Cơ sở pháp lý để ban hành văn bản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác lập hồ sơ hiện hành ở văn phòng trung ương đảng thực trạng và giải pháp (Trang 45 - 46)

- Tạo thuận lợi cho công tác lưu trữ Tài liệu hình thàn hở Văn phòng Trung ương Đảng không chỉ có giá trị thực tiễn trước mắt mà còn có ý nghĩa

2.1.1. Cơ sở pháp lý để ban hành văn bản

Kể từ khoá VIII đến nay, Văn phòng Trung ương rất quan tâm đến việc ban hành các văn bản chỉ đạo, quy định và hướng dẫn về công tác văn thư nói chung và lập hồ sơ hiện hành nói riêng. Cơ sở để xây dựng và ban hành văn bản quy định, hướng dẫn về công tác này chủ yếu dựa trên những văn bản của Đảng và Nhà nước quy định về công tác văn thư, lưu trữ và chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Văn phòng Trung ương Đảng, gồm các văn bản chủ yếu dưới đây:

Văn bản của Đảng, gồm có:

Quy định số 108-QĐ/TW, ngày 02-5-1996 của Ban Bí thư về bảo vệ bí mật của Bộ Chính trị, Ban Bí thư; Quyết định số 64-QĐ/TW, ngày 10-3-1993 của Bộ Chính trị, Quyết định số 71-QĐ/TW, ngày 01-12-1999 và Quyết định số 79-QĐ/TW, ngày 21-8-2007 của Bộ Chính trị về chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Văn phòng Trung ương Đảng.

Văn bản của Nhà nước, có 3 văn bản sau:

Điều lệ về công tác công văn, giấy tờ và công tác lưu trữ ban hành kèm theo Nghị định 142-CP, ngày 28-9-1963 của Hội đồng Chính phủ. Điều 1 của Điều lệ này quy định “Cán bộ, nhân viên làm công tác công văn, giấy tờ và cán bộ nhân viên làm công tác chuyên môn khác nhưng đôi khi có làm công việc liên

Pháp lệnh lưu trữ quốc gia năm 2001 (số 34/2001/PL-UBTVQH 10, ngày 04-4-2001 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội). Điều 11 của Pháp lệnh quy định

“Cơ quan, tổ chức, cá nhân trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản và sử dụng tài liệu văn thư phải lập thành hồ sơ và bảo vệ an toàn. Tài liệu văn thư có giá trị lưu trữ của cơ quan, tổ chức nào phải được giao nộp vào lưu trữ hiện hành của cơ quan, tổ chức đó theo thời hạn quy định tại Khoản 1 Điều 14 của

Pháp lệnh này”.

Nghị định 110/2004/NĐ-CP, ngày 08-4-2004 của Chính phủ về công tác văn thư. Nghị định này nhằm thay thế cho Điều lệ ban hành năm 1963, trong đó đã đề ra nhiều quy định về lập hồ sơ hiện hành, cụ thể như “Trong quá trình

theo dõi, giải quyết công việc, mỗi cá nhân phải lập hồ sơ về công việc đó” [14;

341].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác lập hồ sơ hiện hành ở văn phòng trung ương đảng thực trạng và giải pháp (Trang 45 - 46)