấy có 76,2% học sinh cho biết đã có dự định đăng ký khối ngành học. Trong 112/147 học sinh trả lời đã có dự định đăng ký khối ngành học, phần lớn học sinh cho biết động lực thúc đẩy chọn trường học và khối ngành học nằm ở sự phù hợp với học lực của bản thân và môi trường học thoải mái tự do (xem bảng 20).

Sau khi tốt nghiệp, học sinh có nhiều dự định và kế hoạch cho riêng mình, trong đó dự định thi Đại học, cao đẳng chiếm tỷ lệ lớn.

Bảng 2.7. Dự định sau khi tốt nghiệp

Dự định Số lƣợng Tỷ lệ (%)

Thi Đại học, Cao đẳng 101 68,7

Đi làm luôn 3 2,0

Vừa học Đại học, cao đẳng vừa

tìm việc làm thêm 36 24,5

Học trường nghề 2 1,4

Khác 1 0,7

Tổng 147 100,0

Bảng trên cho thấy, phần lớn học sinh có dự định thi Đại học, cao đẳng chiếm 68,7%, bên cạnh đó, học sinh chọn vừa học vừa làm chiếm 24,5%. Có thể thấy với học sinh trong quá trình học và được đào tạo hệ thống giáo dục quốc dân 12 năm, vẫn có sự mong muốn hoàn tất chương trình học, đồng thời đạt qua cánh cửa mới của cuộc sống mới của người sinh viên. Bản thân học sinh vượt qua kì thi tốt nghiệp như kết thúc 12 năm học, đồng thời nỗ lực vượt qua kì thi Đại học, cao đẳng vừa là cách bản thân đến ngưỡng cửa mới, đồng thời tâm lý học sinh muốn sự thoải mái, không bị áp lực dồn nén “thi xong em sẽ đi du lịch, thi xong là em xõa”. Học sinh vừa học Đại học, cao đẳng vừa làm nghĩa là lên Đại học, cao đẳng, các bạn vừa muốn đáp ứng việc học, đồng thời là dần thử sức các công việc đi làm, bởi các công việc tương lai sẽ mang lại cho các bạn nhiều giá trị khác nhau từ lương, thu nhập, tới không gian, khoảng trống lịch khóa biểu, sự văn minh, dân chủ, công bằng, hay xuất phát từ nhu cầu tình cảm, tư tưởng, nguyện vọng. Đi làm thêm giúp học sinh kiếm thêm một phần trang trải, một khoản tiền nhất định hỗ trợ cho chi tiêu cá nhân mà không có thể giảm bớt trợ cấp từ phía cha mẹ. Hơn nữa quá trình đi làm thêm còn giúp học sinh tích lũy kinh nghiệm làm việc, bổ sung kinh nghiệm chuyên môn, nâng cao kĩ năng mềm trong tương lai. Các giá trị công việc này dễ giúp học sinh có nền tảng cho đơn xin việc thời điểm tương lai ra trường.

Biểu đồ trên cho thấy phần lớn học sinh mong muốn công việc tương lai đem lại thu nhập tốt, kiếm được tiền trang trải cuộc sống chiếm 95,9%, thỏa mãn tâm tư, nguyện vọng, tình cảm chiếm 97,3%. Đây là hai giá trị vật chất và tinh thần xuất hiện bất cứ trong giá trị nghề nghiệp, cuộc sống mà bất cứ ai đều mong mỏi, không riêng gì học sinh. Thỏa mãn nhu cầu thấp thì sẽ có mong muốn thỏa mãn nhu cầu cao, trong đó nhu cầu thấp là các nhu cầu cơ bản. Các nhu cầu cao là nhu cầu an toàn, nhu cầu thỏa mãn tình cảm, nhu cầu được tôn trọng, và nhu cầu thứ năm là nhu cầu sáng tạo, thể hiện, khẳng định bản thân. Như vậy có giá trị vật chất thì đan xen với các giá trị tinh thần, học sinh mong muốn công việc tương lai sẽ thỏa mãn tâm tư, tình cảm, nguyện vọng. Công việc mà học sinh thực sự muốn làm hay không ưng ý, thỏa mãn được tình cảm yêu gh t, đam mê hay không đam mê, có nguyện vọng khao khát hay cảm giác bực bội, tù túng, cô lập là rất quan trọng. Có thể thấy tỷ lệ mong đợi thỏa mãn tâm tư tình cảm nhỉnh hơn một chút so với thu nhập tốt, dường như vẫn có một tỷ lệ học sinh nào đó cho rằng giá trị tinh thần vẫn có điểm cao hơn so với vật chất, vật chất không phải cái quyết định tất cả, mà sự hiện diện của giá trị tinh thần vẫn cần thiết và được quan tâm hơn.

Ngoài ra, học sinh mong muốn ở công việc tương lai sự công bằng và phân minh chiếm 16,3%, được ghi nhận cống hiến chiếm 9,5%. Yếu tố công bằng và phân minh có thể hiểu là môi trường làm việc khách quan và sự ghi nhận cống hiến

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Thu nhập tốt, kiếm được tiền

trang trải cuộc sống

Công bằng, phân minh

Ghi nhận cống

hiến Thỏa mãn tâm tư, nguyện vọng, tình cảm 95,9 16,3 9,5 97,3 Tỷ lệ (%) Tỷ lệ (%)

có thể hiểu là biểu hiện của nhu cầu thứ năm của con người- nhu cầu thể hiện bản thân, khẳng định bản thân, được xã hội tôn trọng. Sự công bằng cũng chính là sự chính trực, thời điểm của học sinh THPT vẫn còn sự rạch ròi rõ ràng giữa đúng và sai, thái cực tốt và xấu. Ngược lại của công bằng là sự bất công, sự bất công ấy là thiên vị cao thấp, học sinh mong muốn môi trường công việc rõ ràng, không thiên vị, bình đẳng, tôn trọng và yêu thương. Tuy nhiên có thể thấy tỷ lệ lựa chọn đối với hai mong muốn này còn thấp, cho thấy chỉ một bộ phận nhỏ học sinh đã có sự manh nha và khao khát thể hiện hoài bão và khát vọng của mình. Điều này thực sự rất đáng quý đối với phẩm chất học sinh, sự năng động, chính trực và mong muốn được cống hiến, ghi nhận cống hiến. Cần có các biện pháp giáo dục giúp kích thích tư duy của học sinh trong sự tâm thế chủ động đón đầu các phương pháp giáo dục trong thời kỳ mới, bộc lộ các năng khiếu, phẩm chất và cống hiến.

Bảng 2.8. Mong muốn làm ở tỉnh/thành phố Ý kiến Số lƣợng Tỷ lệ (%) Hà Nội 105 71,4 TP Hồ Chí Minh 5 3,4 Các tỉnh 5 3,4 Nước ngoài 32 21,8 Tổng 147 100,0

Bảng số liệu cho thấy phần lớn học sinh cho biết mong muốn làm ở thành phố Hà Nội chiếm 71,4%, có 21,8% học sinh muốn làm ở nước ngoài. Lý giải cho điều này, có lẽ học sinh vẫn muốn làm việc ở nơi gần nhà, thuận tiện cao. Ở nước ngoài, cơ sở vật chất hiện đại, học sinh mong muốn được trải nghiệm các điều kiện mới.

Thực tế không phải tới cuối cấp THPT, học sinh mới bắt đầu mong muốn làm gì hay làm ở đâu, làm ở bộ phận hành chính văn phòng hay cơ quan nào. Ngay từ lúc nhỏ, chúng ta đã nói rằng “lớn lên con sẽ làm bác sĩ”, “lớn lên con muốn làm cô giáo”, “con muốn trở thành kĩ sư”,… Và tương ứng với mỗi nghề thì các công việc sẽ xác định trong phạm vi cơ quan công tác, ví dụ như bác sĩ làm ở bệnh viện (“lớn

cô giáo làm ở trường học (“lớn lên con học sư phạm”),… Đó là các giấc mơ từ khi còn nhỏ, lớn lên càng học hỏi càng tiếp thu kiến thức mới, chúng ta càng dần trưởng thành cả về mặt thân thể và mặt tinh thần, tư duy dần nhận ra thế mạnh muốn làm gì và có thể làm gì. Khảo sát cho thấy, ở cuối cấp THPT, học sinh khối 12 THPT Trần Hưng Đạo-Thanh Xuân định hình làm việc chủ yếu ở trong các công ty tư nhân, và tổ chức phi chính phủ.

Biểu 2.7. Mong muốn làm ở nơi thuộc bộ phận

Biểu đồ trên cho thấy, đa số học sinh mong muốn làm trong các bộ phận thuộc công ty tư nhân và các tổ chức phi chính phủ chiếm 43,5%, bên cạnh đó tỷ lệ học sinh mong muốn làm việc trong các bộ phận hành chính nhà nước chiếm 16,3%, tỷ lệ học sinh làm việc trong bộ phận kinh doanh buôn bán chiếm 22,4%, báo đài truyền hình chiếm 10,2% và các viện nghiên cứu chiếm 6,8%, tỷ lệ khác chiếm 12,4% bao gồm các công ty nước ngoài, bệnh viện tư nhân, tự do, chưa nghĩ đến.

Hiện nay, động lực phát triển cho nền kinh tế Việt Nam không chỉ có sự phát triển của nhà nước, đồng thời vận động và phát triển của nền kinh tế tư nhân, các công ty tư nhân có đóng góp to lớn cho sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Doanh nghiệp tư nhân thu hút lực lượng lao động trong cả nước, tạo ra các việc làm trong mỗi năm. Với học sinh THPT, có lẽ sự xác định về tầm quan trọng vĩ mô của

0 10 20 30 40 50

Các viện nghiên cứu Bộ phận hành chính nhà nước Công ty tư nhân, tổ chức Phi chính …

Báo đài truyền hình Kinh doanh buôn bán

Khác 6,8 16,3 43,5 10,2 22,4 12,4 Tỷ lệ (%) Tỷ lệ (%)

công ty tư nhân đối với quốc gia còn quá mơ hồ. Học sinh THPT thời điểm này tư duy theo lẽ đơn giản, vào công ty sẽ có cơ hội việc làm, ở các công ty sẽ kiếm được tiền, và có thu nhập thì trang trải được cuộc sống hơn là các công việc khác. Sự tư duy thực tế đó là sản phẩm từ nhu cầu thị trường, do thị trường hàng hóa tác động, hàng hóa ấy là các lao động. Thị trường ngành nghề có thể xác định qua nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định hướng nghề nghiệp của học sinh khối 12 trường THPT trần hưng đạo, quận thanh xuân, thành phố hà nội (Trang 47 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)