Quá trình hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hoạt động xúc tiến của điểm đến du lịch ninh bình cho thị trường khách quốc tế (Trang 33 - 34)

8. Cấu trúc của luận văn

2.1. Khái quát chung về điểm đến Ninh Bình

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Ninh Bình là vùng đất giàu truyền thống lịch sử và văn hóa. Địa danh Ninh Bình chính thức có từ năm 1822 (năm Minh Mạng thứ 3). Trƣớc khi có danh xƣng và địa danh Ninh Bình nơi đây là một vùng đất cổ có ngƣời cƣ trú rất sớm từ thời đồ đá cũ mà dấu tích còn lƣu lại ở các di chỉ Thung Lang (Tam Điệp) có niên đại 3 vạn năm, ở hang Đắng (Cúc Phƣơng) cách ngày nay 7000 - 8000 năm….

Trong hành trình lịch sử của đất nƣớc, đơn vị hành chính, địa giới và tên gọi của vùng đất này đã trải qua nhiều lần thay đổi. Từ thời Bắc thuộc và chống Bắc thuộc đến nay Ninh Bình đã trải qua nhiều tên gọi khác nhau. Lúc đầu là Nam Giao; thời nhà Tần là Tƣợng Quận; thời nhà Hán thuộc quận Giao Chỉ và một phần thuộc quận Cửu Chân; từ thời Ngô, Tấn thuộc huyện Giao Châu; cuối nhà Lƣơng thuộc Trƣờng Châu; thời Tùy, Đƣờng lại thuộc quận Giao Chỉ. Sau khi dẹp loạn xong 12 sứ quân xây nền tự chủ, Đinh Tiên Hoàng đặt tên nƣớc là Đại Cồ Việt, dựng kinh đô ở Hoa Lƣ thuộc Châu Đại Hoàng. Đến thời Lý là phủ Trƣờng Yên và một phần châu Đại Hoàng. Đời Trần là lộ Trƣờng Yên, gồm 4 huyện là: Lê Gia, Uy Viễn, Yên Ninh, Yên Mô. Thời nhà Hồ đổi thành trấn Thiên Quan, gồm các xã Xích Thổ, Xa Lai và huyện Khôi. Dƣới thời thuộc Minh lại đổi thành châu Trƣờng Yên thuộc phủ Kiến Bình và châu Ninh Hóa thuộc phủ Quảng Oai, Hƣng Hóa, thời hậu Lê là đất hai phủ Trƣờng Yên (gồm 3 huyện: Gia Viễn, Yên Ninh, Yên Mô), và phủ Thiên Quan (gồm 3 huyện: Phụng Hóa, Ninh Hóa, Lạc Thổ).

Năm 1450 - 1469 Ninh Bình lệ thuộc vào Thanh Hóa, từ năm 1470 - 1497 Ninh Bình là thủ phủ trấn Sơn Nam. Thời Lê - Mạc chuyển thành Thanh Hoa trấn. Dƣới triều Tây Sơn vẫn giữ nguyên tên gọi đó. Năm Gia Long thứ 5 (1056) đổi Thanh Hoa trấn thành đạo Thanh Bình. Năm Minh Mạng thứ 3 (1822) đổi đạo Thanh Bình thành đạo Ninh Bình. Địa danh Ninh Bình bắt đầu có chính thức từ

năm 1838 cắt tổng Thần Phù, huyện Tống Sơn (nay là Nga Sơn, Thanh Hóa) về huyện Yên mô, phủ Yên Khánh tỉnh Ninh Bình. Năm 1862, đổi phủ Thiên Quan thành Nho Quan và năm 1888 cắt huyện Lạc Thổ, Nho Quan về Hòa Bình. Năm Thành Thái thứ 18 (1906) thành lập huyện Gia Khánh, gồm 4 tổng thuộc huyện Yên Khánh và 4 tổng thuộc huyện Gia Viễn.

Sau cách mạng tháng 8 năm 1945 tỉnh Ninh Bình gồm thị xã Ninh Bình và 6 huyện: Nho Quan, Gia Viễn, Gia Khánh, Yên Khánh, Yên Mô, Kim Sơn. Năm 1975 sau khi đất nƣớc thống nhất, theo nghị quyết kỳ họp thứ II Quốc hội khóa V, tỉnh Ninh Bình hợp nhất với tỉnh Nam Hà thành tỉnh Hà Nam Ninh từ ngày 3/2/1976; và sau 16 năm hợp tỉnh, theo Nghị quyết kỳ họp thứ X Quốc hội khóa VIII từ ngày 1/4/1992, tỉnh Ninh Bình đƣợc tái lập trên phạm vi địa giới nhƣ trƣớc khi hợp nhất.

Trong suốt hành trình lịch sử, Ninh Bình đã có ít nhất trên 20 lần thay đổi về đơn vị hành chính, địa giới và tên gọi khác nhau. Tên gọi Ninh Bình nói về một vùng đất bình yên và phát triển. Qua bao nhiêu năm ngƣời dân Ninh Bình sinh sống và làm việc trên vùng đất giàu truyền thống lịch sử, tự hào từng là kinh đô nƣớc Đại Cồ Việt của ba vƣơng triều Đinh - Lê - Lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hoạt động xúc tiến của điểm đến du lịch ninh bình cho thị trường khách quốc tế (Trang 33 - 34)