Nhận xét chung

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ thành phố Hải Phòng lãnh đạo thực hiện chính sách xã hội hóa giáo dục (1996-1-2009) (Trang 94 - 105)

Chương 3 BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ KIẾN NGHỊ

3.1. Nhận xét chung

3.1.1. Xã hội hoá giáo dục góp phần phát triển ổn định quy mô giáo dục, mạng lưới trường lớp được mở rộng, nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo ở Hải Phòng

Trong thời gian 1996 - 2009, tình hình kinh tế - xã hội của thành phố có bước phát triển mạnh mẽ, việc đầu tư cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo được các cấp uỷ Đảng và chính quyền quan tâm hơn trước. Chủ trương xã hội hoá giáo dục được các ban, ngành, đoàn thể và nhân dân nhận thức và hưởng ứng tích cực. Do vậy sự nghiệp giáo dục - đào tạo của thành phố có bước chuyển biến toàn diện và đúng hướng, mạng lưới trường lớp được phát triển mạnh mẽ, rộng khắp, đặc biệt là ở vùng kinh tế khó khăn, vùng núi, hải đảo. Hải Phòng có đủ các loại hình trường lớp ở tất cả các bậc học, ngành học từ mầm non đến đại học. Mầm non có 263 trường, tiểu học có 218 trường, THCS có 204 trường, THPT có 57 trường, cao đẳng: 8 trường, trung cấp chuyên nghiệp: 9 trường và 4 trường đại học.

Nói đến giáo dục là nói đến chất lượng vì mục tiêu hàng đầu của giáo dục là chất lượng. XHHGD hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức quá trình giáo dục ở nhà trường, nâng cao chất lượng giáo dục trên địa bàn thành phố.

Công tác xã hội hóa giáo dục góp phần cụ thể hoá mục tiêu giáo dục của ngành giáo dục thành phố. Trong giáo dục, chất lượng biểu thị trình độ và khả năng thực hiện mục tiêu giáo dục, đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH, yêu cầu phát triển KTXH của đất nước và địa phương. Thông qua xã hội hoá giáo dục, cụ thể là Hội đồng giáo dục các cấp, cộng đồng địa phương và các bậc cha mẹ học sinh đã đóng góp ý kiến với nhà trường góp phần cụ thể hoá mục tiêu giáo dục vừa phù hợp với địa phương và đáp ứng nguyện vọng của các gia đình.

Thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục mà xã hội có điều kiện tham gia rộng rãi vào việc cải tiến nội dung và phương pháp giáo dục. Một số giáo viên về

hưu nhưng vẫn đang tham gia vào việc giảng dạy ở các trường ngoài công lập, họ là những người có kinh nghiệm giảng dạy, có uy tín về chuyên môn đã tham gia trực tiếp vào việc cải tiến nội dung và phương pháp giáo dục như Sở Giáo dục - Đào tạo Hải Phòng đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo để tranh thủ lấy ý kiến của các nhà giáo cao tuổi có nhiều kinh nghiệm nghề nghiệp, cán bộ quản lý giáo dục các cấp tham gia vào dự thảo Đề án phát triển giáo dục - đào tạo Hải Phòng trong các giai đoạn phát triển quan trọng của giáo dục thành phố.

Các tổ chức đoàn thể, xã hội đã tham gia tích cực vào sự nghiệp giáo dục của địa phương và thành phố dưới các hình thức báo cáo chuyên đề về tình hình phát triển giáo dục, kinh tế - xã hội, văn hoá...của thành phố; kể chuyện học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh tại các trường học; nói chuyện nhân ngày kỷ niệm, ngày lễ của dân tộc hoặc của địa phương. Các cơ quan văn hoá thông tin, nhất là các phương tiện thông tin đại chúng, truyền hình, sách báo như Đài phát thành và truyền hình Hải Phòng, Đài phát thanh các quận, huyện, xã, phường, Báo Hải Phòng...và các phương tiện văn hoá khác đem lại nội dung giáo dục cho học sinh các bậc học. Nhiều người dân tâm huyết với hoạt động giáo dục đã cung cấp tài liệu, bổ sung phần mềm của nội dung giáo dục cho nhà trường.

Các trường học thường tổ chức các hoạt động ngoại khoá, các chương trình giáo dục ngoài nhà trường để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh, sinh viên đã được các đơn vị trên địa bàn, các ngành phối hợp thực hiện có hiệu quả đã góp phần cải tiến phương thức và phương pháp giáo dục nhà trường.

Xã hội hoá công tác giáo dục đã giúp tăng cường số lượng người dạy và người học trên địa bàn thành phố, đặc biệt là đã tăng cường chất lượng, phát huy tiềm năng giáo dục ở người dạy và người học, phát huy động lực của người dạy.

Hải Phòng đã chú trọng và làm tốt công tác xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo đảm bảo đủ về số lượng, đúng về chất lượng và đồng bộ về cơ cấu. Đại bộ phận đội ngũ giáo viên đều được tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn. Hầu hết cán bộ quản lý và diện cán bộ trong quy hoạch đều được bồi dưỡng kiến thức lý luận chính trị và nghiệp vụ quản lý Nhà nước. Tính đến năm học 2008 -

2009, tổng số cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên là 26.710 người; trong đó có 999 thạc sỹ, 112 tiến sỹ, 36 giáo sư và phó giáo sư, 119 nhà giáo ưu tú, 3 nhà giáo nhân dân, 9 chiến sĩ thi đua toàn quốc. Nhiều giáo viên được công nhận giáo viên giỏi cấp thành phố; Riêng năm học 2006 - 2007, Hải Phòng đã có 3.025 cán bộ giáo viên tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn từ trung cấp đến tiến sĩ; 457 cán bộ được tham gia các khoá đào tạo lý luận chính trị từ trung cấp đến đại học [42]. Thành phố đã triển khai đề án "Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005-2010", thành phố đã tiến hành xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng, bổ sung và nâng cao trình độ đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý trong các cơ sở giáo dục. Đồng thời, thành phố đã rà soát, bố trí, sắp xếp lại đội ngũ giáo viên bằng các giải pháp thích hợp như: luân chuyển, đào tạo lại, giải quyết chế độ nghỉ hưu trước tuổi, bố trí lại công việc,... kịp thời bổ sung lực lượng giáo viên trẻ có đủ điều kiện và năng lực, khắc phục tình trạng hụt hẫng giáo viên ngay cả những vùng sâu, vùng xa. Nhiều trường, nhiều địa phương đã có những chính sách hỗ trợ, khuyến khích giáo viên, giảng viên tiếp tục học nâng cao trình độ. Sở giáo dục - đào tạo đã thực hiện đào tạo theo địa chỉ, phân chỉ tiêu đối với các địa phương. Đến năm 2009, đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục thành phố cơ bản đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng.

Đến năm 2009, đội ngũ giáo viên chiếm 84,6% trong tổng số cán bộ, giáo viên của ngành giáo dục thành phố, trong đó đảng viên chiếm: 27,4%. Độ tuổi trung bình trẻ (chỉ có 13,6% có độ tuổi trên 50), đội ngũ giáo viên thành phố đã tích cực học tập, nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn và tu dưỡng rèn luyện phẩm chất đạo đức nhà giáo. Trình độ đào tạo đã có bước chuyển biến vượt bậc với 97% đạt chuẩn, trong đó 47,5% trên chuẩn; 91,3% xếp loại đạo đức tốt; 8,5% khá; 49,9% được đánh giá có chuyên môn tốt; 44,3% xếp loại khá.

Ðội ngũ cán bộ quản lý giáo dục chiếm 15,4%, trong đó có 81% là đảng viên, 77% dưới 50 tuổi. 100% có trình độ chuẩn và trên chuẩn, trong đó Thạc sỹ: 2%; Ðại học: 60%. 54% có chứng chỉ lý luận chính trị, 59% có chứng chỉ

quản lý Nhà nước, 67% có chứng chỉ quản lý giáo dục trở lên. 68% có chứng chỉ tin học A, 52% có chứng chỉ ngoại ngữ A trở lên.

XHHGD đã đề cao uy tín xã hội của người dạy. Việc chăm lo đời sống vật chất của thầy cô giáo đã phát huy được động lực "Tất cả vì học sinh thân yêu", vì chất lượng giáo dục - đào tạo. Thành phố Hải Phòng đã sớm thực hiện chế độ phụ cấp 10% lương đối với giáo viên giỏi cấp thành phố; chế độ phụ cấp 15% và 20% đối với giáo viên vùng sâu, vùng xa, 45% đối với giáo viên ở hải đảo và trường THPT Nội trú Đồ Sơn. Nghiên cứu, xây dựng các đề án về chế độ chính sách đối với giáo viên mầm non ngoài công lập; đối với giáo viên giỏi, giáo viên có học sinh đạt giải quốc gia, quốc tế; đối với giáo viên công tác ở vùng sâu, vùng xa, đối với giáo viên các trường chuyên biệt. Công tác biểu dương, tôn vinh, khen thưởng các cá nhân, tập thể trong các cơ sở giáo dục có nhiều cống hiến, đóng góp đã được chú trọng thực hiện thường xuyên, hiệu quả.

Số người đi học ngày càng đông, các cấp học, bậc học đều phát triển. Kết quả này cũng có một phần tác động của XHHGD như: vận động trẻ đi học theo độ tuổi, chống bỏ học, chống lưu ban, chống dạy thêm tiêu cực, chống gian lận trong thi cử, duy trì sĩ số. Vận động mọi người tham gia các hình thức học tập, mở các loại hình trường, lớp làm cho mọi người được hưởng thụ giáo dục và phấn đấu trở thành một xã hội học tập. Do đó tạo sự chuyển biến về chất lượng và hiệu quả giáo dục.

Trong những năm 1996 - 2009, chất lượng giáo dục được giữ vững, tỷ lệ học sinh xếp hạnh kiểm tốt, học lực khá, giỏi đạt tỷ lệ tương đối cao. Tỷ lệ học sinh lên lớp hàng năm đều tăng, đạt trên 95%. ỷ lệ học sinh tốt nghiệp luôn nằm trong tốp đầu toàn quốc, năm học 2007 - 2008, Hải Phòng đứng thứ 5 toàn quốc về tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp trung học phổ thông. Tỷ lệ học sinh đỗ vào các trường đại học, cao đẳng trên toàn quốc năm sau cao hơn năm trước, năm 2007 đạt tỷ lệ trên 50%, đứng trong tốp đầu toàn quốc, nhiều học sinh đỗ thủ khoa, á khoa các trường đại học. Công tác hướng nghiệp và đào

tạo nghề được chú trọng, số lao động đã qua đào tạo ở Hải Phòng đạt trên 47%.

Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi đã được duy trì và phát triển cả về chất lượng và số lượng ở các môn học, luôn đứng trong tốp đầu toàn quốc về công tác học sinh giỏi. Số lượng học sinh giỏi quốc gia, quốc tế từ năm 1997 đến năm 2009 qua các năm đều tăng. Số lượng học sinh giỏi quốc gia: 692 giải, trong đó 32 giải Nhất. Số lượng học sinh giỏi quốc tế và khu vực: 25 giải, trong đó có 7 giải Nhất và Huy chương Vàng [42].

Công tác xã hội hoá giáo dục ở thành phố đã tham gia đắc lực vào việc tăng cường cơ sở vật chất để nâng cao chất lượng giáo dục. Việc đa dạng hoá các nguồn lực đã giải quyết tốt vấn đề cơ sở vật chất trường lớp như: xây dựng trường, mua sắm thiết bị dạy học, xây dựng vườn trường, phòng truyền thống, sân chơi, bãi tập, các phương tiện hoạt động, giáo dục ngoại khoá. Nguồn kinh phí từ xã hội hoá gồm các khoản đóng góp của phụ huynh học sinh, các tổ chức xã hội tài trợ, các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân ủng hộ mỗi năm lên tới hàng trăm tỷ đồng. Tổ chức đại hội giáo dục các cấp, huy động mọi nguồn lực từ các tổ chức kinh tế - xã hội, các doanh nghiệp đóng góp để tham gia phát triển giáo dục. Đa dạng hoá các loại hình trường lớp, quan tâm phát triển hệ thống trường ngoài công lập để có thêm trường, thêm phòng học đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân thành phố. Đến năm 2009, 188 trường mầm non bán công, dân lập, tư thục tiếp tục ổn định và phát triển. Hệ thống trường THPT ngoài công lập đã phát triển được 17 trường; việc xây dựng các trường THPT ngoài công lập ở Hải Phòng đã tiết kiệm cho Nhà nước hàng trăm tỷ đồng; đồng thời góp phần góp phần tích cực thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, phổ cập giáo dục bậc trung học và nghề của thành phố. Ngoài ra, hàng năm còn đóng góp nguồn kinh phí đào tạo nhân lực cho thành phố trên 60 tỷ đồng. Riêng cơ sở vật chất của các trường THPT ngoài công lập đã có 193 phòng học kiên cố, 17 phòng thí nghiệm, 12 thư viện, 20 phòng máy tính với 558 máy tính trang bị hiện đại. Việc tăng cường các hình thức khuyến học, khuyến khích giáo viên giỏi, học sinh tài năng, hỗ trợ cho

học sinh nghèo và con em gia đình chính sách cũng đã tác đ ộng tích cực đến chất lượng giáo dục của thành phố.

Thành phố đã tăng ngân sách hàng năm cho giáo dục đào tạo để tăng cường cơ sở vật chất, thực hiện xây dựng trường chuẩn quốc gia. Mức chi ngân sách Nhà nước cho giáo dục năm sau cao hơn năm trước, năm 2002 là 273 tỷ đồng, bằng 31%; năm 2003 là 352 tỷ đồng, bằng 32%; năm 2004 là 427 tỷ đồng, bằng 33%, năm 2009 gần 1000 tỷ đồng, bằng 40% ngân sách chi thường xuyên của thành phố. Để đáp ứng được yêu cầu của công cuộc đổi mới, thành phố đã xây dựng được 9356 phòng học, trong đó với 6856 phòng học kiên cố bằng 73%; 1500 phòng học chức năng; 459 thư viện; đầu tư 14 tỷ đồng mua sắm 3509 bộ đồ dùng dạy học mới; 100% trường THPT có phòng học vi tính; 100% trường học có máy vi tính sử dụng cho quản lý [42].

Phong trào xây dựng trường chuẩn quốc gia, kiên cố trường học đã được quan tâm và đạt kết quả tốt. Tính đến thời điểm tháng 6/2008, tổng số trường chuẩn quốc gia là: 202 trường đạt 28,69%, trong đó: bậc học mầm non có 36/245 (14,7%) trường đạt chuẩn; cấp tiểu học có 118/218 (54,1%) trường đạt chuẩn; cấp THCS có 36/203 (17,7%) trường đạt chuẩn; cấp THPT có 12/38 (31,6%) trường đạt chuẩn. Đến năm học 2008 - 2009, thành phố đã đảm bảo đủ số phòng học cho các cấp học, ngành học; không có phòng học ba ca. Số phòng học kiên cố, cao tầng ở nội thành đạt 92%, ở ngoại thành đạt 70%. Trong năm học 2007 - 2008 đã xây mới 322 phòng, sửa chữa 507 phòng. 100% số trường có thư viện, trong đó có 180 thư viện đạt chuẩn. Tỉ lệ số tiền ngân sách chi cho mua sắm sách và thiết bị trường học so với kinh phí chi thường xuyên là 5% [42].

3.1.2. Xã hội hoá giáo dục tạo ra một xã hội học tập góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho cộng đồng

Giáo dục cho mọi người, mọi người làm giáo dục tạo ra một xã hội học tập là trực tiếp nâng cao dân trí cộng đồng. Dân trí trước hết thể hiện trong trình độ học vấn. Nền tảng dân trí phải đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH bằng cách đào tạo nguồn nhân lực, nhân tài cho đất nước và địa phương. Nguồn nhân lực, nhân tài này thuộc nhiều lĩnh vực của đời sống: từ nhà khoa

học đến người công nhân, nông dân sản xuất giỏi, nhà quản lý kinh tế, quản lý xã hội giỏi. Khả năng của họ đã được phát hiện và bồi dưỡng tích cực từ một "xã hội học tập", từ thành quả XHHGD.

Hải Phòng đã hoàn thành xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học từ năm 1990. Trong giai đoạn 1996 - 2009, thành phố đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi vào năm 2000, thành phố được Bộ Giáo dục - Đào tạo công nhận đạt chuẩn phổ cập trung học cơ sở vào năm 2001 (là đơn vị được công nhận đứng thứ ba toàn quốc) và hoàn thành thực hiện Đề án phổ cập bậc trung học và nghề theo tinh thần của Nghị quyết số 14-NQ/TU của Ban Thường vụ Thành uỷ (khoá XII) vào năm 2008. Kết quả cụ thể, về hiệu quả giáo dục đào tạo tính đến năm học 2007 - 2008:

+ Tiểu học: 99,8% số trẻ 6 tuổi vào học lớp 1; 99,5% số đối tượng phổ cập 11-14 tuổi có bằng Tiểu học.

+ THCS: 99,7 số đối tượng phổ cập tốt nghiệp tiểu học vào học lớp 6; 95,3% số đối tượng phổ cập 15-18 có bằng THCS.

+ THPT: 88,3% số đối tượng phổ cập tốt nghiệp THCS vào học THPT hoặc bổ túc THPT; 79,2% số đối tượng phổ cập 18-21 tuổi có bằng THPT hoặc bổ túc

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ thành phố Hải Phòng lãnh đạo thực hiện chính sách xã hội hóa giáo dục (1996-1-2009) (Trang 94 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)