Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hoạt động xúc tiến của điểm đến du lịch ninh bình cho thị trường khách quốc tế (Trang 89 - 91)

2.3.1 .Cơ quan quản lý hoạt động xúc tiến du lịch Ninh Bình

3.1. Một số giải pháp

3.1.7. Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ

Tăng cƣờng đầu tƣ nghiên cứu khoa học phục vụ phát triển du lịch. Tăng cƣờng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, kinh doanh và quảng bá, xúc tiến du lịch. Tăng cƣờng nghiên cứu, áp dụng các công nghệ phục vụ cải thiện môi trƣờng, thân thiện với môi trƣờng. Học tập và áp dụng các công nghệ quản lý tiên tiến trong phát triển du lịch.

Để áp dụng có hiệu quả ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ phát triển du lịch trong vùng, cần quan tâm một số vấn đề sau:

+ Nâng cao nhận thức của các cấp quản lý, của doanh nghiệp du lịch đối với vai

trò của khoa học công nghệ trong phát triển du lịch: Cần nhận thức đầy đủ vai trò

của khoa học cộng nghệ đối với quản lý tài nguyên, môi trƣờng du lịch, quy hoạch và xây dựng sản phẩm du lịch, đặc biệt là các sản phẩm du lịch đặc thù, sản phẩm du lịch hiện đại; bảo vệ môi trƣờng cho phát triển du lịch bền vững; thích ứng và hạn chế tác động của biến đổi khí hậu đối với hoạt động du lịch.

Với việc nhận thức đƣợc nâng cao, các chính sách để khuyến khích nghiên cứu và chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển du lịch sẽ phù hợp hơn với yêu cầu phát triển, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập khu vực và quốc tế và ứng phó với biến đổi khí hậu.

+ Phổ biến những mô hình áp dụng có hiệu quả khoa học công nghệ trong lĩnh vực

du lịch tới tất cả các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh: Đây là vấn đề cũng rất quan

trọng, giúp các doanh nghiệp có điều kiện tiếp cận và áp dụng các cách làm đã đem lại thành công cho các đơn vị khác.

+ Tăng cường đầu tư cho việc ứng dụng KHCN: Cho đến nay, việc đầu tƣ cho KHCN của doanh nghiệp còn ít. Hầu hết các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Ninh Bình đều là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chƣa có điều kiện đầu tƣ cho KHCN. Các doanh nghiệp lớn chủ yếu là doanh nghiệp nhà nƣớc, nhƣng đầu tƣ cho lĩnh vực này cũng rất thấp. Đối với các nƣớc, nguồn đầu tƣ từ doanh nghiệp, các tổ chức cá nhân trong xã hội cho KHCN nhiều gấp từ 2 - 3 lần so với đầu tƣ từ ngân sách nhà nƣớc, thậm chí có nƣớc gấp 10 lần, thì ở Việt Nam việc huy động đầu tƣ ngoài ngân sách cho KHCN còn rất yếu kém, chỉ vào khoảng 43% đầu tƣ từ ngân sách nhà nƣớc. Đối với lĩnh vực du lịch, tuy chƣa có thống kê chính xác, nhƣng vốn đầu tƣ của xã hội cho hoạt động khoa học công nghệ còn rất ít. Chính vì vậy, cần khuyến khích các doanh nghiệp hình thành và đƣa vào hoạt động Quỹ phát triển Khoa học công nghệ của doanh nghiệp. Quỹ phát triển khoa học công nghệ là Quỹ do doanh nghiệp thành lập để đầu tƣ cho hoạt động khoa học công nghệ nhằm nâng

cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp thông qua nghiên cứu, ứng dụng, đổi mới công nghệ, sản phẩm, hợp lý hóa sản xuất của doanh nghiệp. Luật Khoa học và Công nghệ, Luật chuyển giao công nghệ, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản quy phạm pháp luật khác đã mở ra nền tảng pháp lý cho việc hình thành Quỹ phát triển KHCN trong doanh nghiệp. Vấn đề cơ bản là các doanh nghiệp du lịch có thực sự quan tâm đến việc thành lập Quỹ này, đồng thời, khuyến khích (bằng nhiều hình thức thích hợp) doanh nghiệp du lịch đầu tƣ nghiên cứu, ứng dụng, đổi mới công nghệ, sản phẩm, hợp lý hóa sản xuất của doanh nghiệp để nâng cao sức cạnh tranh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hoạt động xúc tiến của điểm đến du lịch ninh bình cho thị trường khách quốc tế (Trang 89 - 91)