Những yếu tố khách quan ảnh hƣởng đến hoạt động KH&CN của CS PCCC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề xuất mô hình tổ chức và quản lý hoạt động khoa học và công nghệ của lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy (Trang 64 - 66)

10. Cấu trúc luận văn

3.2 Những yếu tố khách quan ảnh hƣởng đến hoạt động KH&CN của CS PCCC

của CS PCCC trong thời gian tới

3.2.1 Bối cảnh kinh tế và xã hội

Mặc dù trong bối cảnh kinh tế hiện nay của đất nước đang phải đối mặt với những thách thức cơ bản của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu ngày càng diễn ra trầm trọng nhưng những dự báo lạc quan đều cho rằng tốc độ phát triển kinh tế của Việt Nam sẽ chậm lại nhưng đà tăng trưởng vẫn được duy trì ở mức cao.

16

Cục CS PCCC, Báo cáo tổng kết 20 năm đổi mới các mặt công tác của lực lượng CS PCCC trong tình hình mới, Hà nội, 2008.

Mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp vẫn không thay đổi. Chính vậy, qúa trình công nghiệp hoá ngày càng phát triển mạnh làm phát sinh nhiều hơn các vấn đề khoa học kỹ thuật PCCC cần phải giải quyết.

Bên cạnh đó, mục tiêu xã hội hoá công tác PCCC sẽ ngày càng trở thành hiện thực, hoạt động PCCC ngày càng được xã hội quan tâm nhiều hơn thể hiện trên cả ba mặt: cơ sở pháp lý, nguồn nhân lực, nguồn vốn đầu tư.

Hoạt động KH&CN của CS PCCC sẽ tiếp tục được mở rộng về chuyên môn bởi trong tương lai gần lực lượng này sẽ đảm nhận thêm nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn thường nhật trên đất liền và thuỷ nội địa. Đây là yêu cầu khách quan của xã hội đặt ra cho lực lượng CS PCCC nhiều vấn đề mới cần phải nghiên cứu làm rõ cả về mặt lý luận cũng như thực tiễn.

3.2.2. Về mô hình tổ chức

Mô hình thí điểm Sở CS PCCC thành phố Hồ Chí Minh đã được triển khai và hoạt động có hiệu quả trong thời gian qua sẽ là cơ sở cho việc áp dụng mô hình này cho các thành phố lớn trong cả nước. Hiện nay nếu cả 5 thành phố trực thuộc Trung ương đều áp dụng mô hình này thì việc thiết kế hệ thống tổ chức và quản lý hoạt động KH&CN cho mô hình này điều cần phải quan tâm.

Việc được giao thêm nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn thường nhật ngoài việc phát triển về mặt tổ chức còn có sự phát triển lớn mạnh về nguồn nhân lực.

3.2.3. Về nguồn vốn đầu tư

- Nguồn vốn ngân sách Nhà nước cấp cho hoạt động sự nghiệp khoa học sẽ vẫn là nguồn vốn quan trọng để đầu tư cho hoạt động KH&CN của CS PCCC.

- Nguồn vốn từ đóng góp của xã hội mà cụ thể là nguồn vốn được huy động của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, thương mại thông

qua việc trích 5% doanh thu bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc theo Nghị định 130/2006/NĐ-CP, ngày 8/11/2006, quy định bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.

- Nguồn vốn từ các quỹ đầu tư phát triển, các nhà tài trợ đặc biệt là các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức nhân đạo vì hoạt động PCCC là một trong những hoạt động mang tính toàn cầu (hiện nay đã có Hiệp hội PCCC thế giới).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề xuất mô hình tổ chức và quản lý hoạt động khoa học và công nghệ của lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy (Trang 64 - 66)