Đảng bộ thành phố Hải Phòng lãnh đạo đẩy mạnh thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ thành phố Hải Phòng lãnh đạo thực hiện chính sách xã hội hóa giáo dục (1996-1-2009) (Trang 60)

hội hóa giáo dục giai đoạn 2001 - 2009

Đất nước qua 15 năm đổi mới đã thu được nhiều thành tựu to lớn tạo cơ sở vững chắc để tiếp tục đổi mới, hội nhập với khu vực và thế giới. Những thời cơ và vận hội để phát triển đất nước đang mở ra, đồng thời có những khó khăn, thách thức to lớn đòi hỏi phải vượt qua.

Cùng với cả nước, Đảng bộ, quân và dân thành phố Hải Phòng đã đoàn kết, năng động, sáng tạo, có những nỗ lực vượt bậc, giành được những thắng lợi có ý nghĩa quan trọng, đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kinh tế - xã hội do Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ X đề ra.

Thành phố đã vượt qua thời kỳ suy thoái, từng bước phục hồi, ổn định và phát triển với nhịp độ cao. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch, phát triển đúng hướng, khai thác tiềm năng, lợi thế của thành phố. Kinh tế đối ngoại được đẩy mạnh và phát huy tác dụng. Các hoạt động dịch vụ phát triển đa dạng. Cơ sở hạ tầng được chú ý đầu tư nâng cấp.

Cùng với kinh tế, các lĩnh vực văn hóa, xã hội, giáo dục có chuyển biến tích cực tiến bộ, gắn với phát triển kinh tế, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

Các lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ nhân dân, dân số, gia đình và trẻ em, thể dục thể thao tiếp tục phát triển. Mạng lưới y tế cơ sở được tăng cường về cơ sở vật chất và đội ngũ, trên 60% số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế xã; cơ bản hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu về dân số giai đoạn 2001 – 2005; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm còn 1%; phong trào thể dục thể thao quần chúng phát triển khá sâu rộng, thể thao thành tích cao tiếp tục là một trong những trung tâm mạnh của cả nước.

Thành phố đã giải quyết việc làm cho 188.300 lao động; tỷ lệ hộ nghèo đến năm 2005 giảm còn 3%, hoàn thành chương trình hỗ trợ hộ nghèo xoá 6.500 ngôi nhà tranh, vách đất; Số người tham gia bảo hiểm xã hội tăng gần 10%/năm. Mô hình xây dựng cụm dân cư, phường, xã không có tội phạm ma tuý và tệ nạn xã hội được nhiều cơ sở hưởng ứng. Xây dựng và đưa vào hoạt động Trung tâm giáo dục – lao động xã hội.

Giáo dục và đào tạo phát triển khá toàn diện; giữ vững kết quả phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi; đạt chuẩn quốc gia về phổ cập bậc trung học cơ sở, tích cực thực hiện phổ cập giáo dục bậc trung học và nghề; nâng cấp trường Đại học sư phạm Hải Phòng thành trường Đại học Hải Phòng đào tạo đa ngành; nguồn nhân lực phát triển cả về số lượng và chất lượng; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 39%, trong đó 25,5% tổng số lao động được đào tạo nghề. Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố lần thứ XII (họp từ 03 – 06/01/2001) đánh giá:

“Sự nghiệp giáo dục đào tạo tiếp tục phát triển, cơ bản hoàn thành chương trình phổ cập trung học cơ sở, nâng cao một bước trình độ dân trí và chỉ số phát triển con người. Bồi dưỡng nhân tài có tiến bộ rõ…Đào tạo nhân lực được quan tâm…Công tác xã hội hóa giáo dục đào tạo có bước chuyển biến tốt và đạt hiệu quả thiết thực. Các loại hình giáo dục đào tạo được đa dạng hóa, cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân” [48, tr 6].

Bước sang thiên niên kỷ mới, Đảng bộ và nhân dân thành phố Hải Phòng cũng có những thuận lợi cơ bản. Đó là sau 15 năm thực hiện đổi mới, Hải Phòng đã thu được những kết quả và những kinh nghiệm bước đầu về phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa – giáo dục quan trọng. Nhân dân đoàn kết, tin tưởng vào sự chỉ đạo của Thành ủy và sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng bộ thành phố. Riêng ngành giáo dục vẫn giữ và phát huy tốt được truyền thống “dạy tốt - học tốt”. Nhận diện những khó khăn, thách thức, phát huy những thuận lợi, Đảng bộ thành phố Hải Phòng đã ý thức đầy đủ trách nhiệm và đoàn kết được nhân dân địa phương, hướng mọi nỗ lực, khắc phục khó khăn để hoàn thành thực hiện công cuộc CNH, HĐH.

Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ thành phố lần thứ XII đã xác định: Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, học sinh từ mầm non đến đại học, chú trọng chất lượng giáo dục vùng nông thôn, hải đảo, chất lượng đào tạo nghề để tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH và hội nhập quốc tế. Đi đôi với việc nâng cao chất lượng giáo dục chung, Nghị quyết nhấn mạnh: “Tăng cường giáo dục chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, lý tưởng xã hội chủ nghĩa, tinh thần yêu nước, ý thức pháp luật, truyền thống đạo lý dân tộc gắn với xây dựng các tổ chức chính trị - xã hội vững mạnh trong nhà trường” và “củng cố nâng cao chất lượng phổ cập trung học cơ sở, tiến tới phổ cập trung học phổ thông và phổ cập nghề vào năm 2010, hết sức coi trọng môn tin học và ngoại ngữ” [48, tr 34].

Trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, những đầu tư về xây dựng cơ sở vật chất trong nhà trường rất quan trọng, bởi việc mở rộng diện tích trường học, xây dựng thêm lớp học và sân chơi, vườn thực nghiệm và các cơ sở, khu nghiên cứu, thí nghiệm; hiện đại hóa các thiết bị dạy và học,…góp phần rất lớn cho công tác giáo dục toàn diện, khắc phục những bất cập về cảnh quan môi trường sư phạm và đảm bảo việc cải tiến, đổi mới phương pháp giảng dạy. Do đó, nghị quyết nhấn mạnh: “Chú trọng đầu tư cơ sở vật chất và đào tạo nghề cho khu vực nông thôn, hải đảo. Đến năm 2005, hoàn thành xây

dựng kiên cố các phòng học ở xã và có nhiều trường đạt chuẩn quốc gia. Tăng nhanh số học sinh tiểu học được học hai buổi trong ngày” [48, tr 34].

Triển khai kết luận của Hội nghị lần thứ 6 BCHTW khóa IX về phương hướng phát triển giáo dục - đào tạo, khoa học công nghệ đến năm 2005 và 2010, ngày 20/09/2002, Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng thông qua Chương trình hành động với ba mục tiêu:

Về nâng cao dân trí: duy trì, nâng cao chất lượng phổ cập tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập THCS. Phấn đấu vào năm 2010 hoàn thành phổ cập THPT, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề; 4 quận và thị xã cơ bản hoàn thành, vào năm 2005; đến năm 2010 có 100% trường phổ thông, đại học thực hiện dạy và học ngoại ngữ, tin học, ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, giảng dạy và học tập.

Về đào tạo nhân lực: tạo nguồn nhân lực đủ về số lượng, có phẩm chất đạo đức tốt, trình độ chuyên môn giỏi, đáp ứng yêu cầu CNH - HĐH. Đến năm 2005 có 12 vạn lao động được đào tạo nghề, tỷ lệ người lao động qua đào tạo đến năm 2010 là 50%. Số học sinh được dạy kỹ thuật tổng hợp, hướng nghiệp đạt tỷ lệ 70 - 80%.

Về bồi dưỡng nhân tài: tăng thêm số lượng, nâng cao chất lượng cán bộ quản lý, giáo viên giỏi, học sinh, sinh viên giỏi ở các cấp học, bậc học, ngành học, đưa tỷ lệ cán bộ khoa học kỹ thuật công nghệ ở các lĩnh vực có trình độ từ cao đẳng, đại học trở lên so với số dân từ 3% hiện nay lên 5% vào năm 2010 [49].

Trên cơ sở ba mục tiêu lớn Thành ủy đề ra các giải pháp chủ yếu sau:

- Đổi mới mạnh mẽ công tác quản lý nhà nước về giáo dục một cách

toàn diện.

- Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục một cách toàn

diện.

- Hoàn thiện quy hoạch sắp xếp, củng cố và phát triển mạng lưới

- Tăng cường khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn đầu tư cho giáo dục.

- Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, lao động sản

xuất trong nhà trường.

- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về GDĐT.

- Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục.

Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XII, ngành giáo dục – đào tạo Hải Phòng đã khắc phục mọi khó khăn, triển khai thực hiện nhiệm vụ chính trị của mình, đạt được những thành tựu to lớn. Đại hội Đại biểu Đảng bộ thành phố lần thứ XIII (12/2005) đánh giá:

“Giáo dục – đào tạo có bước tiến bộ và phát triển khá toàn diện, được công nhận trong tốp dẫn đầu toàn quốc. Quy mô giáo dục ổn định và phát triển. Giữ vững kết quả phổ cập tiểu học đúng độ tuổi và đạt chuẩn quốc gia về phổ cập trung học cơ sở. Hệ thống giáo dục thường xuyên được củng cố, hiệu quả hoạt động được nâng lên. Đội ngũ giáo viên hầu hết đạt chuẩn về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Chất lượng dạy và học có chuyển biến tiến bộ. Cơ sở vật chất, thiết bị trường học được tăng cường, 157 trường đạt chuẩn quốc gia. Đầu tư cho giáo dục tăng nhanh. Xã hội hóa giáo dục được đẩy mạnh đúng hướng, đạt hiệu quả rõ nét; triển khai xây dựng các trung tâm học tập cộng đồng, bước đầu hình thành xã hội học tập…” [49, tr 129].

Tuy nhiên, so với yêu cầu của công cuộc đổi mới thì những kết quả đạt được trong đào tạo nguồn nhân lực của thành phố trong 5 năm đầu thế kỷ XXI còn hạn chế, chưa đáp ứng được cả về chất lượng và cơ cấu. Quy mô đào tạo tuy đã tăng nhưng chất lượng đào tạo chuyển biến chưa đồng đều và chưa cao. Cơ cấu đào tạo chưa cân đối giữa giáo dục dạy nghề với giáo dục phổ thông và giáo dục đại học. Chất lượng giáo dục ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng hải đảo còn yếu. Để khắc phục những hạn chế này, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XIII đã chỉ rõ phương hướng phát triển của giáo dục - đào tạo thành phố trong nhiệm kỳ 2005 - 2010 là:

“Đổi mới giáo dục và đào tạo một cách đồng bộ, thực hiện chuẩn hóa, tăng cường hợp tác quốc tế, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nhu cầu không những của thành phố mà của cả vùng duyên hải Bắc Bộ” [50, tr 169].

Đại hội xác định các biện pháp thực hiện là:

- Củng cố, sắp xếp, kiện toàn và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục. Quy hoạch phát triển mạng lưới trường học, tập trung thực hiện chương trình nâng cấp cơ sở vật chất trường, lớp theo hướng đạt chuẩn quốc gia.

- Phát triển quy mô giáo dục – đào tạo theo cơ cấu các loại hình phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội và theo hướng đẩy mạnh “xã hội hóa”, từng bước chuyển đổi một số cơ sở giáo dục công lập sang mô hình ngoài công lập một cách vững chắc; phát triển các trung tâm học tập cộng đồng. Phấn đấu đến năm 2010, 100% số xã có trung tâm học tập cộng đồng và hoạt động có hiệu quả.

- Chú trọng phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục cao đẳng, đại học trên địa bàn theo hướng đạt trình độ cao và dần hội nhập trình độ quốc tế. Tập trung đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng của trường Đại học Hải Phòng để đủ khả năng đóng vai trò nòng cốt trong xây dựng Hải Phòng trở thành trung tâm giáo dục đào tạo của vùng duyên hải Bắc Bộ.

Để triển khai chủ trương của Nghị quyết Đảng bộ thành phố lần thứ XIII về phát triển giáo dục - đào tạo và đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục trong giai đoạn mới, ngày 21/7/2006, Hội đồng nhân dân thành phố đã ra Nghị quyết số 14/2006/NQ-HĐND “Về đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục - đào tạo, y tế, văn hóa, thể dục thể thao giai đoạn 2006 - 2010”. Nghị quyết nêu rõ quan điểm, mục tiêu và giải pháp để thực hiện thành công công tác xã hội hóa giáo dục ở thành phố trong thời kỳ mới.

Về quan điểm, Nghị quyết nêu rõ xã hội hóa giáo dục - đào tạo là tất yếu khách quan, là chính sách lâu dài của Đảng và Nhà nước. Thực hiện xã hội hóa là trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, các sở, ban, ngành,

đoàn thể, cá nhân và toàn xã hội. Tiếp tục tăng cường đầu tư bằng ngân sách nhà nước cho lĩnh vực này, đồng thời tăng cường quản lý để nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực xã hội, ưu tiên xây dựng kết cấu hạ tầng, thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, hỗ trợ cho vùng xa, hải đảo, trợ giúp cho những người thuộc diện chính sách xã hội và người nghèo.

Về mục tiêu đến năm 2010:

Giáo dục - đào tạo phải chuyển từng bước các cơ sở bán công sang loại hình dân lập hoặc tư thục; các trường mầm non ở ngoại thành có bước chuyển đổi phù hợp với tình hình, điều kiện của địa phương; Thành lập trung tâm học tập cộng đồng ở tất cả các xã, phường, thị trấn. Chuyển phần lớn cơ sở dạy nghề công lập sang hoạt động theo cơ chế tự chủ cung ứng dịch vụ trong hệ thống các trường dạy nghề do thành phố quản lý; tăng mọi nguồn lực cho phát triển đào tạo nghề, phấn đấu tăng tỷ trọng vốn đầu tư từ nguồn vốn khác lên 75%; quy mô tuyển sinh đào tạo trung cấp nghề và cao đẳng nghề đạt 8 000 – 10 000 học sinh/ năm, đào tạo sơ cấp nghề đạt 15 000 học sinh/ năm.

Để thực hiện thắng lợi các mục tiêu trên, Nghị quyết đề ra các giải pháp chủ yếu đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục của thành phố đến năm 2010 là:

Thứ nhất, tổ chức tốt công tác học tập, quán triệt, tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục, tạo bước chuyển biến mới về nhận thức của tất cả các cấp, các ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị và toàn thể nhân dân, xoá bỏ tư tưởng bao cấp, trông chờ, ỷ lại vào nhà nước.

Thứ hai, tiếp tục bổ sung, hoàn chỉnh quy hoạch phát triển ngành đến năm 2010 và tầm nhìn 2020 làm căn cứ xây dựng quy hoạch, kế hoạch, lộ trình cụ thể thực hiện xã hội hoá giáo dục, có các bước đi thích hợp chuyển đổi các cơ sở bán công sang dân lập hoặc tư thục, cơ sở công lập sang hoạt động theo cơ chế tự chủ cung ứng dịch vụ hoặc sang loại hình ngoài công lập. Công khai quy hoạch ngành để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước, đẩy mạnh hợp tác quốc tế.

Thứ ba, tăng cường đầu tư ngân sách nhà nước cùng với huy động khác cho phát triển giáo dục - đào tạo. Thành phố hỗ trợ đầu tư ban đầu có thời hạn cho các cơ sở công lập chuyển sang loại hình ngoài công lập, hỗ trợ và khuyến khích phát triển các cơ sở cung ứng dịch vụ ngoài công lập.

Thứ tư, tiến hành đánh giá, tổng kết lại các cơ chế, chính sách thành phố đã ban hành về xã hội hoá giáo dục, trên cơ sở đó nghiên cứu áp dụng một số cơ chế cụ thể về chính sách đất đai, cơ sở hạ tầng…

Thứ năm, hoàn thiện các quy định về mô hình, quy chế hoạt động của các đơn vị ngoài công lập theo hướng: quy định trách nhiệm, mục tiêu hoạt động; quy định chế độ tài chính.

Thứ sáu, tăng cường và đổi mới công tác quản lý nhà nước về giáo dục - đào tạo:

- Đối với các đơn vị công lập, đẩy mạnh đổi mới theo hướng tăng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nghĩa vụ, quản lý tổ chức bộ máy

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ thành phố Hải Phòng lãnh đạo thực hiện chính sách xã hội hóa giáo dục (1996-1-2009) (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)