Vài nét về khách thể nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm giao tiếp của trẻ chậm nói (Trang 47 - 49)

CHƢƠNG 2 : TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Sơ lƣợc về địa bàn nghiên cứu

2.1.2 Vài nét về khách thể nghiên cứu

Trong đề tài, chúng tôi lựa chọn một khách thể nghiên cứu đang can thiệp tại trung tâm, và ba khách thể nghiên cứu đang can thiệp tại nhà. Sở dĩ chúng tôi chọn bốn trƣờng hợp nghiên cứu ở hai địa bàn khác nhau là vì những đặc trƣng sau.

Tại trung tâm: Trẻ đƣợc can thiệp theo giáo án có sự kiểm duyệt của hội đồng chuyên môn, hoạt động với các đồ dùng học tập và vận động phong phú, đa dạng, tập trung dạy cá nhân hơn để trẻ tự do hoạt động. Khi trẻ chậm nói đến trung tâm với một môi trƣờng học tập, trẻ dễ chấp nhận và đi vào nề nếp với các yêu cầu/ mệnh lệnh cô giao, phòng học đƣợc trang bị đảm bảo chất lƣợng (tránh các yếu tố vật lý gây nhiễu nhƣ: tiếng ồn, đồ vật trang trí, sắp xếp theo trật tự, đúng quy cách, màu sắc kết hợp trong phòng đƣợc tối giản ... để tránh khả năng mất tập trung chú ý của trẻ). Sự tách biệt môi trƣờng gia đình và môi trƣờng can thiệp cũng giúp trẻ

nhận thức dần sự khác nhau ở một môi trƣờng thân quen và một môi trƣờng lạ, từ đó trẻ phải học cách thích nghi và học cách ứng xử với từng môi trƣờng.

Tại môi trường gia đình: Trẻ đƣợc can thiệp theo giáo án của riêng nhà trị liệu. Ba trƣờng hợp can thiệp tại nhà lại là ba trƣờng hợp mang đặc trƣng riêng của mỗi gia đình đó. Sự can thiệp tại nhà cũng là một điều kiện thuận lợi để nhà trị liệu có thể mở rộng tầm quan sát của mình trên các lĩnh vực của trẻ: quan sát trong sinh hoạt hàng ngày của trẻ, quan sát trực tiếp đƣợc mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình với trẻ, sự tƣơng tác một chiều/hay chiều của trẻ ... Từ đó, điều chỉnh và lập kế hoạch trị liệu cho trẻ chậm nói với phạm vi rộng trên các lĩnh vực phát triển của trẻ. Sự kết hợp giữa gia đình và nhà trị liệu trong quá trình dạy trẻ đƣợc thắt chặt và tập trung một cách tối đa. Ngoài ra, ở môi trƣờng gia đình, một mặt trẻ đƣợc tự do hoạt động và thể hiện bản thân mình, một mặt lại xuất hiện hành vi bám ngƣời thân hơn, đôi khi tỏ ra chống đối và ít hợp tác trong quá trình học tập của mình.

Các khách thể nghiên cứu đƣợc đánh giá dựa trên bảng chuẩn sau [43].

ĐỘ TUỔI ĐẶC ĐIỂM LỜI NÓI – NGÔN NGỮ

18 tháng tuổi

- Có vốn từ khoảng 10 – 20 từ nhƣng có khả năng hiểu gấp 10 lần khả năng nói ( cho thấy yếu tố quan trọng của môi trƣờng xung quanh)

- Nói đƣợc những từ có liên quan đến hoạt động và nhu cầu cơ thể. - Có thể nói đƣợc những từ đôi: măm chuối, bố bế, mẹ bế

- Có thể nhắc lại các câu đơn giản: Chào bác ạ, hoan hô bé… - Nhận biết sơ đồ cơ thể (biết tên và chỉ đúng một số bộ phận)

24 tháng tuổi

- Có một số vốn từ trung bình khoảng 200 từ mà 2/3 là danh từ - Biết nói những câu ngắn : Bố đi làm, mẹ đi chợ, rửa chân tay - Có ý thức tự chủ, tự biết tên mình, nhƣng chƣa phân biệt đƣợc cái gì của mình, cái gì của ngƣời khác (tính duy kỷ: Cái gì nắm trong tay là của mình)

chƣa biết xƣng con hay em, cháu với ngƣời xung quanh.

36 tháng tuổi

- Nói đƣợc những câu ngắn, có chủ từ, động từ

- Vốn từ phát triển nhanh chóng (nếu có đƣợc môi trƣờng giao tiếp thích hợp). Nói đƣợc khoảng 200 từ, hiểu đƣợc 1000 từ, biết hát các bài hát ngắn, đọc các câu thơ, câu vè có vần điệu. Kể lại các câu chuyện ngắn dù chƣa hiểu nội dung.

4 đến 5 tuổi Vốn từ phát triển khá hoàn thiện, làm chủ đƣợc các câu nói, có thể nói chuyện với ngƣời lớn, biết xƣng hô con, cháu, trò.

Chiều dài câu 5-6 từ; từ vựng khoảng 1500 từ, xác định màu sắc, hình dạng, hỏi nhiều câu hỏi nhƣ “tại sao?” và “ai?”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm giao tiếp của trẻ chậm nói (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)