Đánh giá chung về mô hình đề xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề xuất mô hình tổ chức và quản lý hoạt động khoa học và công nghệ của lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy (Trang 77 - 86)

10. Cấu trúc luận văn

3.3 Đề xuất mô hình tổ chức và quản lý hoạt động KH&CN của CS PCCC

3.3.3 Đánh giá chung về mô hình đề xuất

- Mô hình tổ chức và quản lý hoạt động KH&CN của CS PCCC được luận văn đề xuất đảm bảo theo cấu trúc ổn định nhưng không làm mất đi tính linh hoạt cần thiết của mô hình. Mô hình mới đảm bảo tuân thủ theo lý thuyết khoa học về tổ chức, lý thuyết hệ thống và phù hợp với thực tiễn yêu cầu phát triển về KH&CN PCCC của đất nước.

- Việc đề xuất thành lập Hội đồng KH&CN ngành PCCC là điểm mới rất có ý nghĩa của mô hình mới. Thường trực Hội đồng là bộ phận chuyên trách của cơ quan quản lý KH&CN Bộ Công an đã hướng toàn bộ thông tin trong hệ thống tập trung tại đây và lan toả tới từng phần tử thuộc hệ thống đảm bảo sự liên thông về mặt thông tin trong toàn hệ thống. Việc xác định nhiệm vụ làm chiến lược KH&CN cho toàn lực lượng CS PCCC có thể giải quyết căn bản về thực trạng không có chiến lược tổng thể cũng như không có đầu mối điều khiển trực tiếp toàn bộ hệ thống của CS PCCC như hiện nay.

- Việc đề xuất thành lập Viện KH&CN PCCC hoạt động theo mô hình kết hợp giữa viện nghiên cứu và phát triển với doanh nghiệp KH&CN có thể khắc phục được nhược điểm căn bản của hoạt động KH&CN PCCC

hiện nay là còn quá yếu về hoạt động công nghệ, chưa gắn NCKH với sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

- Việc ban hành quy chế quản lý hoạt động KH&CN CS PCCC nếu được ban hành sẽ giúp cho quản lý toàn bộ hoạt động KH&CN của CS PCCC vừa đảm bảo theo quy định hiện hành của Nhà nước, Bộ Công an vừa tăng tính chủ động cho các đơn vị CS PCCC, các doanh nghiệp KH&CN thuộc CS PCCC.

- Thực hiện tốt quy chế quản lý hoạt động KH&CN CS PCCC sẽ đảm bảo sự liên thông về mặt thông tin trong toàn lực lượng CS PCCC, khắc phục được nhược điểm hiện nay là thông tin chỉ bó hẹp trong nội bộ đơn vị với đơn vị quản lý trực tiếp quản lý hoạt động KH&CN; các đơn vị cùng cấp hoặc khác cấp không cùng hệ rất khó có thông tin của nhau nên việc điều hành tổng thể là rất khó khăn.

Với kết quả nghiên cứu của luận văn, nếu mô hình này được triển khai thực hiện trong tương lai hy vọng rằng hoạt động KH&CN của CS PCCC sẽ có được những thành công nhất định, góp phần quan trọng đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, thực hiện thắng lợi mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Kết luận chƣơng 3

Thông qua việc nghiên cứu định hướng công tác PCCC trong thời gian tới của lực lượng CS PCCC và bối cảnh kinh tế, xã hội có liên quan đến hoạt động PCCC luận văn đã đề xuất mô hình tổ chức và quản lý hoạt động KH&CN của CS PCCC trên cơ sở kế thừa mô hình hiện nay. Mô hình mà luận văn đề xuất đã giải quyết căn bản những vấn đề còn thiếu sót của mô hình cũ, đồng thời đảm bảo cấu trúc của tổ chức tuân thủ theo lý thuyết khoa học về tổ chức và lý thuyết hệ thống, đảm bảo tính khả thi trong thực tế, có cơ sở phát triển trong tương lai khi môi trường có những thay đối.

KẾT LUẬN

1. Việc thiết kế lại mô hình tổ chức khi có sự thay đổi về môi trường cũng như những yếu tố nội tại của tổ chức là một yêu cầu khách quan. Nguyên tắc của việc thiết kế một tổ chức phải tuân thủ theo lý thuyết khoa học tổ chức, lý thuyết hệ thống. Đối với mô hình tổ chức và quản lý các hoạt động KH&CN thì ngoài việc tuân thủ các lý thuyết trên còn phải phù hợp với tính đặc thù của hoạt động NCKH, hoạt động công nghệ và nội dung của hoạt động quản lý KH&CN.

2. Thực trạng mô hình tổ chức và quản lý hoạt động KH&CN của CS PCCC chưa đáp ứng được yêu cầu hiện tại cũng như sự phát triển trong tương lai, hoạt động KH&CN của CS PCCC còn chưa tương xứng với tiềm năng và yêu cầu; việc phân chia lĩnh vực chuyên môn để quản lý hoạt động KH&CN của ngành Công an có điểm chưa hợp lý.

3. Mô hình tổ chức và quản lý hoạt động KH&CN của CS PCCC còn thiếu những đầu mối quan trọng nên chưa thúc đẩy được hoạt động này phát triển. Thông qua việc khảo sát mô hình tổ chức và quản lý hoạt động KH&CN PCCC Trung Quốc đã thấy rõ những yếu điểm căn bản của mô hình tổ chức và quản lý hoạt động KH&CN của Việt Nam.

4. Trước những yêu cầu của thực tế, việc thành lập Hội đồng KH&CN ngành PCCC là một tất yếu khách quan nhằm giải quyết triệt để việc tổ chức thông tin và điều khiển toàn bộ hệ thống tổ chức hoạt động KH&CN của CS PCCC.

5. Việc đề xuất thành lập Viện KH&CN PCCC là yêu cầu bắt buộc. Nếu Viện được thành lập và đi vào hoạt động sẽ giải quyết được những yếu kém về hoạt động công nghệ mà lực lượng CS PCCC hiện nay, đồng thời đảm bảo được sự liên thông căn bản giữa NCKH với sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

6. Đề xuất chuyển đổi mô hình các Trung tâm nghiên cứu ứng dụng KHKT PCCC của các đơn vị SC PCCC hiện nay thành doanh nghiệp

KH&CN PCCC là tất yếu bởi đó là yêu cầu bắt buộc theo tinh thần của Nghị định 115/2005/NĐ-CP và trao thêm quyền tự quyết định hoạt động của chính các doanh nghiệp theo khuôn khổ của pháp luật.

7. Việc ban hành quy chế tổ chức và quản lý hoạt động KH&CN của CS PCCC là cần thiết khi mô hình tổ chức mới được triển khai trong thực tiễn. Chỉ có như vậy mới phát huy được những mặt mạnh của mô hình tổ chức mới.

8. Luận văn đề xuất mô hình tổ chức và quản lý hoạt động KH&CN của CS PCCC trên cơ sở khoa học của các luận cứ lý thuyết, luận cứ thực tiễn nên tính khả thi của mô hình là cao. Nếu Bộ Công an nghiên cứu triển khai mô hình tổ chức và quản lý hoạt động KH&CN của CS PCCC trong tương lai thì kết quả hoạt động KH&CN của CS PCCC sẽ có bước phát triển vượt bậc.

KHUYẾN NGHỊ

1. Bộ Công an sớm nghiên cứu phương án hợp nhất hai cơ quan quản lý KH&CN của Ngành thành một cơ quan thực hiện chức năng quản lý toàn diện các hoạt động KH&CN toàn ngành Công an.

2. Lực lượng CS PCCC sớm đề nghị Bộ Công an và các cơ quan liên quan cho phép thành lập Hội đồng KH&CN ngành PCCC với cơ quan thường trực của Hội đồng là một bộ phận của cơ quan quản lý KH&CN ngành Công an.

3. Đề nghị Bộ Công an giao cho Cục CS PCCC hoặc Trường Đại học PCCC nghiên cứu xây dựng đề án thành lập Viện KH&CN PCCC trực thuộc Bộ Công an.

4. Đề nghị Bộ Công an nghiên cứu và cho phép lực lượng CS PCCC thực hiện việc chuyển đổi mô hình các trung tâm ứng dụng KHKT PCCC thành các doanh nghiệp KH&CN PCCC tự chủ về kinh phí và trực thuộc lực lượng CS PCCC.

5. Đề nghị Bộ Công an và các bộ, ngành có liên quan đẩy mạnh thực hiện triệt để việc mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc đối với các cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ theo quy định của pháp luật.

6. Đề nghị Bộ Công an ban hành Quy chế quản lý hoạt động KH&CN đối với ngành PCCC.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Công an, Chương trình phát triển KHCN của lực lượng Công an nhân dân trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá và nhiệm vụ đến năm 2000, Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật quản lý giáo dục, NXB Công an nhân dân, Hà nội, 2002.

2. Bộ Công an, Nghị quyết về phát triển giáo dục - đào tạo của lực lượng Công an nhân dân trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá và nhiệm vụ đến năm 2000, Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật quản lý giáo dục, NXB Công an nhân dân, Hà Nội, 2002.

3. Bộ Công an, Báo cáo sơ kết 5 năm hoạt động KHCN trong Công an nhân dân, Kỷ yếu Hội nghị khoa học,Hà Nội, 2002.

4. Bộ Công an, Chỉ thị số 02/2003/BCA(V23) của Bộ trưởng Bộ Công an về nhiệm vụ phát triển khoa học và công nghệ trong lực lượng Công an nhân dân đến năm 2010, Hà Nội, 2003.

5. Bộ Công an, Quyết định số 865/2006/QĐ-BCA(E11), Quy định tạm thời về quản lý nhiệm vụ NCKH và phát triển công nghệ trong CAND, Hà Nội, 2006.

6. Bộ KHCN & MT, Quản lý Khoa học và Công nghê, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, 1997.

7. Bộ KHCN &MT, Chuyên dề Quản lý nhà nước về KH, CN & MT. Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý KH, CN & MT, Hà Nội, 2000.

8. Chính phủ nước Cộng hoà XHCN Việt Nam, Nghị định số 81/2002/NĐ-CP, Quy định chi tiết thi hành một số điều về Luật Khoa học và công nghệ, Hà Nội, 2002.

9. Chính phủ nước Cộng hoà XHCN Việt Nam, Chiến lược phát

10. Chính phủ nước Cộng hoà XHCN Việt Nam, Nghị định số 35/2003/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều Luật PCCC, Hà Nội, 2003.

11. Chính phủ nước Cộng hoà XHCN Việt Nam, Đề án đổi mới cơ chế quản lý khoa học và công nghệ, Hà Nội, 2004.

12. Chính phủ nước Cộng hoà XHCN Việt Nam, Nghị định số 115/2005/NĐ-CP Quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức KH&CN công lập, Hà Nội, 2005.

13. Chính phủ nước Cộng hoà XHCN Việt Nam, Nghị định số 130/2006/NĐ-CP quy định chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc, Hà Nội, 2006.

14. Chính phủ nước Cộng hoà XHCN Việt Nam, Nghị định số 169/NĐ-CP, Quy định về huy động tiềm lực khoa học và công nghệ phục vụ công tác Công an, Hà Nội, 2007.

15. Cục CS PCCC, Báo cáo tổng kết 20 năm đổi mới các mặt công tác của lực lượng CS PCCC trong tình hình mới, Hà nội, 2008.

16. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ 2 BCHTW khoá VIII, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997.

17. Đảng cộng sản Việt Nam, Các văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001.

18. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương khoá IX, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002.

19. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật khoa học và công nghệ, Hà Nội, 2000.

20. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật phòng cháy và chữa cháy, Hà Nội, 2000.

21. Trường Đại học PCCC, Báo cáo tổng kết 5 năm về phát triển KHCN, Hà Nội, 2002.

22. Trường Đại học PCCC, Báo cáo kết quả làm việc của đoàn cán bộ Trường Đại học PCCC tại Trung Quốc, Hà nội, 2007.

23. Trường Đại học PCCC, Báo cáo kết quả làm việc của đoàn cán bộ Trường Đại học PCCC tại Belarus, Hà nội, 2008.

24. Lê Hồng Anh, Khoa học và công nghệ Công an nhân dân cần tập trung nghiên cứu các vấn đề bức xúc đặt ra trong công tác Công an, Thông tin Hoạt động Khoa học trong lực lượng CAND, 2003(2) tr. 7- 8

25. Đỗ Ngọc Cẩn, Khái quát về hệ thống đào tạo cán bộ PCCC và cứu hộ, cứu nạn khẩn cấp ở nước Cộng hoà Bê-la-rus, Tạp chí khoa học và giáo dục PCCC số 2, Hà nội, 2008.

26. Lê Đăng Doanh, Đổi mới cơ chế quản lý khoa học và công nghệ, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, 2003.

27. Vũ Cao Đàm, Bài giảng Lý thuyết hệ thống, Tài liệu giảng dạy hệ cao học, Hà nội, 2003.

28. Vũ Cao Đàm, Nghiên cứu khoa học phương pháp luận và thực tiễn, NXB Chính trị quốc gia, Hà nội, 1999.

29. Phạm Huy Tiến, Tổ chức học, Tài liệu giảng dạy hệ cao học, Hà nội, 2006.

30. Phạm Viết Vượng, Phương pháp luận NCKH, NXB Đại học Quốc gia Hà nội, Hà nội, 2001.

PHẦN PHỤ LỤC

Thống kê kết quả nghiên cứu khoa học của trƣờng đại học pccc

Tt Tên đề tài Chủ nhiệm đề tài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề xuất mô hình tổ chức và quản lý hoạt động khoa học và công nghệ của lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy (Trang 77 - 86)