PHẦN KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bước đầu nghiên cứu tư tưởng Donghak (Đông học) và những ảnh hưởng của nó ở Triều Tiên nửa cuối thế kỷ XIX 001 (Trang 90 - 95)

1. Đọc “DongKyongDaeJeon” và “YoungDamYuSa” của SuUn Choi Jae U, điều đầu tiên phải ghi nhận chính là sự chân thành và thẳng thắn trong thái độ viết của SuUn. Sau cuộc gặp mặt với thần Trời và “ngộ” đạo vơ cùng vơ tận, SuUn hồn tồn có thể sử dụng những lời nói và hành động có tính chất kỳ bí khiến người khác phải tin hay sợ mà tin. Nhưng theo cách lập luận của ông rằng: “đừng tin ta hãy tin vào thần Trời”, SuUn đã cảm hoá được con người bằng việc kể lại quá trình gặp, tiếp cận và ngộ đạo của mình với thần Trời thay vì buộc người khác phải tin và theo học thuyết của mình.

Với các nội dung của SuUn viết về quá trình đạt đạo, SuUn cũng mở ra con đường – với kinh nghiệm của bản thân, như truyền dạy người khác tiếp cận với đạo. Cuốn “Đơng Kinh Đại Tồn” được viết bằng chữ Hán, trong đó các nội dung kể về người cha già, nỗi thất vọng và về cuộc sống bôn ba trong cuộc đời của ông đã phần nào chiếm được sự cảm thơng của người đọc. Qua đó, SuUn tạo ra niềm hy vọng cho nhiều người, đặc biệt là các nhà Nho thất thế đương thời trong việc tiếp cận với đạo mà ông khai mở. Mặt khác, ông cũng hạn chế được hiện tượng những người khác coi ơng như hình tượng của một vị thánh để rồi có thể dựa vào đó nhằm mưu lợi mục đích riêng. Có thể thấy, ơng chỉ thuần túy làm trịn vai trị một người thầy truyền dạy những điều ông ngộ được từ thần Trời và mong muốn đáp ứng được nguyện vọng về một xã hội và tương lai tốt đẹp đến với mọi người dân.

Có thể thấy, khi đọc “Đơng Kinh Đại Tồn” của SuUn Choi Jae U, người đọc có cảm tưởng rằng đó là một cuốn giáo trình người dành cho học trị mình với nội dung vừa xúc tích, logic đưa con người về với cội nguồn của nền văn minh, văn hố phương Đơng. Chẳng hạn, với “bất nhiên kỳ nhiên”, người đưa ra một tinh thần “thử nghiệm”, khuyến khích tinh thần thử nghiệm thơng qua

việc dẫn ngược dòng thời gian về “đấng tạo vật”. Về một phương diện nào đó, có thể thấy tư tưởng của SuUn Choi Jae U là một triết lý phát triển.

“Long Đàm Di Từ” với lối viết như lời ca, gần gũi với người dân Hàn khơng có vốn chữ Hán, về sau trở thành kinh tụng cho các tôn giáo bắt nguồn từ Donghak của SuUn được thể hiện với những nội dung gần gũi, đơn giản, mộc mạc và phù hợp với tầng lớp bình dân. Nội dung chủ yếu của các bài tụng này là sự khuyên bảo, chỉ dẫn, mang tính cảm xúc khiến người đọc cảm nhận được nỗi lịng sâu thẳm của ơng. Hình ảnh của SuUn trong “Long Đàm Di Từ” cịn được ví như là một sự mẫu mực của một người đã dành tâm huyết của mình để giải phóng con người và đấu tranh vì con người, trong bản thể của con người có thần Trời, tìm và khơi được nó, con người sẽ „vạn sự chi‟ – hiểu được mọi sự.

2. Một câu hỏi đặt ra là tư tưởng Donghak đã giải quyết được vấn đề gì của xã hội Joseon lúc đó? Và điều quan trọng hơn là SuUn Choi Jae U đã làm được gì cho đất nước và con người Joseon trong thời điểm đó?

Trước hết có thể thấy, Donghak với tư cách là một học thuyết, về sau trở thành tôn giáo bản địa của Joseon đã tập trung đông đảo tầng lớp nông dân tiến hành cuộc khởi nghĩa chống lại chính quyền phong kiến và sự xâm thực của Nhật Bản. Với tính chất là cuộc cách mạng nơng dân chống chế độ phong kiến và ngoại xâm, cuộc khởi nghĩa nông dân Donghak là cuộc khởi nghĩa vũ trang mang tính chất dân tộc, mở đầu cho một thời kỳ đấu tranh cho độc lập dân tộc cũng như tìm lại và khẳng định một lần nữa về bản sắc dân tộc trong thời buổi hỗn loạn của lịch sử Korea.

Do có sự xuất hiện của các yếu tố có tính chất Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo và cả Shaman giáo, tư tưởng Donghak thường được đánh giá là tư tưởng đã thống nhất và tổng hợp lại các tư tưởng triết học phương Đơng trước đó. Kinh điển, điển tích điển cố của Nho giáo được SuUn Choi Jae U sử dụng thành thạo và am tường, chứng tỏ sự lĩnh hội và thấu hiểu Nho giáo của con

người SuUn. Hiện tượng “người ớn lạnh, cảm thấy cái linh thiêng bên trong đang chạm vào mình, từ bên trong vọng lên lời truyền dạy, ta nhìn quanh tìm kiếm mà khơng thấy gì, ngóng tai nghe mà khơng nghe thấy gì” giống với hiện tượng lên đồng của các ơng đồng, bà đồng trong tín ngưỡng Shaman mà trong trường hợp này là sự nhập thần của vị thần tối cao – thần Trời. “Đạo của ta là vơ vi lý hóa” cho thấy ảnh hưởng của Đạo giáo, còn “Vận số tự nhiên quay lại rồi sống lại” có bóng dáng của thuyết nhân quả trong Phật giáo. Những yếu tố này khiến tư tưởng Donghak trở thành tư tưởng đã bao trọn và bảo tồn, lưu giữ các giá trị tư tưởng truyền thống của nền văn hóa trên bán đảo Joseon. Mặt khác, nó cũng là tư tưởng phát triển trên nền tảng văn hóa truyền thống và nâng văn hóa truyền thống đó cho phù hợp và bắt kịp với bối cảnh lịch sử mới của dân tộc. Đặc biệt, việc xuất hiện của tồn tại “thần Trời” cũng là kết quả của quá trình giao lưu văn hoá truyền thống của Joseon với văn hóa phương Tây, một trong những yếu tố dẫn tới việc hình thành tư tưởng Donghak: “Đất chia thành Đơng Tây nên sao lấy Tây mà gọi cho Đông, Đông mà gọi cho Tây được” [18, 52].

Đến nay, chưa có một khẳng định nào của các nhà nghiên cứu cho thấy việc SuUn đã lấy khái niệm “Thiên chủ” từ phương Tây. Hoặc giả thuyết “Liệu có mối quan hệ nào hay một sự tiếp xúc nào giữa SuUn và phương Tây cùng Ki tô giáo?” cũng chưa được chứng minh. Nhưng theo cách thể hiện trong “Đơng Kinh Đại Tồn” của SuUn thì có thể thấy, khái niệm “thần Trời” là khái niệm được kế thừa từ truyền thống văn hóa của dân tộc Korea từ thời khởi thuỷ. Điều đó khiến cho văn hóa truyền thống của người Korea được tiếp nối, khơng bị đứt gãy trong q trình giao lưu với văn hóa phương Tây. Sự tồn tại của “thần Trời” trong Donghak giúp cho người Joseon tránh khỏi cảm giác hẫng hụt và phản kháng khi tiếp nhận luồng văn hóa mới. Đối tượng thờ cúng là “thần Trời” trong các tôn giáo bắt nguồn từ Donghak cũng làm cho người dân trên bán đảo Korea ít bỡ ngỡ hơn khi gặp vị “thần Trời” trong Kitô giáo

của phương Tây.

3. Bên cạnh đó, việc đặt tồn tại “thần Trời” vào tấm lòng con người là một bước tiến mới trong việc đề cao giá trị của con người. Khơng phải chỉ có thần thánh mới tạo dựng được „nước chúa‟ được „xã hội đại đồng‟ hay „thế giới thiên đàng sau cái chết‟, mà chính con người có thể tự xây dựng cho mình một „xã hội lý tưởng‟ ngay trên mảnh đất mình đang sống. Donghak với tư cách là một học thuyết, một tôn giáo bản địa do SuUn sáng lập, không chỉ mang chức năng tơn giáo mà cịn mang chức năng xã hội. Mặc dù khước từ vai trò giáo chủ của mình, nhưng có thể thấy sau khi đắc đạo, SuUn đã quyết định phổ đạo, hướng dẫn người khác tu luyện chứ không chỉ chuyên tâm vào tu luyện cho riêng mình. Như vậy, trên một phương diện nào đó, SuUn khơng muốn biến học thuyết của mình thành một tôn giáo (mặc dù tư tưởng này mang tính chất là một tơn giáo) để giai cấp thống trị có điều kiện lợi dụng như Kitơ giáo. Xuất phát điểm của SuUn không phải là tầng lớp thượng lưu hay tầng lớp chính trị trong xã hội như mục tiêu của học thuyết Nho giáo mà đối tượng thuyết phục của SuUn là tầng lớp trí thức và thường dân trong xã hội Joseon. Đây là điều khiến cho tư tưởng của SuUn được tiếp nhận nhanh chóng, cũng giải thích tại sao khi Donghak xuất hiện, SuUn đã bị chính quyền phong kiến bắt và gán cho ông tội mê hoặc người dân và gieo rắc bất hồ trong xã hội khiến ơng bị truy bắt và bị hành quyết vào năm sau đó.

Cũng như Việt Nam, đặc điểm về vị trí địa lý khiến cho cả Việt Nam và bán đảo Korea đều phải chịu ảnh hưởng của nền văn hóa khổng lồ Trung Quốc. Và cũng như Việt Nam, trong suốt quá trình dựng nước, giữ nước qua nhiều triều đại, các thế hệ người Korea luôn nỗ lực tạo dựng nên một nền văn hóa khác, độc lập với nền văn hóa Trung Hoa. Cũng như văn hóa của Việt Nam, bán đảo Korea vẫn luôn nhấn mạnh và tự hào rằng Korea là một dân tộc đơn nhất. Trong hội thảo lần thứ chín về Hàn Quốc học với chủ đề “Hàn Quốc và

Hàn Quốc học dưới góc nhìn Châu Á” tổ chức tại Hà Nội, trong tiểu ban Đa

Văn Hóa, các học giả đã bàn luận sôi nổi về mệnh đề “dân tộc đơn nhất” hay “đơn dân tộc” của người Korea. Do hiện trạng kết hôn quốc tế giữa đàn ông Hàn Quốc và phụ nữ các nước Đông Nam Á, mà điển hình là phụ nữ Việt Nam, nhiều vấn đề mới nảy sinh trong xã hội Hàn Quốc vốn được coi là đơn dân tộc. Một trong những vấn đề lớn nhất đó là giáo dục cho thế hệ con lai của các cuộc hơn nhân quốc tế đó. Hiện nay trong xã hội Hàn Quốc đã bắt đầu có sự “hỗn dung” dịng máu, báo hiệu cho sự phá vỡ tính đơn nhất mà các thế hệ người Hàn vẫn luôn nhấn mạnh. Vấn đề đa dân tộc bắt đầu được đưa ra thảo luận nghiêm túc từ những năm 2000 tại Hàn Quốc. Và theo nhiều nhà nghiên cứu Hàn Quốc thì đã đến lúc người Hàn Quốc phải xem xét lại khái niệm “dân tộc” của mình trong quá trình tiếp cận với các nền văn hóa khác ngay trong lịng xã hội Hàn Quốc. Một trong những nơi có thể tìm lại „đặc tính của người Hàn Quốc‟ chính là tư tưởng Donghak của SuUn Choi Jae U.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bước đầu nghiên cứu tư tưởng Donghak (Đông học) và những ảnh hưởng của nó ở Triều Tiên nửa cuối thế kỷ XIX 001 (Trang 90 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)