Dạng câu biểu thị hoạt động nhận gián tiếp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Câu có chứa động từ trao - nhận trong tiếng Nhật (Trang 113 - 117)

Chƣơng 2 : Hoạt động của các độngtừ trao-nhận trong câu

3.2 Dạng câu có chứa các độngtừ mang nghĩa nhận

3.2.2 Dạng câu biểu thị hoạt động nhận gián tiếp

Với ý nghĩa nhận từ người khác một hành động hay một sự kiện nào đó, đem lại một lợi ích, một hiệu quả tốt cho người tiếp nhận, khái niệm "hoạt động nhận gián tiếp" được mở rộng hơn trong tiếng Nhật. Trong ngôn ngữ này, hoạt động nhận gián tiếp không chỉ dừng lại ở việc diễn đạt một sự tình:

"được aiđó làm cho việc gì" mà còn biểu hiện qua dạng câu nhờ vả: "nhờ ai đó làmcho việc gì".

VD 1: A: 薬̣?đˆみ?ましたか。 B:

はい、解đ?M剤を?飲ùんでいます。それに毎?日注射を?二回して もらっています

A: Anh đã uống thuốc chưa ?

B: Vâng tôi đang uống thuốc hạ sốt. Hơn nữa mỗi ngày được tiêm 2 lần.

VD 2: 写真を?一枚?取ってもらいたいですが。

Tôi muốn nhờ ông chụp cho một bức hình.

VD 3: じゃ、こちらに数?字を?四つ書?いていただけませんか。

Vậy thì tôi xin ông vui lòng viết hộ 4 con số vào chỗ này.

VD 4: すみ?ません、ガイドを?していただけますか。

Xin lỗi, ông có thể hướng dẫn cho tôi được không?

VD 5: 市内見©物の?時間を?作?っていただけますか。

Ông có thể sắp xếp thời gian cho tôi tham quan trong thành phố không ạ?

Qua hàng loạt ví dụ trên, có thể thấy với dạng câu nhờ vả, ý nghĩa trao nhận hoàn toàn có thể chuyển sang dạng câu thể hiện hoạt động trao gián tiếp trong tiếng Việt

Do tính chất đặc thù của đối tượng được tiếp nhận không phải là vật mà là hành động hay sự kiện nên hoạt động nhận gián tiếp trong tiếng Việt thường có hai dạng cấu trúc cơ bản:

Động từ chỉ hoạt động nhận động từ mệnh đề

Tuy nhiên, không phải bất kỳ từ nào cũng có khả năng đứng sau bất cứ động từ nào trong nhóm biểu thị hoạt động nhận trong cấu trúc: "Động từ chỉ hành động nhận + động từ", ngay cả khi đứng được thì một số trường hợp cũng chuyển sang nét nghĩa khác.

VD 1: Nó được chia một quả cam. (+)

Nó nhận chia một quả cam . (-) (chuyển sang nghĩa khác) Nó hưởng chia một quả cam. (-)

Cấu trúc biểu hiện hoạt động nhận gián tiếp phần lớn chỉ có khả năng áp dụng và thường xuất hiện dưới hai dạng câu: " được làm gì" và " được ailàm gì " .

VD 2: Hà được xã bồi dưỡng trở thành xạ thủ ưu tú của trung đội dân quân (Chuyện đời muôn thủa - Đặng Thanh Quế)

VD3: Nó được thừa kế một ngôi nhà

* Khả năng kết hợp của các động từ chỉ hoạt động nhận gián tiếp

Khả năng xuất của hai động từ:" nhận‖ và ―hưởng " trong các cấu trúc thể hiện hoạt động nhận gián tiếp là tiếp là rất hạn chế. Do vậy, chúng tôi sẽ so sánh khả năng kết hợp của động từ hoạt động phổ biến nhất là động từ

"được" với hai động từ もらう[morau] vàいただく[itadaku].

Nhìn chung, cả động từ " được " và các động từ もらう[morau], いただく[itadaku] đều có thể kết hợp được với tất cả các tiểu loại động từ khác để diễn đạt hoạt động nhận gián tiếp, trừ những động từ thuộc nhóm tồn tại, xuất hiện, tiêu tan.

Tuy nhiên trong một số trường hợp, sự kết hợp của các động từ chỉ hành động nhận với các động từ khác đem lại những ý nghĩa rất khác nhau trong tiếng Nhật và tiếng Việt. Chúng ta hãy xem xét ví dụ sau:

"được làm gì" (lợi ích) "được ai cho làm gì" (nhận được lợi ích) "sự việc" (chủ động) - Tôi được đi Nhật

- Tôi được ăn Sushi - Tôi được học tiếng Nhật 2 tháng

- Tôi được bố mẹ cho đi Nhật - Tôi được thầy giáo cho ăn Sushi - Tôi được công ty cho học tiếng Nhật 2 tháng

- Tôi đi Nhật - Tôi ăn Sushi - Tôi học tiếng Nhật 2 tháng

Bảng 13

Như vậy, trong các ví dụ trên, động từ "được" dù có kết hợp với các động từ "đi, ăn, học" hay kết hợp với nhóm: "cho đi, cho ăn, cho học" thì vẫn chỉ diễn tả cùng một sự việc. Khi dịch sang tiếng Nhật, có sự khác nhau rất lớn giữa các kết hợp này. Các động từ "đi, ăn, học" kết hợp với động từ [morau] sẽ diễn tả một sự việc: ―B được A thực hiện các hành động này‖, còn các động từ "cho đi, cho ăn, cho học" diễn tả một sự việc: ―B được A cho phép thực hiện các hành động này‖.

Người thực hiện hành động không phải là 私? (tôi)

Người thực hiện hành động là 私? (tôi)

・行ってもらう ・行かせてもらう

(đi) + (được) (cho đi) + (được)

・食べてもらう ・食べさせてもらう

(ăn) + (được) (cho ăn) + (được)

・習ってもらう ・習わせてもらう

(học) + (được) (cho học) + (được) Trong cấu trúc "được làm gì" khi "được" kết hợp với một động từ khác thì sẽ xảy ra 2 trường hợp:

+ Người nhận không thực hiện hành động này

VD 1: Dù sao, đêm nào anh cũng được coi hát khỏi trả tiền

(Tà áo Tây thi - Nguyễn Thị Mây)

VD 2: Nhà bà mát lắm. Chủ nhật tuần nào chị em tôi cũng được về nhà bà nghỉ.

(Vùng sáng của ký ức - Y Ban)

Người nhận trong 2 ví dụ trên chính là người thực hiện hành động "coihát" và "về nhà bà".

VD 3: Anh được chỉ định làm lớp trưởng

(Tin đồn - Đặng Nhật Minh)

VD 4: Huấn Cao càng ngạc nhiên hơn nữa; năm người bạn của ông đều được biệt đãi như thế cả.

(Chữ người tử tù - Huấn Cao)

Người thực hiện các hành động "chỉ định" và "biệt đãi" ở các ví dụ này không phải là người tiếp nhận mà là một đối tượng nào đó đã được lược bỏ.

Ngược lại, khi động từ もらう[morau] và いただく[itadaku] kết hợp với một động từ khác trong cấu trúc: [ V1Pて + V2Q (mang nghĩa nhận)] thì chỉ diễn tả duy nhất một sự việc: Người nhận nhận được một hành động nào đó do người khác thực hiện.

VD 5: 目が悪いの?で、席を?換えてもらいました。

Vì mắt kém nên tôi được đổi chỗ ngồi.

VD 6:

そうですか。そう言¾っていただきますと,大変ありがたいです

Thế ạ? Nếu đượcngài nói như vậy thì tôi xin cảm ơn rất nhiều.

Người thực hiện hành động "đổi chỗ" và "nói" trong VD 5 và VD 6 là một người thứ 3 nào đó, chứ không phải chính người tiếp nhận. Người tiếp nhận trong cấu trúc trên trở thành người thực hiện hành động khi các động từ đứng trước đã được biến đổi (dạng 使役?).

VD 7: 昨?日友達Bの?お父?さんに日本の?ドラ?イビ-ル?を?初?めて飲ùませ て

もらいました。

Hôm qua, lần đầu tiên tôi được bố người bạn cho uống bia của Nhật.

* Qua phân tích, so sánh dạng câu có chứa các động từ mang nghĩa trao- nhận trong tiếng Nhật và tiếng Việt, chúng tôi rút ra nhận xét sau:

- Phạm vi sử dụng của dạng câu có chứa các động từ trao - nhận trong tiếng Nhật rộng rãi hơn tiếng Việt. Khả năng kết hợp của các động từ: あげる[ageru], さしあげる[sashiageru], やる[yaru], くれる[kureru], くださる[kudasaru], もらう[morau] và いただく[itadaku] với các động từ mang nghĩa đứng trước rộng rãi và phổ biến hơn khả năng kết hợp của nhóm "cho, hộ, giúp, giùm" với động từ trong câu.

- Cấu trúc diễn đạt ý nghĩa nhận: "được làm gì" trong tiếng Việt có thể được hiểu theo 2 hướng hoàn toàn đối lập nhau phụ thuộc vào ngữ cảnh.

+ Người nhận thực hiện hành động (1)

+ Người nhận không phải là người thực hiện hành động (2)

Nhưng khi chuyển dịch sang tiếng Nhật, ý nghĩa này sẽ được thể hiện qua 2 cấu trúc khác nhau. Đối với loại ý nghĩa (1) thì động từ đứng trước phải được chuyển sang dạng sai khiến (使役?).

- Các động từ mang nghĩa trao- nhận trong tiếng Nhật có khả năng thay thế một số động từ khác để thể hiện thái độ lịch sự trong giao tiếp.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Câu có chứa động từ trao - nhận trong tiếng Nhật (Trang 113 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)