Chƣơng 2 : Hoạt động của các độngtừ trao-nhận trong câu
3.1 Dạng câu có chứa các độngtừ mang nghĩa trao
3.1.2 Dạng câu biểu thị hoạt động trao gián tiếp
Trong tiếng Nhật các động từ biểu thị nghĩa trao có thể tham gia cấu tạo cả hai dạng trao trực tiếp và trao gián tiếp. Tuy nhiên, ở tiếng Việt thì không hoàn toàn như vậy. Các động từ biểu thị hoạt động trao trực tiếp là:
cho, tặng, biếu... Khi biểu thị hoạt động trao gián tiếp, động từ có khả năng hoạt động nhiều nhất là động từ ―cho‖.
Do đặc thù từ đối tượng của hoạt động trao gián tiếp nên yếu tố trọng tâm của hoạt động trong tiếng Nhật cũng như tiếng Việt không được thể hiện qua động từ diễn tả hành động trong câu mà lại do yếu tố khác đảm nhận. Trong tiếng Việt đó là nhóm từ "cho, hộ, giúp, giùm". Theo giáo sư Nguyễn Tài Cẩn trong cuốn "Ngữ pháp tiếng Việt" thì nhóm từ này được coi là các quan hệ từ, nối trung tâm với thành tố phụ ở cuối động từ.
Có thể chia hoạt động trao gián tiếp theo các trường hợp sau:
A thực hiện công việc vốn là nhiệm vụ của B. B là người được hưởng lợi.
VD:
Tiếng Việt Tiếng Nhật
Lan quét nhà hộ em ラ?ン?さんは妹?さんに部‖?®を?掃除
?を?してあげた。
Lan nấu cơm giúp chị ラ?ン?さんはお姉さんに料理を?作?
ってあげた。
Lan giặt quần áo cho tôi ラ?ン?さんは私?に洗濯を?してくれ た。
Bảng 9
Trong các ví dụ này, những việc "quét nhà, nấu cơm, giặt quần áo" không phải là nhiệm vụ của Lan mà là nhiệm vụ của "em", của "chị‖, của ―tôi". Khi Lan làm những việc này tức là Lan đã thực hiện một hành động giúp người khác.
A thực hiện công việc tạm coi không phải là nghĩa vụ của B. Nhưng B là người thụ hưởng kết quả hành động do A thực hiện.
VD:
Tiếng Việt Tiếng Nhật
Để tôi nói với thầy giáo cho cậu 私?が先生に言¾ってあげましょう。
Để tôi trao đổi với anh ấy giúp chị 私?が彼?に相談kしてあげましょう。
Để mình xin nghỉ giùm cậu 私?が休ませてもらってあげましょう。
Bảng 10
Những công việc trong các ví dụ trên có thể là nhiệm vụ của B, hoặc có thể B muốn mà không dám làm (tạm coi là không phải nhiệm vụ của B).
Với 2 trường hợp trên, A thực hiện hành động vì lợi ích của B và B là người trực tiếp được hưởng lợi, hoàn toàn có thể tìm thấy sự tương ứng giữa tiếng Nhật và tiếng Việt. Do vậy, người học tiếng Nhật dễ dàng chuyển dịch khi gặp những trường hợp như thế này.
A thực hiện công việc giúp B, trước tiên là vì lợi ích của B, nhưng sau đó là vì lợi ích của A.
VD:
Tiếng Việt Tiếng Nhật
Mẹ để con giặt (quần áo của con) cho. お母さん、私?が洗濯します 。
Mẹ để con mặc cho. (đứa trẻ muốn tự mặc quần áo của mình)
お母さん、自分で着?ます。
làm)
Bảng 11
Các công việc "giặt quần áo", "mặc", "làm" không phải là nhiệm vụ bắt buộc do ai đó giao cho người mẹ mà người mẹ thực hiện các công việc này xuất phát từ tình thương và trách nhiệm đối với con cái. Do vậy, khi người con nói: "Mẹ để con giặt cho" tức là người con muốn tự làm lấy công việc của mình. Và qua đó người con đã giúp cho mẹ một việc, đó là: mẹ không phải phục vụ cho con.
Thế nhưng, trong tiếng Nhật, các ví dụ này chỉ được diễn đạt bằng cách nói chủ động thông thường "con giặt", "con tự mặc", "con làm" mà không thấy xuất hiện các động từ mang nghĩa trao. Bởi nếu thêm các động từ này thì lập tức nghĩa của câu sẽ thay đổi: "con giặt quần áo cho mẹ", "con mặc quầnáo cho mẹ", "con làm hộ mẹ". Hoặc sẽ tạo ra sắc thái ban ơn, khi đó ý nghĩa muốn làm giúp mẹ để mẹ khỏi vất vả sẽ mất đi.
Như vậy, khi A thực hiện một công việc giúp B, nhưng kết quả của hành động đó lại do A là người trực tiếp thụ hưởng, còn B chỉ là người được hưởng gián tiếp thì có sự khác nhau giữa tiếng Việt và tiếng Nhật. Tiếng Việt vẫn được diễn đạt bằng cách nói thể hiện ý nghĩa trao còn tiếng Nhật thì không.
Chúng ta hãy xét một số ví dụ sau trong tiếng Nhật.
VD 1: 今日は新製品の?展示会がありました。お客さんがおおぜい見©に
来?てくれました。
(日本語êでビジネス会話b初?級?編?)
Hôm nay, chúng tôi đã tổ chức lễ ra mắt sản phẩm mới. Rất nhiều khách hàng đã đến xem.
VD 2:
妹?が退̃?üそうだったの?で、動物園?に連Aれていってあげました。
VD 3: み?んなはフェさんを?励?ましてあげました。
Mọi người đã động viên Huệ.
3 ví dụ trên trong tiếng Nhật đều thể hiện hoạt động trao gián tiếp, còn trong tiếng Việt chỉ là những câu tường thuật thông thường. Bởi không thể nói: "đến cho", "dẫn đi cho" hay "động viên cho"
Tiếng Nhật Nghĩa tiếng Việt
見©に来?て くれました。 (đến xem) + (cho tôi)
đến xem
連Aれて行って あげました。 (dẫn đi) + (cho)
dẫn đi, đưa đi
励?まして あげました。 (động viên) + (cho)
động viên
Bảng 12
Việc sử dụng các kết cấu [来?てくれる ], [連Aれて行ってあげる] và [励?ましてあげる] tạo ra ý nghĩa: Việc đông khách đến xem làm cho chúng tôi rất phấn khởi (hoặc) rất tốt đối với chúng tôi (1); Việc tôi đưa em gái đi vườn bách thú khiến nó thấy thoải mái (2); Mọi người động viên Huệ giúp cô ấy đỡ buồn chán, lo lắng (3). Nếu muốn diễn đạt các ý nghĩa này trong tiếng Việt thì phải sử dụng cách nói chỉ hoạt động nhận.
+ Chúng tôi được nhiều khách hàng đến xem. +Em gái tôi được tôi đưa đi vườn bách thú. +Huệ được mọi người động viên.
Như vậy, tính chất và ý nghĩa của hành vi trao gián tiếp được mở rộng hơn trong tiếng Nhật. Bởi trong một số trường hợp ý nghĩa trao trong tiếng Nhật lại được thể hiện bằng ý nghĩa nhận trong tiếng Việt hoặc chỉ đơn thuần được diễn đạt bằng cách nói tường thuật thông thường.
Trong một số trường hợp có thể nhận thấy sự tương đồng khi chuyển dịch cấu trúc: AはBに~V1Pてあげる V1Pてさしあげる。 V1Pてやる。 V1Pてくれる。 V1Pてくださる。 sang 2 cấu trúc sau trong tiếng Việt
- Làm cái gì giúp (hộ, cho) ai. - Làm giúp (hộ, cho) ai cái gì.
VD: 私?は彼?に部‖?®を?片?づ?けてあげました。 => Tôi dọn phòng giúp anh ấy.
Tôi giúp anh ấy dọn phòng.
Tiếng Nhật vốn được nhiều người gọi là một ngôn ngữ mập mờ (không rõ ràng). Nhưng trong một số trường hợp sự mập mờ này có thể được khắc phục bằng cách sử dụng một kiểu cấu trúc ngữ pháp nhất định nào đó mà không cần sự can thiệp của yếu tố ngữ cảnh. Còn trong tiếng Việt lại không có khả năng này.
Chẳng hạn, câu nói sau trong tiếng Việt có thể hiểu theo 2 tình huống: "Tôi sửa giúp Nam cái xe đạp"
(1) Tôi sửa giúp Nam cái xe đạp. (của cậu ấy)
(2) (Nam là thợ sửa chữa). Tôi sửa giúp Nam cái xe đạp (còn Nam sửa cái xe máy, hoặc Nam bận không sửa được)...
Trong tiếng Nhật, tương ứng với 2 nội dung sẽ có hai cách diễn đạt khác nhau. Nếu thay trợ từ の?[no] vào vị trí của trợ từ に[ni] thì câu chỉ được hiểu theo một nghĩa: Tôi sửa giúp Nam chiếc xe đạp (xe của Nam).
VD: 私?はナム?さんの?自転]車を?修理してあげました。
-" Tôi xây cho cô ấy ngôi nhà đó "
Câu này có thể hiểu theo 2 tình huống khác nhau: (1 ) Tôi bỏ tiền ra để xây nhà cho cô ấy.
(2 ) Tôi là thợ đã xây cho cô ấy.
Nếu thay trợ từ に[ni] bằng trợ từ ため[tame ni] vào cấu trúc chỉ hoạt động trao gián tiếp thì lập tức câu nói trên chỉ được hiểu theo nét nghĩa thứ nhất
私?は彼?女?の?ためにその?家を?建ててあげた。
Tóm lại, qua phân tích, chúng tôi nhận thấy hoạt động trao gián tiếp được thể hiện trong tiếng Nhật bằng những cấu trúc chặt hơn.
*Khả năng kết hợp của các động từ chỉ hoạt động trao gián tiếp với các động từ mang nghĩa trong câu
Theo cuốn ―Cơ sở tiếng việt " của các tác giả : Hữu Đạt, Trần Trí Dõi và Đào Thanh Lan, động từ được chia thành các tiểu loại sau:
+ Động từ xuất hiện tồn tại tiêu tan (còn, hết, học...)
+ Động từ tình thái (muốn, dám, toan, cần...) + Động từ tổng hợp (chờ đợi, mua bán, học hỏi...) + Động từ nội động (cười, khóc, hét, ngã...)
+ Động từ cảm nghĩ - nói năng (hỏi, bảo, nghĩ, nói...) + Động từ chuyển động (đi, chạy, bò...)
+ Động từ ngoại động (mua, nấu, viết...)
Chúng tôi đã thực hiện khảo sát khả năng kết hợp của từng nhóm động từ này.
- Động từ xuất hiện tồn tại tiêu tan:
Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy tiểu loại động từ này không có khả năng kết hợp với nhóm từ: "cho, hộ, giúp, giùm".
VD: Có thể nói: Tôi hết tiền (+)
Nhưng không thể nói: Tôi hết tiền hộ nó (-)
Nếu chia động từ theo khả năng tạo câu thì động từ trong tiếng Nhật được chia thành 2 tiểu loại: Động từ ý chí và động từ phi ý chí. Những động từ ý chí mới có khả năng kết hợp với nhóm các động từ trao - nhận. Như vậy,
nếu áp dụng cách phân loại của các tác giả Hữu Đạt, Trần Trí Dõi và Đào Thanh Lan thì nhóm động từ xuất hiện tồn tại tiêu tan thuộc tiểu loại động từ phi ý chí. Do vậy, những động từ thuộc tiểu loại này trong tiếng Nhật cũng không có khả năng kết hợp với các động từ mang nghĩa trao.
- Động từ tính thái:
Động từ tính thái là những động từ ý trí chỉ trạng thái ý chí như:
muốn,dám, toan, định... Do ý nghĩa từ vựng của các động từ thuộc nhóm này rất ít nên chúng thường đi kèm với những động từ khác có ý nghĩa từ vựng rõ hơn để biểu thị thái độ hay nguyện vọng của người nói về một điều gì đó. Khi kết hợp với nhóm: "cho, hộ, giúp, giùm" chúng cũng luôn đi kèm với những động từ khác.
VD 1: Anh phải làm bài tập giúp nó VD 2: Anh toan cất tài liệu hộ nó
Các căn cứ để phân chia tiểu loại động từ tính thái trong tiếng Nhật và tiếng Việt không hoàn toàn như nhau. Trong tiếng Nhật không có những động từ độc lập biểu thị ý nghĩa tình thái. Khi muốn thể hiện ý nghĩa tình thái thì phải sử dụng các phụ tố kết hợp với phía sau động từ.
VD 3: 食べる (ăn) => 食べたい (muốn ăn)
映画を?見©る (xem phim) =>映画を?見©るつもり (định xem phim)
Do có sự khác nhau về đặc điểm như vậy, nên chúng tôi không bàn đến nhóm động từ này trong tiếng Nhật.
- Động từ tổng hợp:
Động từ tổng hợp là những động từ có cấu tạo song tiết gồm 2 tiếng đơn kết hợp theo quan hệ đẳng lập, bao gồm các từ như: bàn cãi, mua bán, hỏihan... nên có độ dài âm tiết quá lớn. Người Việt tuy có thói quen nói sóng đôi, nhưng trong trường hợp diễn tả hành động làm cái gì đó trong hoạt động trao gián tiếp lại ít sử dụng các động từ tổng hợp. Câu sử dụng các động từ tổng hợp kéo dài và tạo nên cảm giác trúc trắc, lủng củng. Ngoài ra, nghĩa
cũng là nguyên nhân hạn chế khả năng kết hợp của nhóm này. Động từ tổng hợp thường có nghĩa trừu tượng, khác với các động từ đơn tiết có nghĩa cụ thể, chỉ hành vi cụ thể.
VD 1: Thường nói: Tôi mua rau giúp nó. (+) mà không nói: Tôi mua bán rau giúp nó. (-)
Tuy nhiên, đối với một số động từ tổng hợp có một yếu tố là yếu tố bị hư hoá (bị mờ đi hoặc bị mất nghĩa từ vựng) kiểu như: hỏi han, trông nom, bảoban... có thể kết hợp với nhóm: "cho, hộ, giúp, giùm" để biểu thị nghĩa trao trong ngữ cảnh nhất định.
VD 2: Chị cứ yên tâm. Tôi sẽ trông nom cháu giúp chị.
Sự phân biệt động từ đơn và động từ tổng hợp trong tiếng Nhật và tiếng Việt không giống nhau. Trong tiếng Việt, việc phân biệt động từ tổng hợp ngoài việc dựa vào nghĩa còn phải dựa vào cấu tạo âm tiết, một động từ tổng hợp luôn có cấu tạo song tiết. Trong tiếng Nhật không có sự phân biệt này, bởi bản thân một động từ được coi là động từ đơn đã có thể được cấu tạo gồm nhiều âm tiết. Do sự khác nhau như vậy nên chúng tôi cũng không thực hiện so sánh nhóm động từ này.
- Động từ nội động:
Khả năng kết hợp của nhóm động từ này với "cho, hộ, giúp, giùm" là rất hạn chế. Trong tiếng Việt, hành động trao gián tiếp là hành động làm thay người khác một việc gì đó. Do vậy không có trường hợp thực hiện một năng lực của bản thân mình vì lợi ích của người khác. Trong tiếng Nhật thì khác, hành động trao gián tiếp không chỉ là hành động làm thay người khác một việc gì đó mà còn bao gồm cả những hành động có thể gây ảnh hưởng tốt đến người khác. Do vậy, các cách nói như:
- Nó cười hộ. - Nó khóc cho. - Nó ngủ giúp...
thường ít xuất hiện trong tiếng Việt. Tuy nhiên, trong một số trường hợp người Việt vẫn nói:
-Đợi mãi cuối cùng đứa trẻ cũng ngủ cho. -Chẳng ai khóc giúp cô cả....
Nhưng ở tiếng Nhật các câu như:
* 彼?女?が笑って くれました。 (Cô ấy) (cười) (cho tôi) * 子供?が 眠って くれました。 (Đứa trẻ) (ngủ) (cho tôi) * 彼?女?が 寝て くれました。
(Cô ấy) (nằm) (cho tôi) được người Nhật sử dụng khá phổ biến.
Trong các trường hợp trên, các hành động "cười, ngủ, nằm" không phải là các hành động làm thay người khác, không đem lại một lợi ích cụ thể nào cho ai cả mà các hành động này chỉ khiến họ cảm thấy sung sướng, hạnh phúc hay thoải mái.
Ngoài ra, có những kiểu câu chỉ có trong tiếng Nhật mà không có trong tiếng Việt.
VD: おばあちゃん、本当?に100歳までよく 長·生きして
くれました。
本当?にありがとう。 (sống lâu) (cho tôi)
(文書?の?書?式・文例辞典) Ý nghĩa trao trong ví dụ trên thể hiện ở chiều sâu chứ không thể hiện
trên bề nổi. Việc "bà sống lâu" đem lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho con cháu, bà đã vì con cháu mà sống tới 100 tuổi. Cái mà bà "trao" cho con cháu chính là điều này. Có lẽ đối với người Việt, cách suy nghĩ như thế này không mang ý nghĩa trao - nhận. Do vậy, khi diễn đạt ý tưởng này sang tiếng việt thì chỉ có thể diễn đạt bằng cấu trúc ngữ pháp đồng nghĩa: " Bà đã sống đến
100tuổi cho chúng con. Chúng con rất cảm ơn bà." Nhưng trên thực tế, kiểu nói này rất ít gặp mà thay vào đó là cách nói: ― Chúng con rất sung sướng vì bà đãsống đến 100 tuổi‖.
Qua phân tích, có thể khẳng định: Khả năng kết hợp của nhóm động từ nội động với các động từ mang ý nghĩa trao trong tiếng Nhật rộng hơn trong tiếng Việt. Hoạt động của nhóm động từ này trong tiếng Nhật đã tạo nên sự khác biệt về tính chất của hoạt động trao gián tiếp giữa tiếng Việt và tiếng Nhật
- Động từ cảm nghĩ - nói năng:
Hãy xem xét các ví dụ sau: VD1: Nó bảo với cô ấy hộ tôi.
VD2: Tôi nói chuyện đó với ông giám đốc giúp Lan . VD3: Tôi sẽ mời cô ấy giúp cậu .
Các động từ trong những ví dụ trên, bao giờ cũng đòi hỏi một bổ ngữ chỉ đối tượng" bảo với ai " , " nói chuyện với ai " " mời ai", khi kết hợp với nhóm " cho, hộ, giúp, giùm " thì bổ ngữ chỉ đối tượng tiếp nhận này phải khác người người tiếp nhận. Có nghĩa là các hành động " bảo hộ ", " nói chuyệngiúp" " mời giúp " được thực hiện với một đối tượng thứ ba nào đó để người tiếp nhận có thể thụ hưởng kết quả. Chính vì vậy không thể nói:
(1). Nó bảo với tôi hộ tôi .
(2). Tôi nói chuyện đó với Lan giúp Lan . (3). Tôi sẽ mời cô ấy giúp cô ấy.
Song điều này hoàn toàn có thể xảy ra trong tiếng Nhật, không có sự hạn chế nào đối với bổ ngữ chỉ đối tượng trong kiểu câu này. Khi các động từ mang ý nghĩa trao kết hợp với nhóm động từ cảm nghĩ- nói năng thì đối tượng của hành động có thể trùng với người tiếp nhận.
VD 4: ホ-ストファミリ-の?お父?さんは 私?
に家族の?ように話bしてくれます。
Người thực hiện hành động " nói chuyện " trong ví dụ trên là " ông bố" đối tượng mà "ông bố "nói chuyện là "tôi" và người được thụ hưởng kết quả của hành động này cũng là " tôi"
VD 5: み?んな は フェさん を? 励?ましてあげました。
(Mọi người) (Huệ) (động viên + cho)
Người thực hiện hành động ở ví dụ này là " mọi người ", đối tượng mà hành động " động viên " hướng tới là " Huệ" và người được hưởng cũng là ―Huệ"
VD4 và VD5 nếu chuyển dịch sang tiếng Việt thì không thể dùng dạng câu diễn đạt hành động trao gián tiếp với sự kết hợp của nhóm " cho, hộ, giúp, giùm " với động từ mang nghĩa mà phải dùng cách diễn đạt khác. Thông thường, người Việt chọn lối diễn đạt bằng hoạt động nhận đối với kiểu câu như thế này:
+ Tôi được ông bố của gia đình tôi đến ở trọ nói chuyện như người trong nhà.
+Huệ được mọi người động viên.
- Động từ chuyển động:
Tiểu loại động từ chuyển động chỉ kết hợp với nhóm: "cho, hộ, giúp,
giùm", trong trường hợp muốn thể hiện ý nghĩa: "A làm một việc gì đó