Chƣơng 2 : Hoạt động của các độngtừ trao-nhận trong câu
3.3 Một số ứng dụng trong dịch thuật và giảng dạy
3.3.2 Ứng dụng trong việc giảng dạy tiếng Nhật ở trình độ sơ cấp và
trung cấp
Trên thực tế, dạng câu trao- nhận là một trong những dạng câu khó sử dụng đối với người nước ngoài học tiếng Nhật, đặc biệt là ở trình độ sơ cấp và trung cấp. Phần lớn các sách giáo khoa dạy tiếng chỉ dừng lạỉ việc hướng dẫn cách sử dụng các cấu trúc của dạng câu này mà chưa có được những giải thích thoả đáng. Vì vậy người học rất khó phân biệt sự khác nhau giữa các cấu trúc, hơn nữa rất lúng túng trong việc vận dụng cách nói này. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này đối với người học tiếng Nhật, chúng tôi đã tiến hành điều tra trong phạm vi 100 sinh viên hiện đang học tiếng Nhật ở trình độ sơ cấp và trung cấp. Chúng tôi thực hiện điều tra bằng cách: Đưa một số câu tiếng Nhật cho sinh viên dịch ra tiếng Việt, các câu tiếng Nhật này có sử dụng dạng câu trao - nhận để tìm hiểu xem sự tương đương giữa tiếng Nhật và Việt ra sao? Ngoài ra, chúng tôi cũng đưa một số câu tiếng Việt để sinh viên dịch ra tiếng Nhật.
Đối với các trường hợp này, chúng tôi đã tham khảo ý kiến của một số người Nhật và họ cho rằng: Đây là những trường hợp mà người Nhật thường sử dụng cách nói trao- nhận hoặc là không. Kết quả thu được qua điều tra sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về thực tế việc hiểu và vận dụng dạng câu biểu thị hoạt động trao - nhận trong tiếng Nhật.
3.3.2.1. Chuyển dịch từ tiếng Nhật sang tiếng Việt. (xem bảng 16)
Qua kết quả thu được, chúng tôi nhận thấy: Khi chuyển dịch sang tiếng Việt, hầu hết các bạn sinh viên chưa lột tả được ý nghĩa hàm ơn thể hiện trong các phát ngôn trên. Do vậy, hầu hết các câu đều được chuyển dịch bằng dạng câu không thể hiện ý nghĩa trao -nhận trong tiếng Việt.
Một số trường hợp, do chưa hiểu kỹ ý nghĩa cũng như cách cấu tạo câu trao -nhận mà cách chuyển dịch đã làm thay đổi hoàn toàn mục đích, ý tưởng của người nói. Chẳng hạn như ở ví dụ 4 và 6 ý nghĩa ―nhận‖ được chuyển thành ý nghĩa chủ động với chính người nhận trở thành người thực hiện hành động.
VD (4): Nào, xin mời mọi người cùng uống. (-) (Xin phép, được uống cùng mọi người) (+).
Tiếng Nhật Sử dụng "cho, hộ, giúp" Sử dụng "được, nhân, hưởng" Không SD ĐTtrao- nhận 1.彼?は妹?に「どれ、聞· いてあげるから、今日習っ たところ読Çんでごらん」 と言¾いました。 0% 2% 98% 2.一人で3人の?子供?を?育 çてあげた母親の?苦ê労が察 0% 0% 100%
せられます。 3.困っている人を?み?たら 、助?けてあげなければい けません。 0% 0% 100% 4.じゃ皆で食べませても らいましょう。 0% 10% 90% 5.人手足«りなかったの? で、電d話bを?かけて青さ んに来?てもらいました。 ついでにパン?フレ?ットを? 500部‖?Íけてもらいました 。 20% 30% 50% 6.フィさんはロアン?さん に悩み?を?聞·いてもらった 。 0% 20% 80% 7.100ドル?札なんか持っ て歩くとアメリカではギャ ?ン?グに間違áえられるよ。 20ドル?札に銀â行で換えて もらったらどう。 0% 0% 100% 8. 父?は私?が本を?読Çみ?終 わるの?を?待?ってくれませ 0% 0% 100%
んでした。 9. 新しい家を?建てたいです けど、安くやってくれる建 築技師を?見©つけるの?に 時間がかかっている。 2% 0% 98% 10. 学生が熱心に聞·いてくれる と教えがいがあります。 0% 12% 88% Bảng 16
(6): Huế đã kể cho Loan nghe nỗi khổ của mình. (-) (Huế đã được Loan ngồi nghe tâm sự của mình) (+)
Tuy nhiên, trong các trường hợp ý nghĩa hàm ơn tồn tại ở dạng ngầm ẩn cũng được các em chuyển dịch khá thuần Việt, không phụ thuộc quá nhiều vào cấu trúc câu tiếng Nhật.
3.3.2.2. Chuyển dịch từ tiếng Việt sang tiếng Nhật.
Ở phần này, chúng tôi cũng tiến hành làm phiếu thăm dò với 50 sinh viên và thu được kết quả như sau:
Tiếng Việt Sử dụng あげる Sử dụng もらう Sử dụng くれる Sử dụng câu bị động Không SD ĐT trao-nhận 1. Ở Việt Nam báo được
mang đến tận nhà.
2% 8% 10% 62% 18%
2. Dù có nói thế nào đi nữa, bố tôi cũng nhất định không cho tôi đi TPHCM.
3. Tôi được cử đi dự cuộc thi nói tiếng Nhật vào tháng sau.
0% 18% 6% 30% 46%
4. Chủ nhật tuần trước tôi được cô giáo dạy tiếng Nhật đến nhà chơi.
4% 46% 48% 0% 6%
5. Mẹ nấu mỳ cho con ăn nhé?
- Thôi mẹ để con nấu cho.
80% 4% 6% 0% 10%
6. Cô Lan hàng xóm rất thích trẻ con nên suốt ngày chơi với bọn trẻ nhà tôi.
4% 0% 14% 0% 82%
7. Nhà trẻ là nơi trông giữ trẻ em trong lúc bố mẹ chúng đi làm.
4% 2% 8% 2% 84%
8. Sao con về muộn thế? - Con đưa Lan về mẹ ạ.
42% 0% 6% 0% 52%
9. Đồng hồ của con hỏng rồi bố ơi!
- Con mang ra hiệu sửa đi.
0% 14% 0% 0% 86%
10. Sau đó chúng tôi tiếp tục hát bài hát được thầy giáo dạy cho đến khi tàu chuyển bánh.
0% 20% 34% 0% 46%
Bảng 17
Đối với 10 trường hợp này, chúng tôi đã hỏi ý kiến của một số người Nhật và được biết: Người Nhật sử dụng hình thức diễn đạt trao -nhận trong 9 câu (trừ câu số 5). Nhưng theo kết quả điều tra thì phần lớn các câu này lại không được các bạn sinh viên sử dụng dạng câu trao - nhận khi chuyển dịch. Có lẽ nguyên nhân là ở chỗ:
- Có sự nhầm lẫn giữa dạng câu bị động và câu thể hiện hoạt động ―nhận‖. Trong tiếng Việt, cả câu bị động và câu thể hiện hoạt động ―nhận‖ đều có thể tồn tại từ “được‖ mà không có sự phân biệt rõ ràng nào. Ngược lại, ý nghĩa ―nhận‖ được chia làm 2 loại rõ ràng trong tiếng Nhật: nhận có tính chất ép buộc (câu bị động); nhận có tính chất tự nguyện (câu trao - nhận). Ý nghĩa ―nhận‖ trong 2 trường hợp 1 và 3 hoàn toàn mang tính chất tự nguyện. Với những phát ngôn kiểu này, người Nhật luôn sử dụng câu trao - nhận. Nhưng đã có 62% trong số 50 người Việt cho rằng câu 1 là câu bị động và 30% cho rằng câu 3 là câu bị động.
- Ý nghĩa trao - nhận trong các trường hợp 6, 7 và 9 hoàn toàn nằm ở dạng ngầm ẩn. Muốn cảm nhận được ý nghĩa này để chuyển dịch cho đúng có lẽ phải hiểu được tâm lý của người bản ngữ. Song 82-86% các bạn sinh viên lại không cảm nhận được ý nghĩa trao - nhận trong các phát ngôn này nên đã sử dụng dạng câu chủ động thông thường.
* Qua kiểm tra cách sử dụng dạng câu trao - nhận trong tiếng Nhật đối với một số sinh viên đang học tiếng Nhật ở trình độ sơ - trung cấp tại trường Đại học Ngoại Ngữ - Đại học Quốc Gia, chúng tôi nhận thấy: phần lớn các em chưa hiểu đúng và chưa sử dụng đúng dạng câu này. Chúng tôi cho rằng để giải quyết vấn đề này, ngoài việc hướng dẫn về cách sử dụng cấu trúc, người làm công tác giảng dạy nên hướng dẫn người học có một cách nhìn toàn diện đối với dạng câu này:
- Câu có chứa các động từ trao - nhận phần lớn xuất hiện trong ngôn ngữ hội thoại. Bởi chỉ ở đây mối quan hệ giữa những người tham gia giao tiếp mới trở thành cần thiết và nhiều khi là rất quan trọng.
Dạng câu này tồn tại trong thể loại văn phong văn học nghệ thuật chủ yếu nhằm thể hiện thái độ của người viết với mục đích tìm sự đồng cảm của người đọc. Do vậy, động từ có tần số xuất hiện lớn nhất trong thể loại này là động từ くれる[kureru ](cho tôi).
Trong thể loại văn phong chính luận, hầu như không xuất hiện dạng câu này. Bởi đây là thể loại yêu cầu độ chính xác và cần đảm bảo tính khách quan khi biểu thị, diễn tả. Do vậy không có sự tham gia của các nhân tố mang tính chủ quan như: thái độ, tình cảm của người viết, người đọc...
- Việc sử dụng các động từ trao -nhận chịu ảnh hưởng của các yếu tố văn hoá xã hội: cách ứng xử giữa người với người, tính cách đặc trưng dân tộc... Đó là các mối quan hệ trên- dưới, thân -sơ, là bản tính khiêm nhường của người Nhật...
- Phân biệt câu bị động và câu trao nhận. Đây là 2 dạng câu chưa có sự phân biệt rõ ràng trong tiếng Việt nhưng lại hoàn toàn khác nhau trong tiếng Nhật. Do vậy, vấn đề đặt ra không phải là vấn đề cấu trúc câu mà là ý nghĩa biểu thị khác nhau của 2 kiểu câu này
TIỂU KẾT
- Ý nghĩa trao hay nhận có thể được thể hiện bằng một số dạng cấu trúc khác nhau trong tiếng Việt. Sự khác nhau giữa các cấu trúc là ở trật tự ở các từ tham gia cấu tạo câu hay là ở khả năng kết hợp khác nhau của các động từ mang nghĩa trao -nhận với các yếu tố khác.
- Trong tiếng Nhật, chỉ có một dạng cấu trúc cố định để thể hiện ý nghĩa trao hoặc nhận. Tuy nhiên các động từ mang nghĩa trao - nhận với các sắc thái khác nhau có thể thay thế lẫn nhau trong cấu trúc này để biểu thị mức độ lịch sự khác nhau, hoặc các mối quan hệ khác nhau giữa người trao, người nhận và người nói.
- Do ý nghĩa trao - nhận được thể hiện trong câu tiếng Nhật phức tạp và đa dạng hơn nên trong một số trường hợp không thể tìm được sự đối ứng 1-1 về mặt cấu trúc giữa hai ngôn ngữ. Đối với những trường hợp này không thể dùng phương pháp trực dịch khi thực hiện chuyển dịch từ tiếng Nhật sang tiếng Việt hoặc ngược lại. Người học, người giảng dạy hay người làm công tác dịch thuật phải nắm được sự khác nhau và giống nhau trên cả 3 bình diện:
+ Cấu trúc ngữ pháp
+ Khả năng kết hợp của từ
của dạng câu trao nhận để có được cách sử dụng đúng và phù hợp với ngữ cảnh giao tiếp.
Kết luận
Qua khảo sát, phân tích và so sánh dạng câu có chứa động từ trao - nhận trong tiếng Nhật và tiếng Việt, luận văn đi đến một số kết luận sau:
1. Trong tiếng Nhật, các động từ mang nghĩa trao - nhận là những động từ có 2 chức năng: Chức năng biểu thị nghĩa từ vựng và chức năng biểu thị nghĩa tình thái.
- ở dạng câu biểu thị hoạt động trao - nhận trực tiếp các động từ này đảm nhiệm cả hai chức năng: Chức năng biểu thị nghĩa sự tình và chức năng biểu thị nghĩa tình thái.
- ở dạng câu biểu thị hoạt động trao nhận gián tiếp: Nghĩa sự tình do các động từ đứng trước đảm nhiệm, còn các động từ trao nhận giữ vai trò biểu thị nghĩa tình thái.
2. ý nghĩa tình thái mà các động từ trao - nhận đem lại khi tham gia cấu tạo câu là sắc thái ―hàm ơn‖. Sắc thái ―hàm ơn‖ này tồn tại dưới hai dạng: Hiển ngôn và ngầm ẩn, phụ thuộc vào sự kết hợp giữa nghĩa sự tình và nghĩa tình thái của câu. Hay nói cách khác là phụ thuộc vào sự kết hợp giữa nghĩa của động từ đứng trước (V1P) và động từ mang nghĩa trao- nhận trong các cấu trúc: [V1Pて + V2Q (mang nghĩa trao - nhận)].
- Khi tồn tại ở dạng hiển ngôn, sắc thái hàm ơn được thể hiện bằng các kiểu câu tương đương trong tiếng Việt như:
* Làm cho ai việc gì Hoạt động trao hộ giúp * Được ai làm hộ việc gì Hoạt động nhận giúp cho * Được ai làm việc gì * Nhờ ai làm hộ việc gì giúp cho
- Khi tồn tại ở dạng ngầm ẩn thường không có các cấu trúc tương đương trong tiếng Việt, muốn cảm nhận được sắc thái hàm ơn này đòi hỏi phải có một ngữ cảnh giao tiếp cụ thể.
3. Dạng câu trao - nhận là một hình thức thể hiện của kính ngữ trong tiếng Nhật. Nó tuân thủ các quy tắc, tiêu chí của phạm trù kính ngữ. Đó là sự thể hiện thái độ lịch sự trong giao tiếp thông qua hai dạng đối lập: Đối lập trên - dưới và đối lập trong- ngoài (đối lập thân - sơ).
4. Mỗi phát ngôn biểu thị hoạt động trao - nhận trong tiếng Nhật có thể coi như một mã ngôn ngữ thể hiện chiến lược giao tiếp của các vai giao tiếp. Nó chịu ảnh hưởng của các yếu tố ngoài ngôn ngữ: văn hoá, phong tục, tập quán, chuẩn tắc hành vi... Theo Nguyễn Văn Khang thì: Nếu hai bên hội thoại cùng hiểu được nhiều về quy ước văn hoá thì hai bên cùng có thể lý giải và thích ứng với đối phương từ đó mà đạt tới sự hài hoà trong giao tiếp. Việc hiểu được những yếu tố văn hoá chứa đựng trong các động từ trao - nhận sẽ giúp người nước ngoài tránh được một số trở ngại trong những trường hợp giao tiếp cụ thể.
5. Do đặc thù văn hoá khác nhau dẫn đến sự khác nhau trong việc sử dụng dạng câu trao - nhận giữa người Nhật và người Việt. Trong xã hộiNhật Bản, tinh thần cộng đồng tồn tại một cách sâu sắc và mạnh mẽ. Tinh thần này ảnh hưởng tới cả lời ăn tiếng nói của mỗi người dân. Một trong những biểu hiện ấy là việc sử dụng hết sức phổ biến và rộng rãi cấu trúc câu thể hiện ý nghĩa trao - nhận trong cuộc sống hàng ngày, thậm chí trong một số trường hợp chúng ta có cảm giác như không hề có sự trao hay nhận nào. Có lẽ đây là một trong những phương thức để người Nhật thể hiện thái độ hợp tác và tìm sự hoà đồng, đồng cảm đối với đối phương. Ngược lại, chỉ trong những trường hợp xuất hiện sự trao- nhận nào đó, người Việt mới sử dụng dạng câu trao- nhận
6. Nghiên cứu động từ trao - nhận trong tiếng Nhật gợi mở những vấn đề còn ẩn chứa dưới ý nghĩa từ vựng của từ nói chung và động từ nói riêng. Đó chính là thành tố văn hoá dân tộc trong ý nghĩa của từ. Đây là một trong những vấn đề hết sức phức tạp và thú vị trong mỗi ngôn ngữ. Đặc biệt đối với tiếng Nhật, một ngôn ngữ so với các ngoại ngữ khác ở Việt Nam, chưa được
tìm hiểu một cách có hệ thống và có bề dày thì đây quả là một vấn đề còn hết sức mới mẻ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Diệp Quang Ban (1992), ―Bàn góp về quan hệ chủ ngữ - vị ngữ phần đề - phần thuyết‖, Ngôn ngữ, (4/1992).
2. Diệp Quang Ban, Hoàng Văn Thung (1996), Ngữ pháp tiếng Việt I, Nxb Giáo dục, hà Nội.
3. Lê Biên (1999), Từ loại tiếng Việt hiện đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
4. Kasevich V.B. (1998), Những yếu tố cơ sở của ngôn ngữ học đại cương, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
5. Nguyễn Tài Cẩn (1996), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb ĐHQG Hà Nội.
6. Đỗ Hữu Châu (1986), Các bình diện của từ và tiếng Việt, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
7. Đỗ Hữu Châu (1998), Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
8. Đỗ Hữu Châu (1999), Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
9. Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến (1992), Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội. 10. Nguyễn Đức Dân (1998), Lô gích và tiếng Việt, Nxb Giáo dục.
11. Phạm Đức Dương (2000), Văn hóa Việt Nam trong bối cảnh Đông Nam Á,
Nxb Khoa học xã hội Hà Nội.
12. Hữu Đạt, Trần Trí Dõi, Đào Thanh Lan (1998), Cơ sở tiếng Việt, Nxb Giáo dục.
13. Đinh Văn Đức (1986), Ngữ pháp tiếng Việt. Từ loại, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội .
14. Lê Đông (1991), ―Ngữ nghĩa, ngữ dụng học của hư từ tiếng Việt. Ý nghĩa đánh giá của các hư từ‖, Ngôn ngữ 2/1991.
15. Nguyễn Thiện Giáp (1996), Từ và nhận diện từ tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
16. Nguyễn Thiện Giáp (1998), Từ vựng học tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội
17. Nguyễn Thiện Giáp, Đoàn Thiện Thuật, Nguyễn Minh Thuyết (1996),
Dẫn luận ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
18. Nguyễn Thị Bích Hà (2000), So sánh cấu taọ thuật ngữ kinh tế thương mại
trong tiếng Nhật và tiếng Việt. Luận án tiến sĩ. Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội.
19. Cao Xuân Hạo (1991), Tiếng Việt - Sơ thảo Ngữ pháp chức năng , Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội .
20. Nguyễn Thu Hương (1997), Phạm trù kính ngữ của tiếng Nhật. Luận văn Cao học. Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
21. Nguyễn Văn Hiệp (1997), ―Khởi ngữ và vấn đề nghiên cứu thành phần câu
tiếng Việt‖, Tạp chí KHXH ĐHQG, 1/1997.
22. Nguyễn Văn Khang (1999), Ngôn ngữ học xã hội - Những vấn đề cơ bản, Nxb Khoa học xã hội.
23. Ngô Hương Lan (1997), Bước đầu khảo sát trợ từ cách trong tiếng Nhật.
Luận văn Cao học. Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn . 24. Hồ Lê (1976), Vấn đề về cấu tạo từ của tiếng Việt, Nxb Khoa học xã hội Hà Nội.
25. John lyons (1996), Nhập môn ngữ học lý thuyết, Nxb Giáo dục, Hà Nội