Tài nguyên du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hoạt động xúc tiến của điểm đến du lịch ninh bình cho thị trường khách quốc tế (Trang 35 - 49)

8. Cấu trúc của luận văn

2.1. Khái quát chung về điểm đến Ninh Bình

2.1.3. Tài nguyên du lịch

* Tài nguyên du lịch tự nhiên

Là một tỉnh có diện tích không lớn, nhƣng Ninh Bình lại có nguồn tài nguyên phong phú, là nơi hội tụ của nhiều danh lam, thắng cảnh có giá trị đặc biệt không chỉ với quốc gia mà cả quốc tế. Với địa hình đa dạng: đồi núi, đồng bằng, biển và ven biển kết hợp với khí hậu cùng hệ sinh thái thiên nhiên đã tạo ra nhiều

tài nguyên đẹp và hấp dẫn phát triển du lịch nhƣ Tam Cốc - Bích Động, hệ thống hang động Tràng An, khu bảo tồn thiên nhiên ngập nƣớc Vân Long, suối nƣớc nóng Kênh Gà, rừng quốc gia Cúc Phƣơng với hệ động thực vật phong phú, hồ Yên Thắng, Yên Thái… với sự đa dạng sinh học cao. Đây là cơ sở, tiền đề quan trọng để Ninh Bình phát triển các loại hình du lịch: du lịch sinh thái, du lịch tham quan, du lịch mạo hiểm, du lịch chữa bệnh…

Địa hình karst ở Ninh Bình tạo nên nhiều cảnh quan đẹp, đặc biệt là các quần thể hang động tiêu biểu là Tam Cốc - Bích Động (hơn 10 hang), và hang động Tràng An (48 hang xuyên thủy liên thông nhau).

+ Tam Cốc - Bích Động: nằm cách trung tâm thành phố Ninh Bình 7km, khu du lịch bao gồm hệ thống Tam Cốc tức là 3 hang (hang Cả, hang Hai và hang Ba), cả ba hang đều đƣợc tạo bởi dòng sông Ngô Đồng đâm xuyên qua núi và Bích Động có nghĩa là “động xanh”, nơi đây đƣợc mệnh danh là Nam thiên đệ nhị động. Đến đây du khách sẽ đƣợc tận hƣởng không khí trong lành, mát mẻ khi đi đò qua các hang.

+ Khu du lịch sinh thái Tràng An: thuộc địa phận xã Trƣờng Yên, xã Ninh Hải, xã

Ninh Xuân (huyện Hoa Lƣ), xã Gia Sinh (huyện Gia Viễn), xã Ninh Nhất phƣờng Tân Thành (thành phố Ninh Bình), nằm về phía Đông Bắc tỉnh Ninh Bình cách thủ đô Hà Nội hơn 90km về phía Nam, gần quốc lộ 1A, phía Bắc giáp huyện Gia Viễn, phía Tây giáp huyện Nho Quan, phía Nam giáp khu du lịch Tam Cốc - Bích Động, phía Đông giáp quốc lộ 1A. Đến khu du lịch Tràng An du khách sẽ đƣợc tham quan quần thể hang động phong phú với nhiều nét hấp dẫn riêng biệt: hang Ba Giọt, hang Địa Linh, hang Tối, hang Sáng, hang Ao Trai, hang Seo… và các thung nhƣ: thung đền Trần, thung Mây, thung Nấu rƣợu, thung Khống… Khung cảnh dọc hai bên bờ sông tạo nên bức tranh phong thủy hấp dẫn du khách. Thêm vào đó núi chùa Bái Đính cũng là một điểm nhấn của khu du lịch Tràng An, là địa điểm du lịch tâm linh lớn nhất nƣớc ta. Ở vị trí đẹp sơn thủy hữu tình, Chùa Bái Đính có năm cái nhất: Chùa lớn nhất, tƣợng đồng to nhất (100 tấn), nhiều tƣợng nhất (500 pho tƣợng La

Hán), chuông to nhất, giếng ngọc lớn nhất. Trong tƣơng lai đây còn là công viên văn hóa và học viện Phật giáo.

Với 48 hang xuyên thủy động, đây là quần thể hang động có một không hai ở Việt Nam. Hiện nay quần thể khu du lịch Tràng An là đại diện của di sản Việt Nam ứng cử di sản thế giới với những giá trị nổi bật về cảnh quan thiên nhiên, lịch sử văn hóa và kiến tạo địa chất. Nơi đây đƣợc kỳ vọng trở thành di sản thế giới hỗn hợp với cả hai tiêu chí văn hóa và thiên nhiên đầu tiên tại Việt Nam và cũng là địa danh đƣợc đầu tƣ trở thành khu du lịch tầm cỡ quốc tế.

+ Khu bảo tồn thiên nhiên ngập nước Vân Long: KBTTN Vân Long nằm ở phía Đông Bắc huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình (thuộc địa phận của 7 xã: Gia Hƣng, Liên Sơn, Gia Hòa, Gia Tân, Gia Vân, Gia Lập, Gia Khánh) có vị trí địa lý khá thuận lợi, nằm ngay ven quốc lộ 1A, cách trung tâm thành phố Ninh Bình 14km. Đây là một quần thể núi đá vôi ven sông Đáy. Năm 1960 theo chƣơng trình trị thủy con sông này, ngƣời ta đã đắp một tuyến đê dài trên 30km bên tả ngạn và Vân Long trở thành vùng đất ngập nƣớc với tổng diện tích 3.500ha. Kết quả của hơn 10 cuộc khảo sát liên tiếp sau đó cho thấy Vân Long là sinh cảnh ngập nƣớc nội thủy có tính đa dạng sinh học thuộc loại cao nhất ở Việt Nam. Năm 1998, KBTTN ngập nƣớc Vân Long bắt đầu đƣợc đƣa vào khai thác tuy chƣa chính thức. Đến năm 1999 Vân Long đã đƣợc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho xây dựng thành lập KBTTN, đƣợc ghi trong danh sách các khu bảo vệ đất ngập nƣớc của Việt Nam và danh mục các khu rừng đặc dụng Việt Nam để trình chính phủ phê duyệt. Là nơi khoanh vùng bảo vệ Vọoc quần đùi trắng - một loài linh trƣởng quý hiếm đƣợc ghi trong Sách đỏ thế giới. Hiện nay Vân Long đƣợc chính phủ Hà Lan, Quỹ Môi trƣờng Toàn cầu (GEF) và Trung tâm cứu hộ linh trƣởng quý hiếm Cúc Phƣơng hỗ trợ việc bảo tồn các loài thú quý hiếm. Khu bảo tồn thiên nhiên ngập nƣớc Vân Long có vị trí thuận lợi có thể kết hợp với các khu du lịch nhƣ VQG Cúc Phƣơng, cố đô Hoa Lƣ, khu du lịch sinh thái Tràng An… tạo thành các tour du lịch hấp dẫn du khách trong nƣớc và quốc tế.

+ Vườn Quốc Gia Cúc Phương: là vƣờn quốc gia đầu tiên ở Việt Nam đƣợc thành lập ngày 7 tháng 7 năm 1962 với tổng diện tích 22.200 ha gồm 11.350 ha thuộc địa giới tỉnh Ninh Bình, 5.580 ha thuộc địa giới tỉnh Thanh Hóa và 5.000 ha thuộc địa giới tỉnh Hòa Bình. Với hệ động thực vật phong phú và đa dạng, khí hậu nhiệt đới gió mùa, địa hình phức tạp khu rừng nguyên sinh chứa nhiều điều bí ẩn, thú vị. Ngoài giá trị về hệ động thực vật, Vƣờn Quốc gia Cúc Phƣơng còn là địa điểm hấp dẫn của các nhà nghiên cứu khảo cổ học với những di vật của ngƣời tiền sử có niên đại cách đây khoảng 12000 năm: mồ mả, rìu đá, mũi tên đá, dụng cụ xay nghiền… trong các hang động. Ngày nay VQG Cúc Phƣơng trở thành trung tâm cung cấp các loài thực vật quý hiếm, có giá trị cao phục vụ các chƣơng trình trồng rừng trong khu vực và trong cả nƣớc. Đến Cúc Phƣơng đẹp nhất vào tháng 12 đến tháng 4, một khu rừng nguyên sinh với hệ sinh thái rừng đa dạng và phong phú đƣợc bảo vệ nghiêm ngặt.

+ Suối nước nóng Kênh Gà: thuộc thôn Kênh Gà, xã Gia Thịnh, Huyện Gia Viễn

tỉnh Ninh Bình, cách động Vân Trình hơn 1km. Suối nƣớc nóng chảy ra từ lòng một của núi nằm ở làng nổi Kênh Gà nên có tên là suối nƣớc nóng Kênh Gà. Mạch nƣớc này có từ rất lâu nhƣng đến năm 1940 ngƣời Pháp mới phát hiện và tiến hành nghiên cứu. Nƣớc khoáng Kênh Gà chứa nhiều muối natriclorua, kaliclorua, canxi, magieclorua, và muối bicacbonat, nƣớc không màu, trong, nhiệt độ ổn định quanh năm là 53oC. Khách du lịch đến suối nƣớc nóng Kênh Gà để tắm hay ngâm mình nhiều lần sẽ khỏi các bệnh nhƣ khớp mãn tính, viêm dây thần kinh, các bệnh ngoài da và phụ khoa. Nƣớc suối Kênh Gà uống vào có tác dụng kích thích hoạt động của gan, mật, chữa bệnh bƣớu cổ và dùng để bào chế thành huyết thanh tiêm tĩnh mạch. Nƣớc khoáng Kênh Gà là một trong số ít mỏ nƣớc khoáng lộ thiên ở nƣớc ta có giá trị lớn trong y học để phòng và chữa bệnh.

+ Động Vân Trình: nằm trong núi Mõ thuộc thôn Vân Trình, xã Thƣợng Hòa huyện

Nho Quan, là một trong những động lớn và đẹp nhất ở Ninh Bình. Với tổng diện tích 3.500 m2, khu động gồm hai hang tuy liền kề nhau nhƣng một hang cao, một hang thấp. Vào trong hang, du khách không khỏi ngỡ ngàng trƣớc vẻ đẹp kỳ thú của

tạo hóa, lung linh lấp lánh nhƣ một cung điện nguy ngơ. Vẻ đẹp của động Vân Trình ví nhƣ Động Thiên Cung ở vịnh Hạ Long (Quảng Ninh), động tiên giữa cói trần. Trong hang động có vẻ đẹp vừa hoang sơ vừa hiện hữu các hình thù, cảnh vật vừa xa xôi vừa gần gũi đời sống con ngƣời. Có thể nói động Vân Trình là nơi quần tụ các vẻ đẹp kỳ thú của hang động vùng quê Ninh Bình.

+ Núi Dục Thúy (núi Non Nước): Nằm ở phía Đông Bắc thành phố Ninh Bình, soi

mình bên dòng sông Đáy hiền hòa, núi Dục Thúy từ lâu đã đƣợc coi là một cảnh đẹp nổi tiếng của Ninh Bình. Núi Dục Thúy không cao, khoảng hơn 70m nhƣng vóc dáng và địa thế đã tạo ra một vẻ đẹp huyền diệu, một bức tranh sơn thủy hữu tình luôn làm xao lòng du khách và làm rung động tâm hồn bao nghệ sĩ. Lên đỉnh núi qua 72 bậc gạch chia làm 5 cấp, đỉnh núi tƣơng đối bằng phẳng, cây cối xanh mát thuận lợi cho du khách nghỉ ngơi tham quan. Là ngọn núi đẹp ở Ninh Bình, Dục Thúy sơn đã từng đƣợc ví là “cửa biển có non tiên” trong thơ Nguyễn Trãi. Ninh Bình tự hào có núi Non Nƣớc - một tài nguyên du lịch hấp dẫn.

+ Hồ Đồng Thái: là một hồ nƣớc ngọt nằm trên địa bàn xã Yên Đồng và Yên Thái,

huyện Yên mô tỉnh Ninh Bình.Toàn bộ hồ có diện tích 2.185 ha, trong đó có 380 ha đƣợc quy hoạch thành khu du lịch nghỉ dƣỡng cao cấp. Đây là hồ nƣớc lớn nhất Ninh Bình với nhiều loài động thực vật quý hiếm. Hồ Đồng Thái là tài nguyên du lịch tự nhiên thích hợp để phát triển các loại hình du lịch giải trí nhƣ đua thuyền, thể thao nƣớc, nghỉ dƣỡng…

Bên cạnh các tài nguyên du lịch kể trên, Ninh Bình còn sở hữu rất nhiều các tài nguyên hấp dẫn khác từ địa hình karst với những hang động kỳ thú: động Mã Tiên, động Hang Mát, động chùa hang, hang Dơi… cùng với các cảnh quan thiên nhiên có giá trị cho việc phát triển du lịch.

* Tài nguyên du lịch nhân văn

Ninh Bình không chỉ đƣợc biết đến với những tài nguyên du lịch tự nhiên nhƣ Vƣờn Quốc Gia Cúc Phƣơng, khu du lịch Tràng An, hay khu bảo tồn thiên nhiên ngập nƣớc Vân Long… mà nhắc tới Ninh Bình du khách còn ấn tƣợng về một vùng đất văn hóa, giàu truyền thống lịch sử, những lễ hội dân gian, làng nghề truyền

thống và những món ăn đặc sắc. Tất cả những nét đẹp văn hóa đó tạo nên một Ninh Bình đầy bí ẩn, có khả năng khai thác phục vụ phát triển du lịch. Toàn tỉnh thống kê đƣợc 1.499 di tích, trong đó có 301 ngôi chùa, 299 đình, 381 đền, 98 miếu, 51 phủ, ngoài ra còn có 149 nhà xứ, 236 nhà thờ họ, 2 di tích đƣợc công nhận di tích cấp quốc gia đặc biệt quan trọng, 82 di tích quốc gia và 193 di tích cấp tỉnh – phụ lục 1 (Báo cáo sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết số 15 – NQ/TU của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển du lịch Ninh Bình đến năm 2020, định hƣớng đến năm 2030). Các di sản văn hóa dân gian ở Ninh Bình tập trung khá đậm đặc ở các huyện Nho Quan, Gia Viễn, Hoa Lƣ, Tam Điệp, Yên Mô và thành phố Ninh Bình.

Một số tài nguyên du lịch nhân văn tiêu biểu bao gồm:

a. Nhóm các tài nguyên văn hóa - lịch sử

+ Nhà thờ đá Phát Diệm: Là một quần thể kiến trúc phƣơng Đông độc đáo, nổi tiếng đƣợc xây dựng bằng đá, nằm ở thị trấn Phát Diệm huyện Kim Sơn cách Hà Nội 125km về phía Nam. Nhà thờ đá là kết quả của nhiều năm ngƣời dân sáng tạo, lao động miệt mài với bao mồ hôi và công sức (1875 - 1898). Công trình bao gồm: Ao hồ, Phƣơng Đình, Nhà thờ lớn và 4 nhà thờ nhỏ, ba hang đá nhân tạo. Phía trƣớc nhà thờ là một hồ nƣớc rộng hình chữ nhật, ở giữa là một hòn đá nhỏ, trên có tƣợng đá Giêsu. Phía sau hồ là một công trình đồ sộ gọi là Phƣơng Đình có chiều dài 24m, rộng 17m, cao 25m gồm ba tầng xây đá phiến. Tầng dƣới lớn nhất đƣợc xây dựng bằng đá xanh, đƣợc lắp ghép tinh xảo. Tầng giữa treo một cái trống, bên trong và bên ngoài của Phƣơng Đình đƣợc trạm khắc rất tinh xảo với hình chúa, các vị thánh và thánh giá…

Qua Phƣơng Đình là nhà thờ lớn đƣợc xây dựng năm 1891dài 74m, rộng 21m, cao15m có năm lối vào vòm đá đƣợc trạm trổ rất đẹp. Bên trong có 6 hàng cột bằng gỗ Lim, hai hàng cột giữa cao tới 11m, nặng khoảng 10 tấn. Gian thƣợng của thánh đƣờng có một bàn thờ lớn bằng một phiến đá nguyên khối nặng khoảng 20 tấn, dài 3m, rộng 0,9m, cao 0,8m. Mặt trƣớc và hai bên đƣợc trạm trổ hoa văn thể hiện bức tranh phong cảnh 4 mùa rất đẹp. Hai bên nhà thờ lớn có 4 nhà thờ nhỏ, mỗi một nhà thờ đƣợc kiến trúc theo một kiểu riêng.

Nhà thờ đá còn đƣợc gọi là nhà thờ dâng kính trái tim Đức Mẹ. Ở đây tất cả đều đƣợc làm bằng đá, đặc biệt vách trong nhà thờ là Cẩm thạch rất đẹp. Trong đó nhiều bức phù điêu đƣợc trạm trổ rất đẹp và tinh vi nổi bật là bức tứ quý (Tùng, cúc, trúc, mai)…

Nhà thờ đá Phát Diệm là một công trình kiến trúc đồ sộ và độc đáo có một không hai ở Việt Nam, phản ánh nền nghệ thuật điêu khắc tài tình sáng tạo của ngƣời Việt Nam. Các công trình nguy nga hài hòa với nhau, là sự kết hợp tuyệt vời của nghệ thuật kiến trúc Á Đông và Châu Âu.

+ Cố đô Hoa Lư: kinh đô đầu tiên của nƣớc Đại Việt, rộng khoảng 300ha nằm trong địa phận xã Trƣờng Yên, huyện Hoa Lƣ, tỉnh Ninh Bình. Năm 968 Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đế, hiệu là Đinh Tiên Hoàng, đặt tên nƣớc là Đại Cồ Việt và chọn Hoa Lƣ là kinh đô. Kinh đô Hoa Lƣ tồn tại 41năm (từ năm 968 đến năm 1009), trong đó 12 năm là triều đại nhà Đinh và 29 năm kế tiếp là triều đại nhà Tiền Lê (ngƣời đầu tiên là Lê Hoàn lên ngôi Hoàng Đế hiệu là Lê Đại Hành). Trƣớc khi rời đô về kinh thành Thăng Long, Lý Công Uẩn lên ngôi Vua tại Hoa Lƣ, lấy đế hiệu là Lý Thái Tổ. Kinh đô Hoa Lƣ có cảnh quan hùng vĩ, xƣa kia kinh đô rất có lợi thế về mặt quân sự; bao gồm: Thành Ngoại, Thành Nội và Thành Nam. Phía Đông kinh thành xƣa có nơi Vua Đinh cắm cờ, đƣợc gọi là núi Cột Cờ. Núi cao hơn 200 thƣớc nhƣ một cột cờ thiên nhiên khổng lồ. Phía Đông Nam có Ghềnh Tháp là một mỏm núi kề sát ngòi Sào Khê. Tƣơng truyền đây là nơi nhà vua thƣờng đứng để duyệt thủy quân. Năm 1010, sau khi lên ngôi Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn) đã quyết định rời đô từ Hoa Lƣ về Đại La (Thăng Long) và Hoa Lƣ trở thành Cố đô. Về thăm Cố đô du khách sẽ đƣợc tham quan, chiêm ngƣỡng toàn bộ công trình kiến trúc, khu di tích ghi dấu ấn lịch sử thời kỳ mở nƣớc huy hoàng, độc lập, tự chủ của nƣớc Đại Cồ Việt nghìn năm trƣớc…

+ Đền Vua Đinh Tiên Hoàng: Đền Đinh Tiên Hoàng đƣợc xây dựng sau khi Vua

Lý Thái Tổ rời đô từ Hoa Lƣ ra Thăng Long để tƣởng nhớ công lao của ông - ngƣời kiệt xuất có công mở đầu nền phong kiến tập quyền ở nƣớc ta. Vì đƣợc xây dựng trên làng Trƣờng Yên Thƣợng (xã Trƣờng yên, huyện Hoa Lƣ ) nên còn đƣợc gọi là

Đền Thƣợng. Tọa lạc trên một khuôn viên rộng chừng 5 ha, đền thờ Đinh Tiên Hoàng đƣợc xây dựng theo kiểu “Nội công, ngoại quốc”, lớp ngoài là Ngọ Môn Quan (cổng ngoài), vào trong ở chính giữa có hai con nghê đá chầu hai bên, tiếp theo là Nghi Môn Ngoại (Cửa ngoài) gồm ba gian, đi tiếp trên một đƣờng nhỏ lát gạch là đền Nghi Môn Nội (Cửa trong) cũng gồm ba gian. Cả hai cửa đều đƣợc làm bằng gỗ lim, có ba hàng chân cột. Bốn góc ngoài của Nghi Môn Nội còn xây bốn trụ cao. Đi đến chính đạo, qua hai cột trụ lớn là đến sân rồng. Giữa sân rồng có một long sàng bằng đá xung quanh chạm nổi, dài 1,8m, rộng 1,4 m. Từ sân rồng bƣớc lên là Bái Đƣờng 5 gian, kiến trúc độc đáo. Tiếp đến là Thiên Hƣơng, kiến trúc theo kiểu ống muống, nơi thờ tứ trụ triều đình nhà Đinh.

Đi hết tòa Thiêu Hƣơng du khách bƣớc vào Chính Cung 5 gian. Gian giữa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hoạt động xúc tiến của điểm đến du lịch ninh bình cho thị trường khách quốc tế (Trang 35 - 49)