Dạng câu biểu thị hoạt động trao trực tiếp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Câu có chứa động từ trao - nhận trong tiếng Nhật (Trang 88 - 95)

Chƣơng 2 : Hoạt động của các độngtừ trao-nhận trong câu

3.1 Dạng câu có chứa các độngtừ mang nghĩa trao

3.1.1 Dạng câu biểu thị hoạt động trao trực tiếp

Trên cơ sở nội dung ngữ nghĩa của đối tượng của hành động trao, tiếng Việt cũng như tiếng Nhật, có thể phân hoạt động trao trực tiếp thành 2 loại: trao trực tiếp vật cụ thể và trao trực tiếp vật trừu tượng. Sự phân biệt vật cụ thể hay vật trừu tượng phụ thuộc vào danh từ chỉ vật được trao. Trong tiếng Việt danh từ này đứng sau động từ chỉ vật được trao, còn trong tiếng Nhật những danh từ này đứng trước động từ mang nghĩa trao thông qua sự kết hợp vơí trợ từ を?[wo].

Danh từ cụ thể chỉ vật trao cụ thể

VD: - Hoàng thân cảm ơn và tặng ông Hậu rất nhiều vàng bạc.

(Thầy lang - Lê Quốc Chấn)

- Hồi vừa rồi xảy ra chuyện không may đến cháu út nhà ta, hôm nay tôi đến thăm và biếu... biếu một con gà.

(Thằng người gỗ - Đặng Hồng Quang)

Danh từ trừu tượng chỉ vật trao trừu tượng

VD: -Tạo hoá đã cho ông một tặng vật vô giá.

(Lão và nàng - Tạ Duy Anh)

Như vậy, về cơ bản tính chất của hoạt động trao trực tiếp được thể hiện qua ngôn ngữ có sự tương ứng giữa tiếng Việt và tiếng Nhật. Tuy nhiên, chúng ta hãy xem xét các ví dụ sau đây trong tiếng Nhật. (xem bảng 7)

Các ví dụ trên đều được diễn đạt bằng các hình thức thể hiện hoạt động trao trực tiếp, với sự kết hợp của các động từ mang nghĩa trao và các danh từ sau:

Tiếng Nhật Nghĩa tiếng Việt 1.

あなたは妹?さんに手紙?を?あげ ましたか。

(日本語ê-1Pの?下-156)

1. Bạn đã gửi thư cho em gái chưa?

2.

いらっしゃませ。何を?差しあ

げましょうか。

(300 câu đàm thoại Nhật - Việt)

2. Hân hạnh được đón tiếp ông. Ông cần mua gì? 3. 改めて週明けにでもお電d話bを ?差し上?げますの?でよろしくお 願いいたします。 (文書?の?書?式・文例事?典)

3.Tôi sẽ điện thoại lại cho ông vào đầu tuần tới, có gì mong ông giúp đỡ. 4. 日本語êの?先生は留学生たちの? ために色々世話bを?くださいま した (日本語ê表\現文型例文集)

4. Các giáo viên tiếng Nhật dành nhiều sự quan tâm tới các lưu học sinh. 5. 急なことで事?前にご連A絡も差 し上?げることができず、失礼 します。 (文書?の?書?式・文例事?典)

5. Xin lỗi ngài, vì có việc gấp nên tôi đã không liên lạc trước với ngài.

6.

父?は私?に「お客様にお茶ƒ?đ?³

しあげなさい」と言¾いました

6. Bố nói với tôi là: "Hãy pha trà mời khách". Tôi đáp "vâng" và mời ông khách trà.

私?は「はい」と返Ô事?を?して 、お客様にお茶ƒ?đ?³しあげまし た。 (日本語ê-1の?下) 7. いくらボ-イフレ?ン?ドに手紙? を?書?いても、彼?は全然返Ô事 ?を?くれません。 (日本語ê表\現文型例文集)

7. Tôi đã viết rất nhiều thư cho bạn trai mà anh ấy vẫn không trả lời.

Bảng 7

(1) 手紙?を?あげる cho - thư

(2) 何を?差し上?げる cho - cái gì đó (3) 電d話bを?差し上?げる cho - điện thoại (4) 世話bを?くださる cho tôi - sự quan tâm (5) 連A絡を?差し上?げる cho - sự liên lạc (6) お茶ƒ?đさしあげる cho - trà

(7) 返Ô事?を?くれる cho tôi - sự trả lời

Nếu nói hoạt động trao trực tiếp là hoạt động chuyển dịch quyền sở hữu một vật hay đối tượng nào đó (có tính chất cụ thể hay trừu tượng) từ chủ thể này sang chủ thể khác thì ngay cả với những động từ đi cùng với các danh từ biểu thị việc chuyển quyền sở hữu một vật nào đó như: "thư", "trà" trong các ví dụ trên thì vẫn không thể nói:

Cho (tặng, biếu) - thư

- trà

Trong tiếng Việt muốn diễn đạt ý nghĩa trao trong các tình huống trên thì không thể diễn đạt bằng phương thức thể hiện hoạt động trao trực tiếp mà phải diễn đạt bằng phương thức thể hiện hoạt động trao gián tiếp hoặc một cách diễn đạt chủ động khác như sau:

(1) Gửi thư cho em gái

(2) Ông mua gì giúp tôi ạ? (ông cần mua gì) (3) Gọi điện thoại cho...

(4) Dành sự quan tâm cho (5) Liên lạc cho (với)...

(6) Mang trà cho khách (mời trà khách) (7) Trả lời tôi

Như vậy, các động từ mang nghĩa trao trong tiếng Nhật với sắc thái hàm ơn, khi thể hiện hoạt động trao trực tiếp còn có khả năng thay thế một số động từ khác để thể hiện sự lịch sự, sự khiêm tốn trong quá trình giao tiếp.

Động từ trao Động từ được thay thế Nghĩa

手紙?を?あげる 手紙?を?送—?é gửi thư

何を?差し上?げる 何を?買ƒ?¤ mua (cái gì)

電d話bを?差しあげる 電d話bを?する gọi điện

世話bを?くださる 世話bを?する quan tâm, chăm sóc

連A絡を?差しあげる 連A絡を?する liên lạc

お茶ƒ?đ?³しあげる お茶ƒ?đ?oす mời trà

返Ô事?を?くれる 返Ô事?を?する trả lời Bảng 8

Tóm lại, tính chất và ý nghĩa của hành động trao trực tiếp trong tiếng Nhật và tiếng Việt về cơ bản là giống nhau. Song, trong một số trường hợp động từ mang nghĩa trao trong tiếng Nhật được sử dụng thay thế những động từ khác để thể hiện sự lịch sự thì không có sự tương đương giữa tiếng Nhật và tiếng Việt. Tính chất trao một sự vật trong tiếng Nhật thường được chuyển thành tính chất trao một hành động trong tiếng Việt. Đây là một điều mà người học tiếng Nhật cần lưu ý để có thể sử dụng từ và mẫu câu một cách có hiệu quả nhất trong quá trình giao tiếp.

Hoạt động trao trực tiếp thể hiện trong tiếng Việt bằng 2 dạng cấu trúc ngữ pháp có tính chất đặc trưng sau:

-Trao cái gìcho ai. BNTT BNGT

Trong cấu trúc này, danh từ làm bổ ngữ trực tiếp (BNTT) chỉ đối tượng của hành động đứng ngay sau động từ, danh từ làm bổ ngữ gián tiếp (BNGT) đứng cuối câu chỉ đối tượng tiếp nhận. Nhiều khi có thể đảo vị trí của BNTT và BNGT tạo nên một dạng cấu trúc mới mà nghĩa không đổi: "Trao cái gì choai". Dạng cấu trúc này được áp dụng với 2 động từ: tặng, biếu.

- Tặng cái gì cho ai. - Biếu cái gì cho ai. VD 1: Nó tặng hoa cho bạn.

VD 2: Tôi biếu quà cho ông giám đốc.

Riêng động từ "cho" không thể áp dụng trong cấu trúc này, bởi không thể nói: "cho(1) cái gì cho(2) ai" (Tôi cho cái bút cho bạn). Mặc dù 2 từ "cho"

trong cấu trúc này hoàn toàn khác nhau về mặt chức năng. Từ "cho 1" là động từ chỉ hành động giữ vai trò vị ngữ trong câu, còn "cho 2" là giới từ biểu thị đối tượng tiếp nhận, nhưng nếu cùng sử dụng 2 từ "cho" sẽ tạo cảm giác lặp về mặt ngữ âm nên người Việt thường không dùng cách nói này.

- Cho aicái gì. BNGT BNTT

Trong cấu trúc này BNGT chỉ có khả năng đứng trước BNTT. Không thể có trường hợp đảo BNTT lên trước. Dạng cấu trúc này được sử dụng với cả 3 động từ: cho, tặng, biếu.

VD 1: Liên cho chị một số tiền.

(Trở về - Đặng Nhật Minh) VD 2: Tôi tặng cô ấy bó hoa.

Hai dạng cấu trúc ngữ pháp trên khi chuyển sang tiếng Nhật chỉ được sử dụng một cấu trúc duy nhất.

A は B に C を? V (mang nghĩa trao)

VD: 私?は彼?に本を?あげました。

[Watashi wa kare ni hon wo agemashita] Ví dụ trên có thể có 2 cách dịch đồng nghĩa:

- Tôi tặng quyển sách cho anh ấy. (trao cái gì cho ai) - Tôi cho anh ấy quyển sách. (cho ai cái gì)

Tiếng Nhật là một ngôn ngữ chắp dính, việc phân biệt BNTT hay BNGT trong cấu trúc ngữ pháp trên phụ thuộc vào trợ từ に[ni] hay を?[wo]. Do có dấu hiệu để nhận diện nên vị trí của các thành phần câu khá tự do. Vì vậy chúng tôi không bàn đến việc đảo BNTT hay BNGT trong cấu trúc trên.

Giữa các động từ trao - nhận trong tiếng Nhật và tiếng Việt có sự phân biệt về mức độ lịch sự. Sự phân biệt này sẽ quy định việc lựa chọn đối tượng tiếp nhận trong phát ngôn. Tuy nhiên, trong tiếng Nhật các quy tắc trong việc sử dụng các động từ chỉ hoạt động trao chặt chẽ hơn, nghiêm ngặt hơn. Người Nhật có quan niệm rất sâu sắc về cấp bậc và sự phân biệt giữa người thân và người lạ. Ngược lại người Việt ít chịu ảnh hưởng của các quan niệm này. Do vậy, sự đối lập giữa người thân và người lạ đã làm cho tiếng Nhật buộc phải lựa chọn giữa 2 động từ cùng nghĩa ―cho‖ là: あげる[ageru] và くれる[kureru].

Tiếng Việt:

(1) Tôi đã tặng anh quà (+) (2) Tôi đã tặng Lan quà (+)

(3) Anh đã tặng tôi quà chưa ? (+) (4) Anh đã tặng Lan quà chưa ? (+) (5) Lan đã tặng tôi quà (+)

(6) Lan đã tặng anh quà (+) (7) Lan đã tặng Nam quà (+) Tiếng Nhật: (1) 私?は あなたにプレ?ゼン?トを?あげた。(+) (2) 私?は ラ?ン?さんにプレ?ゼン?トを?あげた。(+) (3) あなたは 私?にプレ?ゼン?トを?あげましたか。(-) (4) あなたは ラ?ン?さんにプレ?ゼン?トを?あげましたか。(+) (5) ラ?ン?さん は 私?にプレ?ゼン?トを?あげた。(-) (6) ラ?ン?さん は あなたにプレ?ゼン?トを?あげた。(-) (7)ラ?ン?さん は ナム?さんにプレ?ゼン?トを?あげた。(+) Như vậy, 7 trường hợp có thể tồn tại trong tiếng Việt thì chỉ có 4 trường hợp có thể chuyển dịch theo từ sang tiếng Nhật. Khi đối tượng tiếp nhận là ngôi thứ nhất và ngôi thứ 2 (3, 5 và 6) thì không thể dùng độngtừ あげる[ageru] mà phải dùng động từ くれる[kureru]. Do có sự khác nhau này mà khi đối tượng tiếp nhận là "tôi" thì có thể lược bỏ mà không cần thêm bất cứ yếu tố nào. Ngược lại, trong tiếng Việt đối tượng tiếp nhận là bất cứ ai thì chỉ có thể lược bỏ khi có một ngữ cảnh cụ thể.

VD: Nó cho tôi quả cam (+) => Nó cho quả cam (-)

彼?は私?にオレ?ン?ジを?くれた (+) =>彼?はオレ?ン?ジを?くれた(+) Hai động từ: "tặng, biếu" có thể tham gia cả 2 dạng cấu trúc ngữ pháp thể hiện hoạt động trao trực tiếp trong tiếng Việt.

- Tặng cái gì cho ai "Trao cái gì cho ai" - Biếu cái gì cho ai

- Tặng ai cái gì "Cho ai cái gì" - Biếu ai cái gì

Động từ "cho" chỉ có khả năng tồn tại trong cấu trúc duy nhất "cho ai cái gì". Sự khác nhau giữa các động từ này là ở khả năng kết hợp với giới từ "cho". Động từ "tặng, biếu" có khả năng kết hợp với giới từ biểu thị đối tượng

tiếp nhận "cho" nên phạm vi sử dụng rộng rãi hơn. Động từ "cho", do có sự trùng lặp về mặt ngữ âm với giới từ "cho" nên phạm vi sử dụng hạn chế hơn.

Tiếng Nhật không có sự phân biệt này. Đồng thời, động từ hoạt động trao kết hợp với đối tượng tiếp nhận bằng trợ từ duy nhất に[ni] mà không thể có sự thay thế nào khác. Do vậy, chỉ tồn tại một kiểu câu duy nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Câu có chứa động từ trao - nhận trong tiếng Nhật (Trang 88 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)