Một số vấn đề lý luận về đặc điểm giao tiếp ở trẻ chậm nói

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm giao tiếp của trẻ chậm nói (Trang 25)

1.2.1 Khái niệm giao tiếp

1.2.1.1 Định nghĩa giao tiếp

Các nhà tâm lý học Liên Xô cũ quan tâm tập trung vào nghiên cứu hiện tƣợng giao tiếp. Trƣờng phái hoạt động trong tâm lý học Xô Viết cũng đƣa ra một số khái niệm về giao tiếp nhƣ là một trong ba dạng cơ bản của hoạt động con ngƣời, ngang với lao động và nhận thức; giao tiếp và lao động là hai dạng cơ bản của hoạt động của con ngƣời; và giao tiếp là một hình thức tồn tại song song cùng hoạt động. Một nhà tâm lý học nổi tiếng khác, Fischer cũng đƣa ra khái niệm về giao tiếp của mình: giao tiếp là một quá trình xã hội thƣờng xuyên bao gồm các dạng thức ứng xử rấ.t khác nhau: Lời lẽ, cử chỉ, cái nhìn. Theo quan điểm ấy, không có sự đối lập giữa giao tiếp bằng lời và giao tiếp không bằng lời: giao tiếp là một tổng thể toàn vẹn [dẫn theo 9]

A.A. Leonchiev xem giao tiếp là một dạng đặc biệt của hoạt động có đối tƣợng, biểu hiện sự tác động qua lại giữa chủ thể - chủ thể. B.Ph. Lomov xem gia tiếp là một phạm trù đồng đẳng với phạm trù hoạt động, biểu hiện sự tác động qua lại và chuyển hóa lẫn nhau giữa chủ thể - chủ thể. Quan điểm của hai ông đƣợc các nhà tâm lý nhƣ B. Enconhin, A. Bodaliov, K. Platonnov… đánh giá và cho rằng ý kiến của 2 nhà tâm lý học trên đều có mặt hợp lý và chƣa hợp lý. A.A. Leonchiev khi bảo vệ quan điểm cho rằng giao tiếp là dạng đặc biệt của hoạt động có đối tƣợng đã lý giải chƣa xác đáng về đối tƣợng động cơ, chủ thể của hoạt động này; trong khi đó, Lomov quá nhấn mạnh tới phạm trù giao tiếp cũng đi đến chỗ khó giải thích

một số trƣờng hợp giao tiếp tham gia vào hoạt động có đối tƣợng nhƣ là điều kiện thiết yếu của hoạt động. Các nhà tâm lý học cho rằng: Hoạt động là quy luật chung nhất của đối tƣợng tâm lý ngƣời. giao tiếp là một dạng hoạt động phản ánh mối quan hệ chủ thể - chủ thể. Hoạt động có đối tƣợng phản ánh mối quan hệ chủ thể - khách thể. Hai khái niêm này có mối quan hệ gắn bó khăng khít với nhau trong phạm trù hoạt động, là hai mặt thống nhất của cuộc sống con ngƣời. A.A. Leonchiev đã định nghĩa giao tiếp nhƣ sau: “giao tiếp là một hệ thống những quá trình có mục đích và động cơ bảo đảm sự tƣơng tác giữa ngƣời này với ngƣời khác trong hoạt động tập thể, thực hiện các quan hệ xã hội và nhân cách, các quan hệ tâm lý và sử dụng phƣơng tiện đặc thù, mà trƣớc hết là ngôn ngữ.” [dẫn theo 9].

Ở Việt Nam, theo “Từ điển tâm lý học” của Nguyễn Khắc Viện, “giao tiếp là truyền đi, phát đi một thông tin từ một ngƣời hay một nhóm ngƣời cho một ngƣời hay một nhóm ngƣời khác, trong mối quan hệ tác động lẫn nhau “tƣơng tác”. Thông tin hay thông điệp đƣợc nguồn phát mà ngƣời nhận phải giải mã, cả hai bên cùng vận dụng chung một mã.” [11].

Trong giáo trình “Tâm lý học”, Phạm Minh Hạc định nghĩa: “giao tiếp là hoạt động xác lập và vận hành các qua hệ ngƣời – ngƣời để hiện thực hóa các qua hện xã hội ngƣời ta với nhau. Các quan hệ này có thể diễn ra giữa hai nhân cách, trong nhóm, tổ, tập thể lớn, phân xƣởng, nhà máy, một tổ chức đoàn thể, giai cấp, dân tộc và cả cộng đồng ngƣời”[2].

Trong “Tâm lý học xã hội” của Trần Thị Minh Đức, Hoàng Mộc Lan định nghĩa giao tiếp nhƣ sau: “Giao tiếp là sự tiếp xúc trao đổi thông tin giữa ngƣời với ngƣời thông qua ngôn ngữ, cử chỉ, tƣ thế, trang phục”[1].

Tác giả Nguyễn Quang Uẩn cho rằng: “giao tiếp là mối quan hệ của con người với con người thể hiện sự tiếp xúc tâm lý giữa con người , thông qua đó con người trao đổi về thông tin, về cảm xúc, tri giác lẫn nhau, ảnh hưởng tác động qua lại với nhau”.

Nhƣ vậy giao tiếp là một hiện tƣợng tâm lý phức tạp và nhiều mặt, ở nhiều cấp độ khác nhau. Do đó, hiện nay, ngƣời ta đƣa ra nhiều định nghĩa khác nhau về giao tiếp. Có những định nghĩa thu hẹp khái niệm giao tiếp, có những định nghĩa

mở rộng khái niệm giao tiếp. Mỗi định nghĩa của mỗi tác giả nêu ra đều dựa trên một quan điểm riêng và có hạt nhân hợp lý của nó.

1.2.1.2 Đặc điểm giao tiếp

Từ những định nghĩa này ta có thể rút ra đƣợc những đặc điểm cơ bản của giao tiếp. Nếu xét giao tiếp với tƣ cách là một phạm trù, đồng đẳng với hoạt động thì giao tiếp có những đặc điểm sau:

+ Giao tiếp là sự tiếp xúc về tâm lý (nhu cầu, mục đích, nhận thức…) giữa hai hay nhiều ngƣời.

+ Trong giao tiếp diễn ra sự trao đổi thông tin, sự hiểu biết lẫn nhau, sự rung cảm và ảnh hƣởng lẫn nhau. Khi sự hiểu biết lẫn nhau càng trở nên sâu sắc, mỗi ngƣời cũng đánh giá lại những kiến thức, kinh nghiệm của mình, có thể dẫn đến sự thay đổi thái độ với nhau, với đối tƣợng đƣợc trao đổi và bàn luận.

+ Tính đƣợc nhận thức của giao tiếp thể hiện ra rằng, trƣớc khi tiếp xúc với nhau, mỗi chủ thể đều phải ý thức rõ ràng về mục đích, nội dung, phƣơng tiện mà mình sẽ dùng để thực thi các quá trình giao tiếp.

+ Giao tiếp luôn diễn ra trong những tình huống cụ thể với các phƣơng tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ.

+ Giao tiếp không chỉ là điều kiện mà còn là nội dung cơ bản của hoạt động. Trên cơ sở những dấu hiệu trên và đặt cơ sở cho việc nghiên cứu đặc điểm giao tiếp của trẻ chậm nói, chúng tôi hoàn toàn đồng ý với định nghĩa về giao tiếp mà tác giả Nguyễn Quang Uẩn đƣa ra: “Giao tiếp là mối quan hệ của con người với con người, thể hiện sự tiếp xúc tâm lý mà thông qua đó con người trao đổi về thông tin, về cảm xúc, tri giác lẫn nhau, ảnh hưởng tác động qua lại với nhau”.

1.2.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến giao tiếp

Nhu cầu: Ngay từ khi con ngƣời mới sinh ra đã có nhu cầu. Một đứa trẻ vừa chào đời sẽ cất tiếng khóc. Đây là sự giao tiếp đầu tiên khi đứa trẻ đƣợc sinh ra, việc khóc ấy giúp đứa trẻ hô hấp bình thƣờng và hơn nữa khi khóc phần nào đã báo hiệu cho bố mẹ biết trẻ khỏe mạnh. Nhƣ vậy, sự phát triển của một cá nhân đƣợc quy định bởi sự phát triển của tất cả các cá nhân khác mà nó giao tiếp trực tiếp hoặc

gián tiếp với họ. Chính con ngƣời làm xuất hiện, duy trì, phát triển giao tiếp và trở thành sản phẩm của giao tiếp [10].

Yếu tố môi trƣờng gia đình: Khi trẻ đƣợc sinh ra, môi trƣờng gia đình đóng một vai trò quan trọng nhất ảnh hƣởng đến sự phát triển của trẻ nói chung và khả năng giao tiếp của trẻ nói riêng. Chính những thành viên trong gia đình là sự tiếp xúc tâm lý ngƣời – ngƣời đầu tiên của trẻ. Trong đó, phƣơng thức giáo dục, cách chăm sóc của thành viên trong gia đình đối với trẻ chính là nền tảng kiến thức đầu tiên để trẻ mở rộng mối quan hệ giao tiếp với xã hội, cộng đồng.

Yếu tố xã hội: Nếu không có xã hội, con ngƣời không thể tiến hành đƣợc quá trình giao tiếp của mình, vì giao tiếp đƣợc hình trong các mối quan hệ và trong từng hoạt động của cá nhân. Vì vậy, khi một đứa trẻ không có bạn để chơi cùng chúng sẽ gặp những khiếm khuyết trong kỹ năng giao tiếp của mình, hoặc khi bố mẹ bảo vệ sức khỏe thể chất của con mình bằng cách để trẻ sống trong nhà và hạn chế để trẻ tiếp xúc với môi trƣờng bên ngoài thì khả năng giao tiếp của một cá thể khi đó sẽ khó có thể phát triển một cách toàn vẹn [10].

1.2.2 Khái niệm chậm nói và trẻ chậm nói

1.2.2.1 Khái niệm chứng chậm nói

Theo Leung và Kao (1999), trong quá trình học nói, trẻ cần có sức nghe hoàn hảo để ghi nhận đƣợc chính xác các âm thanh của lời nói, có trí tuệ tốt để phân biệt và ghi nhớ mối liên hệ giữa khái niệm và tên gọi của nó. Mặt khác, khả năng phát âm của trẻ còn phụ thuộc vào sự thuần thục dần của hệ thần kinh (lời nói đòi hỏi sự hiệp đồng tinh tế nhiều cơ của bộ máy phát âm và cấu âm). Các chỉ số của phát triển ngôn ngữ ở trẻ trên đây phản ánh rất đầy đủ sự phát triển đồng bộ về thể chất và trí tuệ của trẻ trong giai đoạn này.

Nhƣ vậy, với một trẻ chậm nói, cha mẹ thƣờng dễ dàng phát hiện ra trong khoảng 1- 3 tuổi với những hạn chế về phát âm và vốn từ, và khả năng cải thiện sẽ kéo dài cho đến năm trẻ đƣợc 6 – 7 tuổi. Quá thời điểm này, khả năng phát triển ngôn ngữ sẽ hết sức khó khăn.

Chậm nói là một dấu hiệu xuất hiện trong nhiều rối nhiễu tâm lý khác nhau, từ tình trạng chậm khôn cho đến hội chứng tự kỷ, nhƣng sự rối loạn ngôn ngữ ở trẻ

tự kỷ thƣờng đa đạng và phức tạp hơn. Trẻ tự kỷ có thể nói rất rõ, nhƣng lại là những từ vô nghĩa hay không đúng ngữ cảnh, nhƣ khi cầm số chữ trên tay, trẻ lại thốt lên: cháu chào ông bà ạ!

Ở tình trạng chậm khôn, trẻ chậm nói là do không đủ vốn từ để diễn tả, dƣờng nhƣ trẻ rất muốn nói nhƣng lại không biết nói nhƣ thế nào, hoặc chỉ có thể nói đƣợc từng từ một.

Vì vậy, nếu chỉ dựa trên biểu hiện chậm nói để kết luận rằng trẻ bị tự kỷ hay chậm khôn thì là một điều vội vã, cần phải có sự quan sát, chẩn đoán đầy đủ và kỹ lƣỡng hơn.

Khi xem xét mức độ chậm nói ở trẻ, cần phân biệt hai khả năng về ngôn ngữ. Nếu trẻ vẫn hiểu đƣợc lời nói (chỉ đúng những gì đƣợc hỏi nhƣ “tai đâu, mắt đâu...” và thực hiện đúng những mệnh lệnh giản đơn nhƣ lấy mũ, dép) thì đó chỉ là chậm nói đơn thuần. Nếu đƣợc giúp đỡ tốt, những trẻ này có thể phát triển lời nói rất nhanh để không bị chậm trễ về mặt ngôn ngữ khi đến tuổi đi học.

Ngƣợc lại, những trẻ bị chậm cả diễn đạt lẫn cảm thụ ngôn ngữ thƣờng có căn nguyên nghe kém hoặc chậm khôn. Đối với những trẻ này, việc giúp đỡ sẽ khó khăn hơn nhiều. Trẻ nhất thiết phải đƣợc thầy thuốc chuyên khoa tai khám, đo sức nghe và đo chỉ số IQ.

Chậm ngôn ngữ hay chậm nói đơn thuần đƣợc đặc trƣng bởi sự tồn tại những rối loạn ngôn ngữ ở một đứa trẻ không có dấu hiệu chậm phát triển trí tuệ cũng không có tật điếc nặng hoặc bị loạn thần. Cấu trúc câu, tổ chức cú pháp thƣờng bị nhiễu loạn. Về mặt lâm sàng, yếu tố căn bản chính là việc chậm xuất hiện câu nói đầu tiên ở khoảng sau 3 tuổi, tiếp theo giai đoạn “nói theo kiểu trẻ sơ sinh” kéo dài. Những bất thƣờng đƣợc tìm thấy thƣờng đa dạng nhƣ: rối loạn trong trật tự các từ của một câu, các lỗi cấu trúc ngữ pháp, khó khăn trong dùng đại từ nhân xƣng, sự bỏ sót từ, các lỗi liên kết từ... Trong các trƣờng hợp trẻ chậm nói, ngƣời ta tìm thấy sự kém tích hợp các âm vị khác nhau cấu thành nên một từ: số lƣợng, thuộc tính và sự nối tiếp của từ có thể bị thay đổi. Sự dai dẳng của việc kém tích hợp âm vị khi trẻ trên 5 tuổi báo hiệu một rối loạn về tích hợp và học lời nói. Điều này đòi hỏi phải có tiếp xúc trị liệu đối với trẻ.

Nhƣ vậy, chứng chậm nói đƣợc xác định khi ngôn ngữ của một đứa trẻ đang phát triển trong chuỗi đúng, nhƣng với tốc độ chậm hơn. Chậm phát biểu hoặc phát triển ngôn ngữ là vấn đề phát triển phổ biến nhất. Nó ảnh hƣởng từ 5% đến 10 % trẻ em mầm non [30].

1.2.2.2 Khái niệm trẻ chậm nói

Thuật ngữ Chậm ngôn ngữ hay chậm nói thƣờng đƣợc sử dụng để chỉ những trẻ có một khoảng cách nhất định với các bạn cùng trang lứa trong việc nắm vững từ vựng, âm vị và/hoặc cú pháp [38], sự chậm trễ này không do thiếu hụt nhận thức, cảm giác, thần kinh hay xúc cảm xã hội gây ra. Những trẻ chậm ngôn ngữ hay chậm nói thƣờng ở khoảng 18 – 36 tháng tuổi, và trong các nghiên cứu, hay đƣợc gọi với thuật ngữ nói chậm (latetalker).

Nói tóm lại, trẻ chậm nói khi việc hình thành từ vựng của trẻ thấp hơn với việc hình thành từ vựng của những trẻ cùng độ tuổi.

Theo nghiên cứu của Rescorla, Mirak & Singh (2000), số lƣợng từ trung bình đƣợc hình thành ở những trẻ chậm ngôn ngữ là 18 từ khi 2 tuổi, 89 từ khi 30 tháng tuổi và 195 từ khi 3 tuổi, ít hơn so với số lƣợng 150 đến 180 từ khi 2 tuổi ở những trẻ thuộc nhóm chứng. Trong số những trẻ chậm ngôn ngữ/chậm nói ở 2 tuổi, nhiều trẻ có thể theo kịp các bạn cùng trang lứa (khoảng 70 – 80% trẻ theo Whitehouse, Robinson & Zubrick, 2011), trong khi những đứa trẻ khác, với số lƣợng ít hơn, tiếp tục gặp phải những khó khăn trong việc đạt đƣợc ngôn ngữ. Dẫu toàn bộ những trẻ

nói chậm không phát triển các rối loạn ngôn ngữ, nhƣng nhiều nghiên cứu vẫn ghi

nhận các khó khăn dai dẳng ở những trẻ này trong các hoạt động ngôn ngữ cao hơn nhƣ làm bài luận, hiểu các phép ẩn dụ [26] hoặc trong việc đọc [37].

1.2.2.3 Các nguyên nhân của chậm nói

Rất nhiều nguyên nhân có thể khiến trẻ chậm phát triển khả năng nói và ngôn ngữ, đôi khi chỉ là do trục trặc trong vòm miệng, nhƣ với lƣỡi hoặc hàm ếch. Dây hãm ngắn cũng có thể hạn chế cử động của lƣỡi khiến trẻ khó nói... Trục trặc trong khả năng nghe cũng thƣờng có liên quan đến việc chậm nói. Đó là lý do vì sao trẻ nên đƣợc bác sĩ tai mũi họng kiểm tra khi có vấn đề về nói. Trẻ khó nghe cũng sẽ gặp khó khăn trong việc hiểu, bắt chƣớc và sử dụng ngôn ngữ [dẫn theo 3].

Những trẻ ở vùng cao, vùng sâu, ít đƣợc tiếp xúc, có ngôn ngữ thƣờng kém phát triển hơn. Hoặc những trẻ đẻ non, còi xƣơng, thể tạng yếu đuối, suy dinh dƣỡng... cũng thƣờng chậm nói, đi kèm với chậm mọi phát triển về vận động khác (lẫy, bò, đi...).

Một trong những nguyên nhân quan trọng khác có thể dẫn đến tình trạng chậm nói ở trẻ, đó là sự thiếu hụt về giao tiếp phù hợp ở giai đoạn đầu đời. Chẳng hạn, xem ti vi không đƣợc xem là giao tiếp phù hợp vì đây là loại hình giao tiếp một chiều. Hoặc việc để cho trẻ vào một lâu đài đồ chơi mà không có ngƣời hƣớng dẫn chơi cùng cũng không đƣợc xem là giao tiếp phù hợp. Nhƣ vậy, cả hai trƣờng hợp trên đều không xây dựng đƣợc cấu trúc tình huống của từ cho trẻ. Suốt ngày nói lảm nhảm mà không có đối tƣợng, không quan sát thái độ xúc cảm của trẻ thì cũng đƣợc xem nhƣ là chƣa tạo đƣợc ra tình huống của từ.

Trẻ ít tham gia giao tiếp hai chiều sẽ không có đƣợc cấu trúc tình huống của từ. Ở độ tuổi dƣới 20 tháng, nếu trẻ chƣa nghe hiểu đƣợc những từ đơn giản thì đƣợc xem là chậm phát triển ngôn ngữ. Vƣợt quá 2 tuổi (điểm phát triển tới hạn của sự phát triển ngôn ngữ), trẻ sẽ lộ rõ dần những hành vi sai lệch do không nắm đƣợc từ và cấu trúc tình huống của từ. Nói khác đi, trẻ không hiểu đƣợc tình huống giao tiếp xã hội (trong thực tế, trẻ có một số những lo âu nhất định, và việc tƣơng tác với môi trƣờng xã hội lúc này chỉ là để giải tỏa những hạn chế của cảm giác thị giác, thính giác và xúc giác). Kết quả là trẻ không có cách chơi phù hợp với đối tƣợng. Hơn nữa, bản thân đứa trẻ chậm nói đã chứa đựng những yếu tố về thần kinh khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm giao tiếp của trẻ chậm nói (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)