ĐVT: người
Loại hình KS Số lƣợng
KS4S
Chia theo trình độ
Tổng số 5 2 3
Vốn ĐTTN 3 2 1
Vốn ĐTNN 2 2
Nguồn: Sở VHTTDL tỉnh Bình Định (2013), kết quả điều tra KS
Từ số liệu, dễ dàng nhận thấy phần lớn chủ KS được đào tạo bài bản về kinh doanh và quản lý, kiến thức về kinh tế - xã hội và kỹ năng về quản trị kinh doanh. Bên cạnh đó, có một số chủ khách sạn yếu về kinh doanh quốc tế. Do hạn chế đó, một số người có khuynh hướng hoạt động theo kinh nghiệm, chưa có tầm nhìn chiến lược, thiếu kiến thức về quản lý, tổ chức, về phát triển thương hiệu, về cạnh tranh, về công nghệ thông tin. Vì vậy, dẫn đến nhiều rủi ro, thất bại.
- Về nhu cầu đào tạo: Theo kết quả điều tra của tác giả, KS4S có vốn ĐTTN ở Quy Nhơn về nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực năm 2012 của tỉnh Bình Định, trong 3 KS được khảo sát có phiếu trả lời, nhu cầu đào tạo tại địa phương năm 2013 có 42 người đăng ký tham gia các khóa học về khách sạn; có 8 người đăng ký học các khóa về quản trị khách sạn, Đa số, trong số người đăng ký trên là chủ và giám đốc các khách sạn.
Những hạn chế về trình độ học vấn của đội ngũ quản lý, điều hành các KS4S có vốn ĐTTN là một trong những nguyên nhân dẫn đến hạn chế NLCT của KS.
2.3.1.4. Trình độ trang thiết bị công nghệ.
Trong những năm qua các KS ở Quy Nhơn đã có những đổi mới, có nhiều trang thiết bị công nghệ được nhập từ các nước phát triển, song tốc độ đổi mới công nghệ còn chậm, chưa đồng đều và chưa theo một hướng rõ rệt. Hiện tại còn đan xen nhiều KS các thiết bị công nghệ từ lạc hậu, trung bình đến tiên tiến, do vậy đã làm hạn chế hiệu quả thiết bị và giảm mức độ tương thích.
Theo đánh giá của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Định, phần lớn các KS đang sử dụng công nghệ lạc hậu so với mức trung bình của thế giới. Hầu hết các KS4S có vốn ĐTTN sử dụng trang thiết bị hiện đại, bên cạnh cũng còn tồn tại trang thiết bị không đúng tiêu chuẩn. Mức độ hiện đại khoảng 75% , trung bình và
lạc hậu khoảng 25%. Thử hỏi, KS có sức cạnh tranh không, khi có đến 25% trang thiết bị công nghệ trung bình và lạc hậu.
- Về trình độ công nghệ trong khách sạn: Cán bộ, nhân viên thực hiện chức năng kinh doanh trong các bộ phận nghiệp vụ của khách sạn, đồng thời cũng có ý nghĩa thiết thực đối với các cơ sở lưu trú và ăn uống. Mỗi khách sạn có vị trí, cấu trúc và hệ thống trang bị các bộ phận; cơ cấu tổ chức, chức danh, nhiệm vụ và tiêu chuẩn các thành viên, quy trình phục vụ và kỹ thuật thao tác các dịch vụ, phong cách phục vụ và phương cách ứng xử trong một số tình huống giao tiếp với khách của các bộ phận dịch vụ trong khách sạn. Công nghệ của các bộ phận trong khách sạn gồm:
- Công nghệ phục vụ của Lễ tân
- Công nghệ phục vụ buồng trong khách sạn
- Công nghệ phục vụ bàn trong khách sạn, nhà hàng - Công nghệ phục vụ quầy bar trong khách sạn
- Công nghệ phục vụ bếp trong khách sạn – nhà hàng.
Nếu được đầu tư trang thiết bị, công nghệ hiện đại thì có thể trở thành những khách sạn có sản phẩm có lợi thế riêng, có khả năng cạnh tranh với những sản phẩm của đối thủ.
- Về đầu tư công nghệ, trang thiết bị: Năm 2013, có 5 khách sạn 4 sao có thực hiện đầu tư trang thiết bị mới với tổng số tiền 70.453.094 nghìn đồng. Khách sạn 4 sao có vốn ĐTTN chiếm 54,42% tổng vốn đầu tư thiết bị; KS4S có vốn ĐTNN chiếm 45,58% (xem bảng 2.10).
Bảng 2.9: Vốn đầu tƣ của các khách sạn thực hiện năm 2013
Chỉ tiêu Tổng số KS4S Tổng vốn đầu tƣ (nghìn đồng) Trong đó: Vốn trang thiết bị % so với tổng vốn thiết bị Theo loại hình KS 5 82.764.954 70.453.094 100% Vốn ĐTTN 3 52.087.094 38.343.433 54,42% Vốn ĐTNN 2 30.677.860 32.109.661 45,58%
Như vậy, qua số liệu trên có thể thấy trình độ công nghệ và thiết bị của các KS4S có vốn ĐTTN đã đạt mức tương đối hiện đại với trình độ công nghệ tiên tiến. Tuy nhiên, bên cạnh cũng có trình độ công nghệ, thiết bị lạc hậu. Nguyên nhân là do:
- Hạn chế về tài chính - Thiếu thông tin công nghệ
- Hạn chế về năng lực cán bộ nhân viên và công tác nghiên cứu khách sạn. - Không có động lực đổi mới công nghệ.
Xét cho cùng nguyên nhân các KS ở Quy Nhơn nói chung, KS4S có vốn ĐTTN nói riêng vẫn còn tồn tại chậm đổi mới công nghệ chính là do thiếu khả năng về tiếp thị, thông tin về công nghệ không đầy đủ, khó khăn về tài chính. Đây là lực cản đối với quá trình nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của các KS4S trên thương trường.
2.3.1.5. Nhân lực trong các khách sạn 4 sao có vốn ĐTTN Quy Nhơn
Để đánh giá nhân lực trong các KS4S có vốn ĐTTN, sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi với các thuộc tính sau đây:
- Về giới tính:
Bảng 2.10: Kết quả điều tra về giới tính của Khách sạn Hải Âu
Giới tính Số lƣợng ngƣời phỏng vấn %
Nữ 92 63,9
Nam 52 36,1
Tổng 144 100
Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả
Kết quả cho thấy: có 92 nữ và 52 nam trả lời phỏng vấn. Tỷ lệ nữ chiếm đến 63,9%, vì trong lĩnh vực khách sạn nữ chiếm tỷ lệ cao hơn.
- Về độ tuổi:
Bảng 2.11: Kết quả điều tra về độ tuổi của khách sạn Hải Âu
Độ tuổi Số lƣợng ngƣời PV %
Dưới 25 tuổi 72 50
36 – 45 tuổi 2 1,4
46 – 55 tuổi 4 2,8
Tổng 144 100
Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả
Do các khách sạn 4 sao có vốn ĐTTN được thành lập và hoạt động lâu năm. Mặt khác, sự phát triển của các KS chỉ trong vòng 5 năm trở lại đây. Do đó, số lượng nhân viên từ 23 – 25 tuổi chiếm tỷ lệ khá lớn trong toàn KS. Kết quả điều tra cho thấy, tuổi từ 22 – 25 chiếm 50% những người được phỏng vấn và từ 26 – 35 chiếm 45,8% . Điều này rất phù hợp với thực trạng về nhân sự hiện nay của các KS4S, vì các KS cần đội ngũ nhân viên năng động, hoạt bát.
-Về thâm niên công tác:
Bảng 2.12: Kết quả điều tra về thâm niên công tác của KS Hải Âu
Thâm niên công tác Số lƣợng ngƣời PV %
Dưới 3 năm 96 66,7
3 – 5 năm 32 22,2
5 – 10 năm 16 11,1
Tổng 144 100
Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả
Dưới 3 năm chiếm tỷ lệ khá cao: 66,7%, có 96 người trả lời Từ 3 đến 5 năm có 32 người trả lời chiếm 22,2%
Trên 5 năm có 16 người trả lời chiếm 11,1%
Qua kết quả trên ta thấy tỷ lệ nhân viên trung thành với KS cũng khá cao. Điều này giúp cho KS ít tốn chi phí trong việc đào tạo mới.
- Về trình độ chuyên môn: Trung học: 2 người, chiếm 1,39%
Cao đẳng và đại học có 136 người, chiếm 94,45% Trên đại học có 6 người, chiếm 4,17%.
Kết quả phỏng vấn này rất hợp với cơ cấu trình độ cán bộ nhân viên của các KS4S có vốn ĐTTN. Hiện tại, về cơ cấu trình độ lao động của KS thì đại học và trên đại học chiếm trên 90% lao động.
Bảng 2.13: Kết quả điều tra về trình độ chuyên môn của KS Hải Âu
Trình độ chuyên môn Số lƣợng ngƣời PV %
Trung học 2 1,39
Cao đẳng 40 27,78
Cử nhân 96 66,67
Thạc sĩ 6 4,17
Tổng 144 100
Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả
- Về thu nhập của người ao động: thu nhập bình quân của người lao động trong các KS là 1.946 ngàn đồng/người/tháng. Trong đó, thu nhập của người lao động làm việc trong các KS có vốn đầu tư nước ngoài là 2.751 ngàn đồng/người/tháng.
Theo số liệu thống kê đến 31 tháng 12 năm 2013 toàn tỉnh có 25.340 người trong độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm nhưng không có việc làm, đây là một nguồn lao động tiềm năng nhưng cũng tạo sức ép cho xã hội.
Nhiều ý kiến cho rằng, lao động tại Việt Nam là một lợi thế cạnh tranh, bởi vì chi phí lao động rẻ. Nhưng chúng ta phải nhìn nhận lại rằng, chi phí lao động tuy rẻ, nhưng năn g suất lao động thấp, chủ yếu là lao động phổ thông, tác phong công nghiệp còn kém. Do đó, nếu so sánh lao động Bình Định với lao động các nước trong khu vực thì có thể nói đây là điểm yếu của lao động ở Bình Định. Tóm lại, nhân lực trong các KS ở Quy Nhơn nói chung, KS4S có vốn ĐTTN nói riêng thiếu nhân viên có tay nghề cao, năng suất lao động thấp, quyền lợi của người lao động chưa thực sự được đảm bảo. Do đó, cần phải rà soát , sắp xếp và đào tạo lại sao cho tương thích với công nghệ, trang thiết bị hiện đại.
2.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh của các KS4S có vốn ĐTTN ở Quy Nhơn có vốn ĐTTN ở Quy Nhơn
2.3.2.1. Các nhân tố quốc tế và trong nước
-Các nhân tố quốc tế
Xu hướng chung của nền kinh tế thế giới là tiếp tục phục hồi và phát triển, các nền kinh tế hội nhập cao sẽ mang đến thời cơ cho các hình ảnh của các KS4S có vốn đầu tư trong nước được du khách ngoài nước biết đến. Nhưng đó cũng là thách thức chính đối với sự phát triển của KS cở Việt Nam, đòi hỏi các KS phải tự vươn lên, không ngừng nâng cao khả năng cạnh tranh cả trên thị trường trong nước và quốc tế.
Quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu và khu vực đang diễn ra hết sức mạnh mẽ, nước ta đã ký kết nhiều Hiệp định hợp tác đa phương và song phương với các tổ chức quốc tế và nhiều quốc gia trên thế giới. Đặc biệt, nước ta đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Thực hiện các cam kết WTO và các Hiệp định song phương và đa phương sẽ dẫn đến xuất hiện nhanh chóng các cơ hội mở rộng thị trường khách cũng như các thách thức trong cạnh tranh trong nước và quốc tế đối với sự phát triển cộng đồng KS Việt Nam.
Các thành tựu công nghệ, kỹ thuật trong KS không ngừng phát triển và ứng dụng. Đây cũng là yếu tố mang tính tác động hai mặt đối với sự phát triển của KS ở Việt Nam.
Sự ra đời, phát triển và xu hướng hợp nhất của các tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia, đa quốc gia… đã ảnh hưởng không nhỏ đến NLCT của các KS Việt Nam.
-Thực trạng các nhân tố trong nƣớc:
Trong thời gian qua nhiều chính sách khuyến khích hỗ trợ nhằm nâng cao khả năng hoạt động của KS cũng như khả năng cạnh tranh của các KS đã được triển khai, cụ thể:
+Xây dựng môi trường phát triển và môi trường cạnh tranh cho khách
sạn. Luật doanh nghiệp ra đời và đi vào thực tiễn đã tạo môi trường thông thoáng cho hoạt động kinh doanh, tạo bước đột phá về cải cách hành chính, nâng cao đáng kể tính nhất quán, tính thống nhất, minh bạch và bình đẳng trong khuôn khổ pháp luật về kinh doanh ở nước ta. Bằng việc đơn giản hóa thủ tục thành lập DN, bãi bỏ
hàng trăm giấy phép và quy định pháp luật không còn phù hợp về điều kiện kinh doanh và thiết lập một hệ thống văn bản mới thi hành, Luật Doanh nghiệp và thực hiện luật đã bước đầu tạo ra “sân chơi” bình đẳng, không phân biệt đối xử với các loại hình DN, khách sạn, chuyển đổi phương thức quản lý nhà nước đối với KS từ “tiền kiểm” sang “hậu kiểm”, chuyển đổi phương thức đăng ký kinh doanh từ “xét duyệt, cấp phát” sang phục vụ, hỗ trợ, hướng dẫn là chủ yếu.
Nhà nước ban hành hàng loạt các luật như: Luật Doanh nghiệp, luật cạnh tranh, Luật khuyến khích đầu tư… đã góp phần làm cho nền kinh tế trở nên sôi động và linh hoạt hơn, đáp ứng tốt hơn nhu cầu đa dạng của cuộc sống, tác động tích cực đến sự phát triển của nền kinh tế nói chung, DN khách sạn nói riêng, làm động lực cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh.
+Tạo lập thị trường cho khách sạn:
*Phá bỏ các ngăn cấm, hạn chế thị trường. Xây dựng một thị trường thống nhất trong cả nước, liên kết với thị trường nước ngoài.
*Từng bước tạo lập đồng bộ các thị trường: thị trường trong nước, thị trường nước ngoài.
+Mở cửa nền kinh tế, mà đặc trưng là thu hút đầu tư nước ngoài và hội
nhập sâu sắc với hệ thống thương mại quốc tế thông qua việc gia nhập ASEAN, APEC, WTO, ký kết và thực hiện nhiều Hiệp định song phương và đa phương khác. Với việc tham gia vào sân chơi thế giới hình ảnh Việt Nam được du khách nước ngoài biết đến.
+giảm bớt sự can thiệp, kiểm soát của nhà nước đối với thị trường.
*Cải cách mạnh mẽ các hạn chế kinh doanh thông qua giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chứng chỉ hành nghề, cải cách hành chính nhà nước, thống nhất chủ trương để giải quyết một công việc chỉ tập trung vào một đầu mối (cơ chế một cửa) và đơn giản hóa thủ tục hành chính.
*Cải cách thuế, chuyển thuế doanh thu với nhiều mức thuế sang thực hiện thuế giá trị gia tăng (VAT). Nhờ đó đảm bảo hiệu lực thực hiện thuế, tạo môi trường bình đẳng về nghĩa vụ nộp thuế giữa các khách sạn, giữa các ngành, loại kinh doanh.
Tuy nhiên, thủ tục hành chính vẫn còn rườm rà cũng hạn chế nhiều đến khả năng áp dụng các tiến bộ mới vào kinh doanh, phát huy tính năng động, linh hoạt trong kinh doanh của đơn vị.
Mặt khác, vị thế và vai trò của KS một thời gian dài bị xem nhẹ, cho nên dẫn đến nhiều vấn đề liên quan như chính sách vay vốn, mối liên kết kinh tế giữa KS với các đơn vị chưa được thiết lập. Nhìn chung còn nhiều vấn đề chưa được tháo gỡ để KS phát triển và nâng cao NLCT khi tham gia vào quá trình toàn cầu hóa.
+Các biện pháp khuyến khích hỗ trợ khách sạn:
*Thực tế những năm qua cho thấy hệ thống chính sách khuyến khích đầu tư trong nước, đặc biệt cùng với Luật Doanh nghiệp đã có những đóng góp đáng kể, quan trọng cho sự phát triển của đát nước, thúc đẩy sự phát triển của các thành phần kinh tế trong nước nói chung, KS4S có vốn ĐTTN nói riêng.
*Tiếp cận cơ hội kinh doanh và nguồn lợi của đất nước: Nhà nước đã và đang cố gắng mở rộng nhiều cơ hội kinh doanh và đảm bảo các KS có quyền ngang nhau tiếp cận các cơ hội kinh doanh. Các thông tin về thị trường, chính sách đầu tư của nhà nước… được thông báo kịp thời và khá đầy đủ trên báo đài và các phương tiện thông tin đại chúng. Nhiều chính sách khuyến khích các KS tận dụng và sử dụng tốt nguồn lực của đất nước như: lao động có tri thức, vốn đầu tư trong dân, từ ngân sách nhà nước, vay hỗ trợ từ nước ngoài (ODA).
*Xây dựng các kênh đối thoại, cung cấp thông tin cho KS: Bên cạnh các cuộc trao đổi giữa cơ quan quản lý với KS, Thủ tướng Chính phủ duy trì đều đặn các cuộc trao đổi trực tiếp với đại diện với KS, nhằm tiếp nhận các kiến nghị từ phía KS, nghiên cứu để sửa đổi môi trường hoạt động của KS ngày càng tốt hơn. Một số kênh thông tin tại Phòng Du lịch, Cục Du lịch, Bộ VHTTDL đã được tổ chức để hỗ