SUUN CHOI JA EU VÀ NỘI DUNG CỦA TƢ TƢỞNG DONGHAK

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bước đầu nghiên cứu tư tưởng Donghak (Đông học) và những ảnh hưởng của nó ở Triều Tiên nửa cuối thế kỷ XIX 001 (Trang 40 - 42)

2. 1. Cuộc đời và sự nghiệp của SuUn Choi Jae U(수운 최제우)

Trong cuốn “Hiểu biết về tư tưởng Donghak” xuất bản năm 1995 của học giả Sin Il Chol có viết:

“SuUn khơng phải xuất thân từ gia đình q tộc, cũng khơng phải được sinh ra trong một gia đình thương nhân mà là con của một quý tộc thấ thế có tên là Choi Ok (최옥) – với người vợ ông lấy lần thứ ba sau khi cả hai người vợ trước đều mắc bệnh mà mất. Choi Jae U vốn có tên là JeSeon (濟宣 – 제선, Tế Thiện) và tên thủa thiếu thời của ông là BokSul (福述 – 복술, Phúc Thuật). SuUn sinh ngày 18 tháng 10 năm 1824 tại lý GangJeong (강정) thuộc tỉnh Kyongju (경주). Ông là người con duy nhất và được sinh ra rất muộn của Geon Am Gong Choi Ok (근암공 최옥). Vốn được sinh ra trong một gia đình có học vấn Nho giáo với nền giáo dục nghiêm khắc, năm 8 tuổi, Choi Jae U được gửi vào trường học và được đánh giá là tài giỏi tới độ “vạn cuốn thi thơ võ bất thơng trí” và khi 10 tuổi đã nổi tiếng là người thông minh lanh lợi.

Năm 16 tuổi, cha của Choi Jae U qua đời, năm 19 tuổi ông đã kết hôn với cô gái họ Park ở WolSeong (월성). Cũng từ đó, ơng bắt đầu bước vào con đường thương nghiệp, buôn bán khắp nơi nhưng cuối cùng sự nghiệp thương nhân của ông vẫn bị thất bại cho đến khi ông bước vào tuổi 31” [16, 16]. Qua các thông tin nêu trên, chúng ta hiểu được phần nào về quãng đời thiếu niên của ông, trong phần “Tu đức văn” của cuốn “Đơng Kinh Đại Tồn” ông viết:

“Thời gian trôi như nước chảy chẳng thể nào dừng lại được, tới ngày người về chốn thần tiên khiến ta thắt lịng. Chỉ cịn lại mình ta, ở cái tuổi đời 16 thì biết được gì?...” [18 - 87, 88].

Nho giáo nhuần nhuyễn, thể hiện sự hiểu biết về kiến thức Nho giáo khá sâu sắc của mình. Khơng chỉ có vậy, đơi khi ơng cịn tự đặt mình ngang hàng với Khổng Tử, so sánh Dongak của mình với Nho giáo của Khổng Tử. Có thể thấy, đây chính là một thái độ khá đặc biệt trong nhận thức của ông đối với các học giả cũng như các học thuyết và tôn giáo cùng thời. Chẳng hạn một đoạn văn trong “Đông Kinh Đại Tồn” được ơng viết như sau: “Hoa đào giữa vườn sợ thuyền lão ngư phát hiện, dòng nước trước nhà có Khương Thái Cơng đang ngồi câu cá. Lầu ngắm cảnh dựng bên bờ ao chẳng trái ý của Chu Liêm Khê, gọi lầu gác là Long Đàm khơng phải do nhớ tới tấm lịng của Gia Cát Lượng hay sao?” [18, 84].

Có thể khẳng định rằng đây chính là kết quả của q trình nhận thức dưới sự giáo dục của người cha - Geon Am Gong vốn là một Nho sĩ, đồng thời cũng là kết quả giáo dục và nỗ lực của người cha già với người con trai muộn mằn.

Đến năm 1854 khi ông 31 tuổi, ông quyết định từ bỏ sự nghiệp buôn bán, và quay về quê hương Long Đàm.

“Năm 33 tuổi, người bắt đầu vào am NaeWol ở núi ChonSeong, YangSan và bắt đầu thiền định. Nhưng chỉ sau 49 ngày, được tin chú ruột mất nên việc thiền định phải dừng lại. Sang năm sau, người lại tìm tới động JekMyol ở núi ChonSeong để cầu nguyện, trong vòng 49 ngày... Tới năm 36 tuổi người lại quay lại chấn Young Dam (용담, Long Đàm), Kyongju để cầu nguyện và cịn đổi tên mình thành Jae U (濟愚 – 제우, Tế Ngu), lấy hiệu của mình là SuUn (水雲 – 수운, Thủy Vân)” [25, 17].

Và cuối cùng, như SuUn Choi Jae U viết trong “Đơng Kinh Đại Tồn” – phần Tu đức văn: “Đến tháng 04 năm Canh Thân (1860) thì nhận được vận đồ này” [18, 90]. Tâm trạng khi „nhận đạo‟ của SuUn Choi Jae U, như người kể: “Bất chợt vào độ tháng 4 tim ta tự dưng ớn lạnh, người run lên, khơng biết gọi đó là triệu chứng của bệnh gì mà cũng khó giải thích được tình trạng cơ thể lúc ấy. Đúng lúc đó, có tiếng nói ở đâu vọng tới làm ta giật mình...” [18, 18].

Cịn một sự kiện nữa có ảnh hưởng lớn tới SuUn chính là việc các học giả tìm tới ông hỏi về đạo. SuUn viết: “Ta chẳng có ý định quảng đại đức của mình, cứ quản tình cảm của mình cho tới tận cùng thì tinh thần sẽ tập trung lại mà trở nên vơ cùng. Lần nữa, mãi rồi thấm thốt tới năm Tân Dậu (1861), lúc ấy là tháng 6, độ mùa hè, các học trò ta chuẩn bị chỗ, định ra pháp, các học giả non trẻ tìm đến hỏi ta và đòi ta phải giảng đức” [18 – 92, 93].

Như vậy, sau khi ông đắc đạo được một năm, tới năm 1861, các học giả tìm tới ơng và địi được nghe ơng giảng. Đây cũng chính là sự kiện, yếu tố dẫn tới thảm kịch số phận SuUn: “Thế nhưng từ phía Nhà nước phong kiến, sự xuất hiện của Donghak với các từ ngữ như „Thiên chủ‟, „thượng đế‟ trong nội dung giáo lý cùng tốc độ mở rộng của Donghak đã bắt đầu bị chính quyền đàn áp khốc liệt. Năm 1863, SuUn Choi Jae U cùng 20 đệ tử của ông bị bắt tại Kyongju và vào mùa xuân năm 1864 ông bị buộc với tội danh “lôi kéo, làm mị dân”, Choi Jae U đã bị xử tử hình tại Daegu Jangdae (대구장대)” [32, 231]

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bước đầu nghiên cứu tư tưởng Donghak (Đông học) và những ảnh hưởng của nó ở Triều Tiên nửa cuối thế kỷ XIX 001 (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)