Đánh giá chung về quá trình thực thi công việc của công chức văn phòng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của yếu tố tâm lý tới quá trình thực thi công việc của công chức văn phòng ủy ban nhân dân cấp quận, huyện (trên địa bàn thành phố hà nội) (Trang 51 - 53)

TT Các biểu hiện của quá trình thực thi

công việc Tự đánh giá của CBVP Đánh giá của CBLĐQL, ĐN ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC

1 Hoàn thành khối lượng công việc theo

kế hoạch 3,82 0,68 3,42 0,71 2 Đảm bảo chất lượng công việc 3,63 0,66 3,34 0,70 3 Thực hiện đúng trình tự, thủ tục, cách

thức thực hiện công việc 3,75 0,67 3,41 0,72 4 Sáng kiến trong thực hiện công việc 3,61 0,64 3,36 0,72 5 Tinh thần trách nhiệm 3,57 0,69 3,33 0,74 ĐTB chung 3,67 0,67 3,37 0,72 (Ghi chú: Từ 1,00 – 1,89: Mức kém; Từ 1,90 – 2,69: Mức trung bình yếu;Từ 2,70 – 3,49: Mức trung bình; Từ 3,50 – 4,29: Mức khá; Từ 4,30 – 5,0: Mức tốt )

Nguồn: Nghiên cứu của tác giả

Theo kết quả khảo sát ở bảng 3.2, với ĐTB = 3,67 cho thấy mức độ thực thi công việc của CCVP cấp quận/huyện ở mức khá. Điều này có nghĩa là các hoạt động của CCVP đã đáp ứng yêu cầu của công việc. ĐTB các tiêu chí đánh giá dao động từ 3,57/5.00 – 3,82/5.00. Tiêu chí có điểm trung bình cao nhất là “Hoàn thành khối lượng công việc theo kế hoạch” (ĐTB 3,82/5.00). Tiêu chí có điểm trung bình thấp nhất là “Tinh thần trách nhiệm” (ĐTB 3,57/5.00). Đội ngũ CCVC cấp quận/huyện có khả năng sử dụng những phản hồi mang tính xây dựng và khả năng tìm ra phương pháp mới để giải quyết các vấn đề trong công việc. Có sự linh hoạt trong các vấn đề phát sinh trong công việc.

Có sự khác nhau giữa đánh giá của hai nhóm khách thể. CBVP tự đánh giá và đánh giá chéo của quản lý, đồng nghiệp còn thể hiện ở mức độ chênh lệch. Xét trên tổng thể thì ĐTB do CBVP tự đánh giá cao hơn đạt: 3,67 điểm; trong khi đánh giá chéo của quản lý, đồng nghiệp thấp hơn và đạt: 3,37 điểm. Điều này cho thấy đánh giá chéo có sự khắt khe hơn đó cũng là kết quả có thể chấp nhận. Đáng nói là hai kênh đánh giá

Sự chênh lệch về mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các quận/huyện thông qua khảo sát thực trạng, cùng với kết hợp với phỏng vấn trực tiếp các chủ thể liên quan thì có thể lý giải thêm cho kết quả trên như sau: đối với quận/huyện có kết quả thực thi công việc của đội ngũ CCVP có điểm thấp hơn những vẫn đạt mức độ hoàn thành các công việc thì ở đó việc cải cách hành chính chưa triệt để hoặc theo nhiệm vụ chung, chưa mạnh dạn đầu tư áp dụng công nghệ hành chính hiện đại, đội ngũ CCVP chưa tương xứng về trình độ, có thể không có chuyên môn về hành chính văn phòng nhưng vẫn có thể đảm đương công việc bởi lẽ các cấp lãnh đạo vẫn chưa thật sự đánh giá đúng tầm vị trị của của công tác hành chính văn phòng trong các nhiệm vụ chính trị ở chính quyền. Ngoài ra, do điều kiện kinh tế địa phương còn khó khăn nên việc hiện đại nền hành chính còn có nhiều bất cập, lý do đó dẫn tới việc bồi dưỡng nâng cao trình độ, kinh nghiệm và rèn luyện kĩ năng cho đội ngũ còn nhiều khoảng trống.

2.2.3. Thực trạng các yếu tố tâm lý của công chức văn phòng trong quá trình thực thi công việc thi công việc

Để làm rõ hơn 4 yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thực thi công việc của CCVP, chúng tôi tiến hành khảo sát, kết quả được thể hiện ở bảng 2.4:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của yếu tố tâm lý tới quá trình thực thi công việc của công chức văn phòng ủy ban nhân dân cấp quận, huyện (trên địa bàn thành phố hà nội) (Trang 51 - 53)