Khảo sát thực trạng mô hình tổ chức và quản lý hoạt động KH&CN của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề xuất mô hình tổ chức và quản lý hoạt động khoa học và công nghệ của lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy (Trang 41 - 54)

10. Cấu trúc luận văn

2.2 Mô hình tổ chức và quản lý hoạt động KH&CN của lực lƣợng CS PCCC

2.2.1. Khảo sát thực trạng mô hình tổ chức và quản lý hoạt động KH&CN của

KH&CN của Trường Đại học PCCC.

Trường Đại học PCCC ra đời và phát triển từ tiền thân là Tổ PCCC(9- 1963); Khoa CS PCCC (12-1965); Phân hiệu CS PCCC(7-1971); Trường Hạ sĩ quan CS Phòng cháy, chữa cháy (2-9-1976); Trường Cao đẳng PCCC(6- 11-1984).

Ngày 14 tháng 10 năm 1999 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 203/TTg thành lập Trường Đại học PCCC trên cơ sở Trường Cao đẳng PCCC (cũ).

Trường Đại học PCCC có nhiệm vụ:

Sở Công an các địa phƣơng

Phòng CS PCCC các địa

phƣơng

Hình 4: Mô hình tổ chức các đầu mối hoạt động KH&CN của lực lượng CS PCCC - Bộ Công an

Viện chiến lƣợc và khoa học Công an Bộ Công an Cục quản lý KH,CN,MT Tổng cục kỹ thuật Cục CS PCCC Trƣờng Đai học PCCC Các đơn vị trực thuộc Sở CS PCCC TP Hồ Chí Minh Các đơn vị trực thuộc Các đơn vị trực thuộc

Quan hệ trực thuộc Quan hệ chức năng

- Đào tạo cán bộ PCCC có trình độ đại học và các trình độ thấp hơn; bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về PCCC.

- NCKH về PCCC phục vụ cho yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Để triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, ngày 25/02/2000, Bộ trưởng Bộ Công an ký Quyết định số: 171/2000/QĐ- BCA (X13) về chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của trường Đại học PCCC. Theo đó, trường được giao nhiệm vụ:

- Đào tạo cán bộ trình độ đại học và các trình độ thấp hơn về PCCC, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho lực lượng làm công tác PCCC trong Công an, các ngành, các đoàn thể và các tổ chức kinh tế - xã hội theo quy chế văn bằng của Nhà nước.

- Quy mô đào tạo: 1.000 học viên.

Theo các Quyết định nêu trên, Trường Đại học PCCC là cơ sở duy nhất của cả nước được giao nhiệm vụ đào tạo cán bộ trình độ đại học và các trình độ thấp hơn về PCCC không chỉ riêng cho ngành Công an, mà cho tất cả các ngành, các đoàn thể và các tổ chức kinh tế - xã hội khác trong toàn quốc.

Hiện nay, các hoạt động KH&CN của Trường Đại học PCCC được tiến hành và điều chỉnh bởi mô hình tổ chức và quản lý sau:

2.2.1.1 Thực trạng điều phối các hoạt động KH&CN trong Trường Đại học PCCC

a) Hội đồng KH&CN Trường

Hội đồng KH&CN Trường Đại học PCCC được thành lập theo Quyết định của Hiệu trưởng. Hội đồng hoạt động theo nhiệm kỳ của Hiệu trưởng, hàng năm có bổ sung và rà soát, điều chỉnh phù hợp với tình hình

Hình 5: Mô hình tổ chức và quản lý các hoạt động KH&CN của Trường Đại học PCCCC

Viện chiến lƣợc và khoa học Công an Bộ Công an Cục quản lý KH,CN,MT Tổng cục kỹ thuật Cục CS PCCC Cảnh sát PCCC các địa phƣơng Các đơn vị giáo dục và quản lý giáo dục

Quan hệ trực thuộc Quan hệ phối hợp

Hội đồng khoa học và công nghệ Trƣờng ĐH PCCCC Phòng QLKH- TTTL Trung tâm ƢDKHKTPCCC Các trƣờng đại học kỹ thuật NCKH trong sinh viên

thực tế của Nhà trường. Thành viên của Hội đồng là Ban giám hiệu, lãnh đạo cấp trưởng các đơn vị giáo dục và quản lý giáo dục, các nhà khoa học có học vị tiến sỹ.

Nhiệm vụ của Hội đồng là định hướng và điều chỉnh toàn bộ hoạt động KH&CN của Nhà trường theo chỉ đạo của Bộ Công an thông qua các đơn vị chức năng về KH&CN được Bộ phân công; Thực hiện nhiệm vụ phối hợp với các đơn vị CS PCCC trong việc giải quyết các vấn đề về KH&CN của lực lượng CS PCCC; đề xuất các hoạt động hợp tác về KH&CN với các tổ chức trong và ngoài nước khi được phép của Bộ Công an; tổ chức xét chọn, nghiệm thu, đánh giá và ứng dụng kết quả NCKH theo quy định về phân cấp quản lý.

Trong những năm qua, hoạt động của Hội đồng thường xuyên được duy trì và đã có những bước tiến bộ trong chỉ đạo và điều hành các hoạt động KH&CN của Nhà trường. Kết quả hoạt động NCKH được thể hiện bằng biểu đồ dưới đây (chi tiết tại phần phụ lục).

0 0,5 1 1,5 2 2,5 3 3,5 4 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 SL đề tài 0 1 2 3 4 5 6 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 SL đề tài

Hình 6: Biểu đồ kết quả nghiên cứu đề tài cấp Bộ giai đoạn 2000 - 2008

0 5 10 15 20 25 30 35 40 2004 2005 2006 2007 2008 SL đề tài

b) Phòng Quản lý khoa học và thông tin tư liệu(QLKH-TTTL)

Phòng QLKH-TTTL được giao nhiệm vụ là cơ quan quản lý NCKH trong Trường Đại học PCCC, làm nhiệm vụ thường trực Hội đồng KH&CN Trường; tổ chức triển khai các nhiệm vụ NCKH được cơ quan quản lý KH&CN của Bộ phê duyệt; tổ chức triển khai các hoạt động NCKH trong sinh viên; tổ chức các hoạt động thông tin khoa học trong phạm vi đơn vị.

Hàng năm, các đơn vị, cá nhân trong Nhà trường đăng ký các nhiệm vụ NCKH và gửi tới Phòng QLKH-TTTL để tập hợp báo cáo Hội đồng. Hiệu trưởng thành lập các hội đồng chuyên môn để xét chọn hoặc đề nghị xét chọn các nhiệm vụ NCKH đã đăng ký. Chuyển hồ sơ xét chọn hoặc đề nghị xét chọn tới cơ quan quản lý KH&CN của Bộ Công an phê duyệt hoặc tổ chức xét chọn. Sau khi nhiệm vụ NCKH được phê duyệt và cấp kinh phí bằng phương thức hợp đồng, Nhà trường giao cho Phòng QLKH-TTTL phối hợp với chủ nhiệm đề tài tổ chức triển khai các hoạt động nghiên cứu theo hợp đồng đã ký kết. Trong quá trình triển khai thực hiện đề tài, Phòng QLKH-TTTL có trách nhiệm tổ chức kiểm tra tiến độ, báo cáo tiến độ thực hiện đề tài với cơ quan quản lý cấp trên. Khi đề tài hoàn thành, tham mưu cho Hiệu trưởng ra quyết định thành lập Hội đồng chuyên môn nghiệm thu hoặc nghiệm thu cấp cơ sở theo quy định. Căn cứ vào kết quả NCKH,

Phòng QLKH-TTTL phối hợp với chủ nhiệm đề tài đề xuất kế hoạch ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn.

Bên cạnh đó, phòng QLKH-TTTL được giao nhiệm vụ chính đối với hoạt động hợp tác trong KH&CN. Hiện nay Nhà trường là thành viên chính thức của Câu lạc bộ các trường đại học kỹ thuật Việt Nam. Tháng 4/2008 Nhà trường đã chủ trì tổ chức thành công Hội thảo khoa học lần thứ 32 của Câu lạc bộ với chủ đề”Các giải pháp an toàn PCCC phục vụ phát triển kinh tế - xã hội”. Thông qua hội thảo khoa học này đã mở ra cơ hội hợp tác nhiều mặt về KH&CN giữa Nhà trường với các trường đại học kỹ thuật thành viên trong tương lai.

Hoạt động NCKH sinh viên của Nhà trường được tổ chức đều đặn hàng năm và giao cho Phòng QLKH-TTTL chủ trì và điều phối các hoạt động này. Với quy mô sinh viên không đông, nhưng phong trào NCKH của sinh viên đã góp phần nâng cao chất lượng hoạt động NCKH của Nhà trường.

c) Trung tâm ứng dụng khoa học kỹ thuật (ƯDKHKT) PCCC

Trung tâm ƯDKHKT PCCC là một bộ phận trong cơ cấu tổ chức của Trường, hoạt động theo mô hình doanh nghiệp sự nghiệp có thu. Chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy do Bộ trưởng Bộ Công an quy định. Hoạt động của Trung tâm tuân thủ theo luật doanh nghiệp và các quy định của Bộ Công an. Trong mô hình tổ chức các hoạt động KH&CN của Trường, Trung tâm đóng vai trò là đơn vị tiếp nhận và sử dụng kết quả NCKH, chuyển giao công nghệ, hoạt động dịch vụ khoa học kỹ thuật PCCC phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước. Hiện nay, các hoạt động KH&CN của trung tâm tập trung vào các lĩnh vực sau:

+ Tư vấn thiết kế, giám sát các hạng mục công trình PCCC. + Thi công lắp đặt các hệ thống PCCC.

+ Kiểm định một số thiết bị kỹ thuật PCCC.

Qua thực tế, hoạt động chuyển giao công nghệ PCCC của Trung tâm chỉ theo phương thức chuyển giao ngang, chưa có chuyển giao dọc. Đây là điểm yếu cơ bản trong hoạt động KH&CN của Nhà trường.Trên thực tế vấn đề chuyển giao công nghệ của Trung tâm chưa hẳn đã là chuyển giao ngang, bởi vì chỉ nhập khẩu thiết bị và chuyển giao thiết bị cùng tri thức sử dụng thiết bị PCCC đơn thuần.

Trong thực tiễn hoạt động KH&CN của Nhà trường đã tạo ra được một số sản phẩm mẫu như:

+ Trung tâm báo cháy tự động ứng dụng thiết bị điều khiển khả trình (PLC) là sản phẩm của đề tài khoa học cấp Bộ.

+ Xe chữa cháy dùng bột lắp đặt trên xe Uoát là sản phẩm của đề tài khoa học cấp Bộ.

+ Thiết bị chữa cháy cố định cho các bể chứa xăng dầu theo phương pháp phun bọt từ dưới lên là sản phẩm đề tài khoa học cấp cơ sở.

+ Thiết bị đo thông số cơ bản của đầu báo cháy là sản phẩm của đề tài khoa học cấp cơ sở...

Tuy nhiên, chưa hề có một sản phẩm nào được tiếp tục nghiên cứu ở bước tiếp theo để có sản phẩm tới thị trường.

2.2.1.2 Kết quả điều tra, khảo sát các hoạt động KH&CN trong Trường Đại học PCCC

Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả đã xây dựng mẫu phiếu điều tra và tiến hành điều tra trong phạm vi cán bộ, giáo viên của trường về hoạt động KH&CN cũng như mô hình tổ chức và quản lý hoạt động KH&CN hiện nay. Kết quả cụ thể như sau:

- Số lượng phiếu điều tra: 121 phiếu.

Về tinh thần tham gia NCKH:

- Đã từng tham gia hoạt động NCKH: 72 (59,5%) phiếu chọn. - Sẽ tiếp tục tham gia NCKH: 121 (100%) phiếu chọn.

- Đã từng có ý tưởng nghiên cứu nhưng chưa đăng ký thành đề tài khoa học: 56 (46,3%) phiếu chọn. Về nguyên nhân:

+ Chưa mạnh dạn đăng ký: 35 phiếu chọn;

+ Không có đủ phương tiện, thiết bị: 11 phiếu chọn;

+ Đã nêu ý tưởng với người khác nhưng không được ủng hộ: 14 phiếu chọn;

+ Tự mình thấy ý tưởng nghiên cứu không khả thi: 20 phiếu chọn; + Lý do khác: 10 phiếu chọn;

Về quy trình xét chọn, nghiệm thu đề tài:

- Quá khắt khe: 7 phiếu chọn; - Quá dễ dãi: 10 phiếu chọn; - Không công bằng: 2 phiếu chọn;

- Khách quan, đúng quy trình: 42 phiếu chọn; - Không có ý kiến: 58 phiếu chọn.

- Ý kiến khác: 2 phiếu trả lời nhưng không rõ nội dung đề xuất.

Về kinh phí cấp cho hoạt động NCKH:

- Quá ít: 23 phiếu chọn; - Quá nhiều: 1 phiếu chọn; - Vừa đủ: 62 phiếu chọn;

- Không có ý kiến: 35 phiếu chọn.

Về hoạt động phối hợp trong NCKH:

- Đã từng được đơn vị CS PCCC mời cùng tham gia NCKH: 12 phiếu chọn.

- Chưa từng được đơn vị CS PCCC mời cùng tham gia NCKH: 109 phiếu chọn.

- Đã từng được cá nhân (tổ chức) ngoài lực lượng CS PCCC mời cùng tham gia NCKH: 14 phiếu chọn.

- Chưa từng được cá nhân (tổ chức) ngoài lực lượng CS PCCC mời cùng tham gia NCKH: 107 phiếu chọn.

- Mong muốn được hợp tác về NCKH với đơn vị khác: + Mong muốn: 92 phiếu chọn;

+ Không mong muốn: 7 phiếu chọn; + Ý kiến khác: 31 phiếu chọn.

Về thực trạng ứng dụng kết quả NCKH vào thực tiễn:

- Tốt: 34 phiếu chọn; - Chưa tốt: 54 phiếu chọn; - Không tốt: 23 phiếu chọn; - Ý kiến khác: 10 phiếu chọn.

Nhận xét, đánh giá:

Qua thống kê và xử lý số liệu điều tra, lọc những thông tin liên quan đến thực trạng hoạt động KH&CN của Trường Đại học PCCC thấy rằng:

- Cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên của Trường đều có ý thức tham gia vào hoạt động KH&CN, số lượng đã từng tham gia NCKH tuy chưa nhiều do tỷ lệ cán bộ, giáo viên trẻ của Trường là cao nên họ chưa có nhiều điều kiện tham gia NCKH. Hy vọng và tin tưởng trong thời gian tới số lượng cán bộ, giáo viên tham gia NCKH sẽ tăng lên.

- Về quá trình tổ chức và quản lý việc thực hiện các đề tài khoa học được thực hiện theo quy định nên số lượng phiếu tán thành với cách làm hiện nay cao. Những người đã từng tham gia NCKH mới có chính kiến về vấn đề này.

- Về kinh phí cấp cho hoạt động NCKH trước kia còn thấp, tuy nhiên giai đoạn hiện nay đã được điều chỉnh tăng lên nên cơ bản đều cho rằng như vậy là hợp lý. Tuy nhiên, nhu cầu về kinh phí cho hoạt động NCKH là rất cao, khả năng đáp ứng là có hạn do vậy số lượng ý kiến cho rằng kinh phí được cấp quá ít là không nhỏ.

- Về sự phối hợp trong NCKH của lực lượng CS PCCC được đánh giá là còn nhiều vấn đề bất cập. Điều này cũng được lãnh đạo các đơn vị CS PCCC nhận thức rõ. Gần đây Nhà trường đã chủ động mời các đơn vị

CS PCCC, như Cục CS PCCC, Sở CS PCCC thành phố Hồ Chí Minh, Phòng CS PCCC Hà nội và một số địa phương lân cận bàn bạc về cơ chế phối hợp. Tuy nhiên, thực tế đây là một hoạt động còn nhiều yếu kém do cả nguyên nhân khách quan và chủ quan mặc dù đa phần ý kiến đều rất mong muốn được hợp tác ngày càng chặt chẽ hơn.

- Về thực trạng ứng dụng kết quả NCKH vào thực tiễn thì đa phần ý kiến cho rằng còn nhiều yếu kém. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với việc phân tích đánh giá trong mục 2.2.1.1.

2.2.2. Khảo sát thực trạng mô hình tổ chức và quản lý hoạt động KH&CN của Cục CS PCCCKH&CN của Cục CS PCCC KH&CN của Cục CS PCCC

Cục CS PCCC là đơn vị cấp cục thuộc Tổng cục CSND. Tổng biên chế cán bộ của Cục hiện nay là 112 người. Cơ cấu tổ chức của Cục CS PCCC gồm: Cục trưởng, các phó cục trưởng, 06 đơn vị chức năng và trung tâm nghiên cứu sản xuất, ứng dụng khoa học kỹ thuật PCCC. Ngoài các chức năng về quản lý Nhà nước đối với công tác PCCC được Bộ Công an giao, Cục CS PCCC còn có trách nhiệm nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực PCCC.

Trong thời gian qua, hoạt động KH&CN của Cục CS PCCC đã được quan tâm và có kết quả nhất định. Việc tổ chức các hoạt động KH&CN của cơ quan Cục được giao cho đơn vị Trung tâm làm cơ quan tham mưu.

Các cá nhân đăng ký các nhiệm vụ KH&CN, sau khi thống nhất trong cơ quan Cục được tập hợp và báo cáo Văn phòng Tổng cục CSND đồng thời đăng ký trực tiếp với cơ quan quản lý KH&CN của Bộ Công an. Việc xét chọn, nghiệm thu các đề tài khoa học cấp cơ sở thuộc trách nhiệm và thẩm quyền của Hội đồng KH&CN Tổng cục CSND. Như vậy, trong cơ quan Cục CS PCCC không có đơn vị quản lý chuyên trách về KH&CN và không có Hội đồng KH&CN.

Sau khi đề tài khoa học hoàn thành, kết quả nghiên cứu được trao cho các đơn vị chuyên môn của Cục và Trung tâm ứng dụng vào thực tiễn công tác.

Qua thực tế khảo sát về hoạt động KH&CN tại Cục CS PCCC và Báo cáo tổng kết 20 năm hoạt động của Cục CS PCCC (1987-2007). Kết quả cụ thể như sau:

- Cục CS PCCC đã và đang tổ chức nghiên cứu 26 đề tài, trong đó đã nghiệm thu 8 đề tài cấp Bộ, 14 đề tài cấp cơ sở; tổ chức thực hiện hàng chục chuyên đề NCKH phục vụ công tác PCCC như: Hệ thống báo cháy thông minh, các hệ thống chữa cháy bằng khí sạch, các phương tiện chữa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề xuất mô hình tổ chức và quản lý hoạt động khoa học và công nghệ của lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy (Trang 41 - 54)