Mô hình tổ chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề xuất mô hình tổ chức và quản lý hoạt động khoa học và công nghệ của lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy (Trang 66 - 73)

10. Cấu trúc luận văn

3.3 Đề xuất mô hình tổ chức và quản lý hoạt động KH&CN của CS PCCC

3.3.1 Mô hình tổ chức

Nguyên tắc căn bản của mô hình tổ chức hoạt động KH&CN của CS PCCC là kế thừa mô hình hiện nay, bổ sung những khiếm khuyết, khắc phục những nhược điểm. Mô hình mới được thiết kế dựa trên nguyên tắc căn bản về lý thuyết tổ chức, lý thuyết hệ thống.

Sở Công an các địa phƣơng

Phòng CS PCCC các địa phƣơng

Hình 13: Đề xuất mô hình tổ chức các đầu mối hoạt động KH&CN của lực lượng CS PCCC - Bộ Công an

Bộ Công an

Bộ phận quản lý KH&CN PCCC Cơ quan quản lý

KH&CN Cục CS PCCC Trƣờng Đai học PCCC Sở CS PCCC các địa phƣơng Các đơn vị trực thuộc

Quan hệ trực thuộc Quan hệ chức năng

Viện KH&CN PCCC Các đơn vị trực thuộc Các đơn vị trực thuộc Các đơn vị trực thuộc Hội đồng KH&CN ngành PCCC Môi trƣờng

3.3.1.1. Những điểm mới trong mô hình đề xuất

Cơ quan quản lý KH&CN của Bộ Công an:

Như đã đề cập trong chương II, hiện nay Bộ Công an đang tồn tại hai cơ quan quản lý về hoạt động KH&CN đó là Tổng cục Kỹ thuật và Viện Chiến lược và khoa học Công an. Trong mô hình đề xuất của luận văn đề nghị hợp nhất hai bộ phận quản lý hoạt động KH&CN trong hai đơn vị trên thành một đơn vị độc lập. Đồng thời đề nghị thành lập bộ phận chuyên trách quản lý các hoạt động KH&CN của CS PCCC. Ngoài chức năng quản lý các hoạt động KH&CN còn có chức năng làm thường trực Hội đồng KH&CN ngành PCCC.

Hội đồng KH&CN ngành PCCC

Hội đồng KH&CN ngành PCCC được đề nghị thành lập với chức năng tham mưu, tư vấn cho Bộ Công an chỉ đạo toàn bộ hoạt động KH&CN của CS PCCC. Thành viên Hội đồng là các nhà quản lý các đơn vị CS PCCC như: Cục CS PCCC, Trường Đại học PCCC, Viện KH&CN PCCC, Các Sở CS PCCC và các nhà khoa học có uy tín trong lực lượng CS PCCC. Mọi hoạt động KH&CN của CS PCCC được Hội đồng giám sát và điều hành về mặt chuyên môn.

Viện KH&CN PCCC

Viện KH&CN PCCC là đơn vị được đề nghị thành lập mới. Việc thiết kế chi tiết mô hình tổ chức của Viện không thuộc phạm vi nghiên cứu của luận văn. Viện KH&CN PCCC được thành lập với tư cách là một tổ chức KH&CN độc lập. Ý tưởng thiết kế tổ chức của Viện theo mô hình Tổ chức nghiên cứu và phát triển cấp Bộ (theo Luật KH&CN - 2000) kết hợp với mô hình doanh nghiệp KH&CN (theo Nghị định115/2005/NĐ-CP). Mục tiêu của Viện là gắn NCKH với sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Các chức năng, nhiệm vụ được giao:

+ Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ KH&CN được Bộ Công an giao hoặc trúng tuyển thực hiện các nhiệm vụ KH&CN khác thuộc lĩnh vực PCCC.

+ Quyết định đầu tư cho phát triển KH&CN từ các nguồn vốn vay, vốn huy động các tổ chức trong và ngoài nước, quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp KH&CN.

+ Sản xuất, kinh doanh hàng hoá, thực hiện các dịch vụ thuộc lĩnh vực PCCC.

+ Liên doanh, liên kết sản xuất các phương tiện kỹ thuật PCCC với các tổ chức trong và ngoài nước.

+ Xuất khẩu, nhập khẩu trực tiếp công nghệ và sản phẩm hàng hoá thuộc lĩnh vực PCCC theo quy định của pháp luật và quy định của Bộ Công an.

+ Tham gia đấu thầu thực hiện các hợp đồng sản xuất, cung ứng hàng hoá, dịch vụ trong lĩnh vực PCCC.

Các sở CS PCCC địa phương

Do hiện nay mới thí điểm thành lập Sở CS PCCC thành phố Hồ Chí Minh nên hoạt động KH&CN của Sở vẫn theo mô hình chung của CS PCCC địa phương. Trong tương lai, khi các thành phố trực thuộc Trung ương được thành lập Sở CS PCCC thì điểm mới của mô hình đề xuất đó là: Thành lập phòng theo dõi hoạt động KH&CN của Sở đồng thời làm cơ quan thường trực cho Hội đồng KH&CN Sở, là đầu mối về hoạt động KH&CN của CS PCCC địa phương. Đề nghị chuyển đổi Trung tâm ƯDKHKTPCCC thuộc Sở theo mô hình doanh nghiệp KH&CN PCCC.

Cục CS PCCC

Đề nghị được phép thành lập Hội đồng KH&CN cơ quan Cục, thành lập bộ phận chuyên trách theo dõi và quản lý hoạt động KH&CN cơ quan Cục đồng thời làm cơ quan thường trực cho Hội đồng KH&CN Cục. Đề

nghị chuyển đổi Trung tâm ƯDKHKTPCCC thuộc Cục theo mô hình doanh nghiệp KH&CN PCCC.

Trường Đại học PCCC

Đề nghị thành lập Trung tâm thông tin, tư liệu thuộc Trường vừa làm chức năng tư liệu phục vụ quá trình đào tạo vừa làm chức năng dịch vụ thông tin khoa học PCCC. Đề nghị chuyển đổi Trung tâm ƯDKHKTPCCC thuộc Trường theo mô hình doanh nghiệp KH&CN PCCC.

Các đơn vị CS PCCC địa phương

Thành lập tổ KH&CN thuộc Đội tham mưu, tổng hợp của Phòng. Tổ này có chức năng giúp lãnh đạo phòng tham gia và tổ chức các hoạt động KH&CN PCCC trong phạm vi địa phương. Tổ này là đầu mối hoạt động KH&CN của CS PCCC địa phương.

Các doanh nghiệp KH&CN của lực lượng CS PCCC

Trong mô hình tổ chức của các đơn vị CS PCCC đã và đang hình thành các trung tâm ứng dụng KHKT PCCC hoạt động theo mô hình doanh nghiệp sự nghiệp có thu. Luận văn đề xuất chuyển đổi mô hình các doanh nghiệp này hoạt động theo mô hình doanh nghiệp KH&CN PCCC tự chủ về kinh phí. Dự kiến mô hình của các doanh nghiệp này như sau:

Hội đồng KH&CN ngành PCCCC Ban giám đốc Thủ trƣởng cơ quan chủ quản C ác p hòn g ch c n ăng C ác c ô n g t y T ru n g t â m k iểm đ ịn h T ru n g t â m g iám đ ịn h T ru n g t â m t ƣ v ấn C ác x ƣ ởn g sản xu ất T ru n g t â m t h ực n gh iệm

3.3.1.2. Luận giải về mô hình tổ chức

a) Luận giải theo lý thuyết tổ chức

Về mặt nguyên tắc, các Hội đồng KH&CN được tổ chức theo cấu trúc ma trận. Ở cấu trúc này vừa đảm bảo cấu trúc chức năng và cấu trúc dự án. Cụ thể với Hội đồng KH&CN ngành PCCC có cơ quan thường trực là bộ phận quản lý KH&CN PCCC thuộc biên chế của cơ quan quản lý KH&CN Bộ Công an. Các thành viên khác của Hội đồng là cán bộ thuộc các đơn vị, tổ chức khác có trách nhiệm tham gia hoạch định chiến lược, xây dựng kế hoạch KH&CN chung cho CS PCCC, trong từng giai đoạn cụ thể có thể được giao những nhiệm vụ phù hợp với chuyên môn và năng lực của từng thành viên. Luận giải các Hội đồng KH&CN cấp dưới tương tự.

Đối với Viện KH&CN PCCC là đơn vị được đề xuất thành lập mới. Mặc dù luận văn không thiết kế chi tiết cho mô hình tổ chức của Viện nhưng quan điểm thiết kế tổ chức cho Viện là cấu trúc tổ chức Viện vừa theo mô hình cấu trúc chức năng và cấu trúc ma trận tuỳ thuộc vào nhiệm vụ của từng bộ phận. Ví dụ: Các phòng chức năng của Viện phải theo cấu trúc chức năng; các đơn vị sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo cấu trúc ma trận để tận dụng tối đa nguồn nhân lực KH&CN trong hệ thống đồng thời tiết kiệm kinh phí do bộ phận này sẽ là đơn vị tự chủ về kinh phí theo tinh thần của nghị định 115/2005/NĐ-CP.

b) Luận giải theo lý thuyết hệ thống

Theo quan điểm hệ thống thì mô hình tổ chức hoạt động KH&CN của CS PCCC phải tuân thủ những nguyên tắc của hệ thống có cấu trúc và điều khiển được. Thông tin trong hệ thống phải được phân kênh và mọi phần tử của hệ thống đều phải thuộc một kênh nào đó.

Quan sát hình 13, thấy rõ mối liên hệ nhất định giữa các phần tử trong hệ thống KH&CN của CS PCCC. Mỗi đầu mối về KH&CN đều thuộc một đơn vị chủ quản cấp trên và đều có những tương tác với các phần tử còn lại cùng mức hoặc khác mức. Thông tin bên trong hệ thống

được lan truyền theo sự phân cấp của mô hình tổ chức và đến được mọi phần tử, thông tin phản hồi có thể nhận được theo chiều ngược lại hoặc từ bất kỳ phần tử nào của hệ thống nhưng mọi thông tin phản hồi sẽ được thu về và xử lý ở mức cao nhất của hệ thống. Để điều chỉnh thông tin trong hệ thống chỉ cần tác động vào phần tử có mức cao nhất là có thể điều khiển được hệ thống.

Khi có sự thay đổi đầu vào của hệ thống, luồng điều khiển sẽ được kích hoạt và thông tin điều khiển được lan truyền trong toàn bộ hệ thống thông qua những bộ phận chức năng về KH&CN.

Khi có sự điều chỉnh về đầu ra, trong phạm vi của mình các phần tử (ngay cả phần tử ở cấp cuối cùng) của hệ thống có thể chủ động điều chỉnh nhưng thông tin điều chỉnh phải được phản hồi trong hệ thống và truyền về phần tử cấp cao nhất. Hoặc nhu cầu điều chỉnh đầu ra được áp đặt ở mức cao nhất của hệ thống thì thông tin điều khiển được kích hoạt và lan truyền trong hệ thống đến các phần tử có chức năng điều khiển đầu ra hoạt động đáp ứng nhu cầu đầu ra.

Ví dụ minh hoạ: cơ sở A có nguy hiểm cháy, nổ đã thực hiện quyền mua bảo hiểm cháy, nổ theo quy định. Cơ sở A luôn tồn tại nguy cơ cháy, nổ và A không muốn xảy ra cháy, nổ do sản xuất đang trong giai đoạn phát triển. Công ty bảo hiểm B là đơn vị thực hiện quyền bán bảo hiểm cháy, nổ cho cơ sở A. B không bao giờ muốn A cháy, nổ. Đơn đặt hàng từ B cho tổ chức KH&CN PCCC X với mục tiêu là hạn chế nguy cơ cháy, nổ của A.. X có đủ quyền hạn để ký hợp đồng trực tiếp với B để giải quyết nhu cầu của B. Như vậy, thông tin trên được xuất phát từ môi trường ngoài hệ thống tác động vào một phần tử của hệ thống. Thông tin này được X xử lý độc lập nhưng phải có thông tin phản hồi về phần tử mức cao nhất của hệ thống. Trong trường hợp X không đủ năng lực giải quyết có thể huy động các nguồn lực bên trong hệ thống cùng tham gia (nếu thiếu về mặt nhân lực), nếu thiếu về các nguồn lực khác có thể phản hồi về phần tử ở mức cao nhất

để xử lý thông tin ở các bước tiếp theo. Như vậy luồng thông tin trong hệ thống luôn thông suốt, dẫn đến mọi vấn đề của hệ thống đều được xử lý tốt. Tương tác cạnh tranh trong hệ thống: cạnh tranh trong KH&CN được hiểu một cách tích cực. Các doanh nghiệp KH&CN PCCC hoàn toàn có thể chủ động đầu tư nguồn vốn cho NCKH và sử dụng kết quả NCKH biến thành sản phẩm hàng hoá có lợi thế cạnh tranh cao nhất. Như vậy, các doanh nghiệp muốn có lợi thế trong cạnh tranh buộc phải đầu tư cho quá trình R&D. Tuy nhiên, sự điều tiết của hệ thống về cạnh tranh đó chính là thông tin điều khiển của hệ thống để quá trình cạnh tranh vừa lành mạnh vừa tiết kiệm các nguồn lực trong hệ thống. Muốn có được điều khiển này hợp lý đòi hỏi phần tử điều khiển ở mức cao nhất phải có thông tin chi tiết của từng phần tử và điều khiển chính xác đến từng phần tử thông qua kênh thông tin của hệ thống.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề xuất mô hình tổ chức và quản lý hoạt động khoa học và công nghệ của lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy (Trang 66 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)