Kinh nghiệm về nâng cao năng lực cạnh tranh của KS4S có vốn đầu tư trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của các khách sạn 4 sao có vốn đầu tư trong nước tại thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 29)

1.1 .Một số khái niệm

1.4.Kinh nghiệm về nâng cao năng lực cạnh tranh của KS4S có vốn đầu tư trong

đầu tƣ trong nƣớc tại một số nƣớc trên thế giới.

1.4.1. Vai trò của KS4S có vốn đầu tư trong nước

Tại nhiều quốc gia bao gồm những nước phát triển, đang phát triển và những nước kém phát triển, khách sạn đóng vai trò hết sức quan trọng đến tăng trưởng và phát triển kinh tế, huy động nguồn lực cho đầu tư và phát triển, tạo việc

làm và phát triển kỹ năng cho người lao động, giảm bớt thất nghiệp và tạo sự phát triển cân đối giữa các vùng trong từng quốc gia và tăng tích lũy cho nền kinh tế.

Trong những năm gần đây, giới doanh thương đã ý thức được tầm quan trọng của hoạt động dịch vụ. Vì ngày nay lĩnh vực dịch vụ đã thống trị nền kinh tế quốc dân.

Ở Mỹ trong một phần tư thế kỷ qua, nền kinh tế chuyển dịch từ định hướng “sản xuất” sang định hướng “dịch vụ”. Đó là nguyên nhân việc khảo sát lại sự khác biệt giữa các loại hình kinh doanh sản xuất hàng hóa và cung ứng dịch vụ. Động cơ của việc khảo sát này tất nhiên là thuận lợi. Tìm hiểu “kinh doanh dịch vụ” khác với “kinh doanh sản xuất hàng hóa” như thế nào giúp cho các vị điều hành quản lý tốt hơn. Một điều đáng chú ý của việc khảo sát này là giúp ta hiểu rõ tầm quan trọng trong kinh doanh mà lâu nay người ta vẫn xem như chỉ có sản xuất ra hàng hóa mà thôi. Kinh doanh khách sạn cũng được xem là kinh doanh dịch vụ là một yếu tố chiến lược của cạnh tranh giúp cho những công ty sản xuất hàng hóa sử dụng nó một cách thích hợp để cạnh tranh với nhau.

Khách sạn cung cấp vừa “sản phẩm” vừa “dịch vụ”. Tất cả các khách sạn, cho dù lớn hay nhỏ cũng thể hiện được mục đích và chức năng hoạt động đặc thù riêng. Thường một sản phẩm vật chất cụ thể, được sở hữu sử dụng không cần đến sự đóng góp thường xuyên của nơi sản xuất ra sản phẩm đó. Cây bút máy, quần áo, tủ bàn ghế, đồ gia dụng, thực phẩm và nhà cửa là những ví dụ về các loại sản phẩm trong đó nó chỉ có chứa một phần rất nhỏ về dịch vụ đi kèm. Sản phẩm có ít thành phần dịch vụ đi kèm là khi khách hàng sử dụng chúng mà không cần sự hỗ trợ nhiều của nơi cung ứng ra sản phẩm đó. Còn khách sạn thì sản phẩm vật chất phải kèm theo dịch vụ.

Kinh doanh khách sạn có vai trò quan trọng trong việc tạo việc làm, phát triển kinh tế ở các vùng lạc hậu và là một kết cấu hạ tầng quan trọng cho các khách sạn lớn tại Việt Nam.

Với bức tranh hiện tại của các khách sạn từ các quốc gia giàu, phát triển đến các quốc gia đang phát triển, nhiều nhà kinh tế lạc quan cho rằng khách sạn là hình ảnh tương lai của nền kinh tế. Nhận định đó đặt ra nhiều vấn đề cần suy nghĩ

về KS4S của Việt Nam. Việc nghiên cứu và tìm kiếm kinh nghiệm của các quốc gia khác trong việc phát triển khách sạn sẽ có ý nghĩa lớn đối với các khách sạn của Việt Nam. Những kinh nghiệm được rút ra nhằm không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh của các KS4S có vốn đầu tư trong nước trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.

1.4.2. Các chính sách trợ giúp phát triển KS4S có vốn đầu tư trong nước

trên thế giới.

1.4.2.1. Tại Mỹ

Các biện pháp trợ cấp kinh doanh KS của Mỹ dựa trên những cột trụ chính như cải cách pháp lý, trợ giúp tài chính, trợ giúp xuất khẩu, hướng dẫn quản lý và mua sắm của chính phủ.

Cải cách pháp lý: Thời gian gần đây, đã có một số cải cách pháp lý quan trọng để trợ giúp kinh doanh KS. Mỹ đã nới lỏng những luật lệ ảnh hưởng đến gia nhập thị trường của các kinh doanh KS trong những ngành như ngân hàng, điện lực và viễn thông. Đồng thời, Mỹ cũng tăng cường thi hành Luật chống độc quyền…

Trợ giúp tài chính: Hàng năm Mỹ có hàng trăm chương trình cấp liên bang tài trợ kinh doanh khách sạn đang hoạt động. Những chương trình này bao trùm mọi loại trợ giúp tài chính như: tín dụng trực tiếp và bảo lãnh tín dụng, thưởng kinh doanh, cung cấp tiền cho các chương trình đào tạo và nhiều loại bảo hiểm khác nhau. Tuy nhiên chính quyền Mỹ rất hạn chế trong việc cấp tín dụng trực tiếp.

Trợ giúp về công nghệ và đổi mới: Mỹ có nhiều chương trình trợ giúp khai thác tiềm năng công nghệ. Có thể kể ra một số chương trình chủ yếu:

+ Chương trình chuyển giao công nghệ và Chương trình đổi mới kinh doanh cung cấp một ngân quỹ lớn tài trợ trực tiếp cho hoạt động nghiên cứu và triển khai của các kinh doanh khách sạn.

+ Thành lập các vườn ươm công nghệ và vườn ươm kinh doanh tại trên 50 bang. Ước tính hiện nay có tới trên 500 vườn ươm công nghệ tại Mỹ. Các vườn ươm công nghệ và kinh doanh của Mỹ thường được xây dựng trên cơ sở các trường đại học và những cơ quan nghiên cứu khoa học với mục tiêu quan trọng là thương mại hóa những công trình nghiên cứu khoa học.

+ Quỹ hợp tác mở rộng được thành lập năm 1988 nhằm giúp các công ty có sức cạnh tranh toàn cầu . Nhiệm vụ chính của quỹ này là giúp những công ty có được những công nghệ, kỹ thuật mới và tiên tiến.

Trợ giúp về quản lý:

+ Cục quản lý kinh doanh KS ở Mỹ hình thành các mạng lưới các trung tâm phát triển kinh doanh khách sạn cung cấp những trợ giúp về quản lý cho các chủ kinh doanh khách sạn.

+ Các trung tâm thông tin kinh doanh khách sạn được thành lập ở nhiều địa phương cung cấp thông tin mới nhất về công nghệ và thị trường.

Xúc tiến: Chính phủ Mỹ ban hành nhiều chương trình và biện pháp trợ giúp hoạt động xúc tiến của kinh doanh khách sạn.

1.4.2.2. Tại Nhật Bản.

Trong từng thời kỳ phát triển của nền kinh tế đất nước, nhà nước Nhật Bản đã ban hành nhiều chính sách nhằm phát triển khu vực KS4S. Những thay đổi về chính sách nhằm đặt các KS4S vào vị trí phù hợp nhất và khẳng định tầm quan trọng của nó trong nền kinh tế.

Xét một cách tổng quát, các chính sách phát triển KS4S của Nhật Bản tập trung vào các mục tiêu chủ yếu sau đây: Thúc đẩy và tăng trưởng sự phát triển của KS4S; tăng cường lợi ích kinh tế và xã hội; khắc phục những bất lợi mà KS4S gặp phải.

- Cải cách pháp lý: Trong những năm qua, hàng loạt các luật về KS đã được ban hành nhằm tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho hoạt động của khu vực KS này. Đặc biệt trong những năm gần đây việc cải cách môi trường pháp lý được coi là ưu tiên hàng đầu của nhà nước Nhật Bản.

- Trợ giúp về công nghệ và đổi mới: các KS4S có thể được hưởng các chính sách trợ giúp cho các hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới hoặc tiến hành các hoạt động kinh doanh mới dựa trên công nghệ. Các DN hoạt động trong lĩnh vực truyền bá những thông tin và ứng dụng các phần mềm tin học được trợ giúp bởi chính quyền địa phương.

- Trợ giúp về quản lý: Hoạt động tư vấn quản lý kinh doanh được thực hiện thông qua hệ thống đánh giá KS, đưa ra những khuyến nghị cụ thể và cung cấp các hướng dẫn. Viện quản lý kinh doanh thực hiện các chương trình đào tạo cho các nhà quản lý, các chuyên gia và đội ngũ nhân sự của KS.

1.4.2.3. Tại Singapore

Hệ thống chiến lược, chính sách kinh tế cũng như môi trường pháp lý của Đài Loan luôn dành những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các KS4S. Biện pháp giúp đỡ các KS4S của Đài Loan như: xây dựng môi trường kinh doanh tối ưu, bao gồm các chính sách chủ yếu như duy trì sự cạnh tranh công bằng và hợp lý, trợ giúp các KS về các nhân tố như nhân lực, công nghệ thông tin…; thúc đẩy sự hợp tác giữa các KS4S và giữa các KS4S với các KS lớn; thúc đẩy sự tăng trưởng độc lập của KS.

1.5. Kết luận chƣơng 1.

Kết hợp giữa những lý thuyết về lợi thế cạnh tranh, các yếu tố cấu thành NLCT nội tại cũng như những nhân tố tác động đến NLCT và hệ thống chỉ tiêu đánh giá NLCT cũng với những kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn phát triển KS4S các quốc gia trên thế giới như đã trình bày ở trên đã thể hiện tương đối toàn diện NLCT hiện tại cũng như duy trì và phát triển trong tương lai của KS. Ở từng nội dung cụ thể, từng nhóm chỉ tiêu cụ thể có thể bổ sung các chỉ tiêu để phân tích sâu hơn, song với hệ thống chỉ tiêu trên, chúng ta có thể xác định được một bức tranh tổng thể về những thế mạnh và điểm yếu trong NLCT của các KS4S có vốn đầu tư trong nước, từ đó đưa ra những giải pháp cụ thể góp phần nâng cao NLCT của các KS4S có vốn đầu tư trong nước tại các địa phương.

CHƢƠNG 2.

THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC KHÁCH SẠN 4 SAO CÓ VỐN ĐẦU TƢ TRONG NƢỚC TẠI THÀNH PHỐ QUY NHƠN, TỈNH

BÌNH ĐỊNH 2.1. Vị trí, vai trò kinh tế của tỉnh Bình Định

Bình Định là tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam, phía bắc giáp tỉnh Quảng Ngãi , phía nam giáp tỉnh Phú Yên, phía tây giáp tỉnh Gia Lai và đông giáp Biển Đông; cách Thủ đô Hà Nội 1.065km, cách Thành phố Hồ Chí Minh 686km, cách Thành phố Đà Nẵng 300km, cách Cửa khẩu Quốc tế Bờ Y (Kon Tum) thông sang Lào 300km.

Bình Định có tổng diện tích tự nhiên 6.025 km2, dân số khoảng 1,6 triệu người, về cơ cấu hành chính bao gồm 1 thành phố Quy Nhơn, 1 thị xã An Nhơn và 9 huyện, trong đó có 3 huyện miền núi. Thành phố Quy Nhơn là đô thị loại 1, có diện tích 284,28 km2, dân số trên 260.000 người.

Bình Định có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình 270C, độ ẩm trung bình 80%, hàng năm có số giờ nắng trung bình trên 2.000 giờ, lượng mưa trung bình khoảng 2.000mm, rất thích hợp cho phát triển nông nghiệp, công nghiệp và du lịch.

Trong những năm qua, Tỉnh Bình Định đã chủ động phát huy nội lực và tích cực thu hút các nguồn lực từ bên ngoài nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế và nâng cao mức sống của nhân dân. Phương châm của tỉnh mời gọi hợp tác, đầu tư là đi trước một bước trong chuẩn bị hạ tầng kinh tế - xã hội và cải cách thủ tục hành chính.

Những lợi thế chính của tỉnh Bình Định:

Vị trí chiến lược:

Bình Định – 1 trong 5 tỉnh của Vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung – nằm ở trung tâm của trục Bắc – Nam Việt Nam trên cả 3 tuyến đường bộ, đường sắt và đường hàng không, là cửa ngõ ra biển gần nhất và thuận lợi nhất của Tây Nguyên, nam Lào, đông bắc Campuchia và Thái Lan (bằng cản biển quốc tế Quy Nhơn và

Quốc lộ 19). Với vị trí này, Bình Định có lợi thế vượt trội trong liên kết, giao lưu kinh tế khu vực và quốc tế.

Hạ tầng đồng bộ:

Bình Định có hệ thống giao thông đồng bộ bao gồm: đường bộ, đường sắt quốc gia, cảng biển quốc tế, sân bay. Đi lại bằng đường hàng không giữa Bình Định với Thành phố Hồ Chí Minh chỉ mất 1 giờ, với Hà Nội chỉ 2 giờ.

Cấp điện, cấp nước, các dịch vụ bưu chính – viễn thông, tài chính, ngân hàng, các cơ sở giáo dục – đào tạo, chăm sóc sức khỏe đảm bảo đáp ứng nhu cầu của mọi người dân và doanh nghiệp.

Hạ tầng phục vụ du lịch, vui chơi giải trí đã và đang được quan tâm đầu tư, nâng cấp.

Nguồn tài nguyên và tiềm năng phong phú:

Bên cạnh 134km bờ biển với nhiều bãi biển, thắng cảnh biển và nguồn lợi thủy sản, Bình Định còn có nhiều loại khoáng sản như đá granite, ilmenite, cát, cao lanh, đất sét, suối khoáng, vàng.

Bình Định là miền đất võ nhưng giàu truyền thống nhân văn với nhiều di tích lịch sử - văn hóa gắn liền tên tuổi của anh hùng dân tộc Hoàng Đế Quang Trung – Nguyễn Huệ và phong trào Tây Sơn cùng các doanh nhân văn hóa của đất nước.

Bình Định từng là kinh đô của Vương quốc Champa với di tích thành Đồ Bàn (Vijaya) nổi tiếng và 14 tháp Chàm mang phong cách kiến trúc độc đáo.

Bình Định còn là quê hương của các loại hình nghệ thuật dân gian như tuồng, bài chòi, có nhiều làng nghệ truyền thống, nhiều đặc sản với phong cách ẩm thực đặc sắc và các lễ hội được tổ chức hàng năm.

Với 1,6 triệu dân, trong đó trên 50% trong tuổi lao động, có truyền thống cần cù, sáng tạo, Bình Định có thể cung cấp một nguồn nhân lực dồi dào.

Kinh tế phát triển năng động, an ninh chính trị ổn định:

Nền kinh tế của tỉnh trong những năm qua phát triển mạnh mẽ với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 12%. Đồng thời an ninh chính trị ổn định và trật tự xã hội được đảm bảo, là những điều kiện căn bản để thu hút đầu tư và du lịch. Ngành

nghề chủ yếu của tỉnh là chế biến đồ gỗ, lâm sản, nông sản, khoáng sản, thủy sản, trong đó đồ gỗ là thế mạnh tạo nên tên tuổi của Bình Định trên thị trường thế giới.

Hoạch định mang tính đột phá và sự mời gọi nhiệt thành:

Bình Định đang tập trung xây dựng và phát triển Khu kinh tế Nhơn Hội trên diện tích 12.000ha ngay sát Thành phố Quy Nhơn với những dự án quy mô lớn và đang thể hiện thiện chí mời gọi hợp tác, đầu tư từ các đối tác trong và ngoài nước với quyết tâm biến tiềm năng thành nguồn lực thực tế phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà.

Thành lập tháng 6/2005, Khu Kinh tế Nhơn Hội được xây dựng và phát triển thành khu kinh tế tổng hợp, đa ngành, đa lĩnh vực, có quy chế hoạt động riêng, bao gồm: khu phi thuế quan, khu công nghiệp, khu cảng biển và dịch vụ cảng biển, các khu du lịch, dịch vụ và khu đô thị mới, vận hành theo cơ chế ưu đãi đặc biệt, là trung tâm và động lực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Định và của khu vực miền Trung. Khu kinh tế Nhơn Hội đang mở ra nhiều cơ hội đầu tư và kinh doanh cho doanh nghiệp. Đến với Khu kinh tế này, các doanh nghiệp có thể đầu tư quy mô lớn vào các ngành kinh tế mũi nhọn và công nghệ cao như xây dựng cảng biển nước sâu, đóng mới và sửa chữa tàu biển, lọc và hóa dầu, sản xuất lắp ráp đồ điện, điện tử, sản xuất điện, phát triển du lịch, dịch vụ hàng hải, thương mại, dịch vụ tài chính, ngân hàng, bưu chính, viễn thông… đồng thời có thể lựa chọn đầu tư trong khu thuế quan, khu chế xuất hoặc khu phi thuế quan.

Chính sách thông thoáng và cởi mở:

Cùng với tinh thần hợp tác tích cực là những chính sách cởi mở, thông thoáng, ưu đãi và hỗ trợ thiết thực, coi lợi ích và thành công của nhà đầu tư là lợi ích và thành công của chính mình. Cộng đồng doanh nghiệp ở Bình Định phát triển rất năng động, chứng tỏ môi trường kinh doanh tại tỉnh minh bạch và thuận lợi, là đất lành cho doanh nghiệp.

Những hạn chế chính của tỉnh Bình Định:

Nền kinh tế phát triển thiếu bền vững, chất lượng và hiệu quả thấp, sức cạnh tranh chưa cao. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm. Năng suất, chất lượng và

hiệu quả sản xuất chưa cao. Kết cấu hạ tầng phục vụ còn yếu kém. Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp phát triển chậm.

Mặt khác, chúng ta cũng nhận thấy nguyên nhân khách quan của những khuyết điểm và yếu kém trong nền kinh tế địa phương là do xuất phát điểm của nền kinh tế của tỉnh còn thấp, lại nằm trong vùng kinh tế chậm phát triển; kết cấu hạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của các khách sạn 4 sao có vốn đầu tư trong nước tại thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 29)