Những khó khăntrong môi trường làm việc của công chức văn phòng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của yếu tố tâm lý tới quá trình thực thi công việc của công chức văn phòng ủy ban nhân dân cấp quận, huyện (trên địa bàn thành phố hà nội) (Trang 49 - 51)

TT Các tiêu chí về môi trường làm việc

Kết quả đánh giá (%) Hoàn toàn không đúng Phần lớn không đúng Nửa đúng nửa không đúng Phần lớn đúng Hoàn toàn đúng

1 Được cung cấp trang thiết bị hiện đại

phục vụ công việc 8.7 35.9 32.5 13.2 9.7 2

Mọi người trong cơ quan làm việc tích cực, làm theo năng lực hưởng theo thành quả

0.7 30.7 40.9 17.1 10.6

3 Có nhiều cơ hội thăng tiến trong công

việc 8.2 42.1 31.4 12.6 5.7 (Ghi chú: Từ 1,00 – 1,89: Mức kém; Từ 1,90 – 2,69: Mức trung bình yếu;Từ 2,70 – 3,49: Mức trung bình; Từ 3,50 – 4,29: Mức khá; Từ 4,30 – 5,0: Mức tốt )

Nguồn: Nghiên cứu của tác giả

Về tiêu chí: “Được cung cấp trang thiết bị hiện đại phục vụ công việc” được đánh giá thấp với tỉ lệ đánh giá 13,2% ở mức phần lớn đúng và 9,7% ở mức hoàn toàn đúng. Điều này cho thấy đây chính là một trong những khó khăn, gây cản trở cho quá trình thực thi công việc trong công tác văn phòng của CCVP cấp quận, huyên. Thực tế cho thấy các trang thiết bị đòi hỏi phải được nâng cấp thường xuyên chưa được thay thế kịp thời nên gây khó khăn về thời gian hoàn thành công việc. Một số

đơn vị tủ hồ sơ còn chưa phù hợp với các loại hồ sơ văn bản cần lưu trữ, chưa được trang bị đúng loại sử dụng. Một số các tủ, bàn ghế trong văn phòng đã cũ, còn sử dụng theo kiểu tận dụng.

Về tiêu chí: “Mọi người trong cơ quan làm việc tích cực, làm theo năng lực hưởng theo thành quả” được đánh giá thấp với tỉ lệ đánh giá 17,1% ở mức phần lớn đúng và 10,6% ở mức hoàn toàn đúng . Vẫn còn tình trạng người làm người chơi, chưa chủ động trong công việc. Một số cán bộ không đủ năng lực chuyên môn để đáp ứng công việc, dẫn đến người khác phải làm thay....nhưng một trong những nguyên nhân cơ bản do chế độ lương thưởng như nhau ở cùng vị trí làm việc nên không khuyến khích được tinh thần và trách nhiệm trong công việc của CCVP. Thực tế cho thấy để khắc phục điều này thì ngoài yếu tổ lương thưởng, mỗi CCVP cần được gợi lên bởi sự hợp nhất. CCVP sẽ không còn cảm thấy rằng họ đang làm việc cho chính mình, họ đang làm việc hướng tới một cái gì đó lớn hơn bản thân mình, cùng với những người khác cùng nỗ lực để đóng góp cho đơn vị.

Về tiêu chí: “Có nhiều cơ hội thăng tiến trong công việc” được đánh giá thấp với tỉ lệ đánh giá 17,1% ở mức phần lớn đúng và 10,6% ở mức hoàn toàn đúng. Thực tế cho thấy các CBVP UBND cấp quận, huyện đa số làm công tác chuyên môn được phân công rõ ràng. Sự chuyên nghiệp được thể hiện rõ trong công tác ở từng vị trí. Chỉ CCVP nào có khả năng bao quát, có khả năng lãnh đạo mới được xem xét cất nhắc. Đồng thời đa số CBVP thường chuyên tâm với công việc hành chính của mình cùng với môi trường làm việc hành chính nhà nước nên ít có cơ hội thăng tiến hơn so với các doanh nghiệp. Để khắc phục vấn đề này, về mặt tâm lý cần tạo ra cảm giác của sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống, CCVP sẽ cảm thấy hài lòng và tích cực hơn với công việc. Với những CCVP đạt được các mục tiêu trong cuộc sống, như tình cảm gia đình, bạn bè, sự nghiệp,… họ có thể cảm thấy tự tin hơn về bản thân và thể hiện tích cực hơn ở nơi làm việc. Một số CCVP thuộc tuýp người “nghiện” công việc và không quan tâm đến những giá trị khác trong cuộc sống. Các nhà lãnh đạo cần có trách nhiệm để cho họ thấy rằng điều này là không đúng, tạo cho họ cơ hội cân bằng giữa công việc và cuộc sống.

2.2.2. Mức độ thực thi công việc của công chức văn phòng

Để đánh tìm hiểu quá trình thực thi công việc của CCVP, chúng tôi tiến hành khảo sát lấy ý kiến của CCVP trực tiếp thực hiện công việc của Văn phòng Ủy ban và của lãnh đạo cũng như đồng nghiệp của họ. Kết quả khảo sát được thể hiện ở bảng 2.3:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của yếu tố tâm lý tới quá trình thực thi công việc của công chức văn phòng ủy ban nhân dân cấp quận, huyện (trên địa bàn thành phố hà nội) (Trang 49 - 51)