Chủ trương của Đảng về cải cách hành chính (200 1 2006)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ thành phố hải phòng lãnh đạo thực hiện cải cách hành chính (1996 2006) (Trang 33 - 40)

DƯỚI SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM

2.1. Chủ trương của Đảng về cải cách hành chính (200 1 2006)

Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ VIII của Đảng, bên cạnh những kết quả bước đầu đạt được nền hành chính nước ta cịn một số hạn chế như:

- Hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến cơ sở còn nhiều yếu kém, bất cập, hoạt động thiếu thống nhất, thông suốt, chưa ngang tầm đòi hỏi của sự nghiệp phát triển đất nước.

- Quyền làm chủ của nhân dân chưa thật sự được tôn trọng và phát huy đầy đủ. Đồng thời, xuất hiện kiểu dân chủ cực đoan, dân chủ không đi liền với thực thi pháp luật, tôn trọng kỷ cương, kỷ luật.

- Sự điều hành và quản lý nhà nước cấp vĩ mô lúng túng, thiếu nhiều luật cần thiết, một số luật, pháp lệnh không được thực thi nghiêm chỉnh.

- Đội ngũ CBCC nhà nước còn hạn chế về kiến thức pháp luật, về chuyên môn - nghiệp vụ. Tổ chức biên chế bộ máy cồng kềnh, nặng nề.

Những yếu kém, bất cập trên đây xuất phát từ nhiều nguyên nhân, song nguyên nhân chủ yếu là công cuộc đổi mới về kinh tế chưa có đủ những tiền đề đảm bảo cho việc tiến hành cải cách lớn bộ máy nhà nước.

Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX (4/2001) nhấn mạnh, mặc dù chúng ta đã có cố gắng và đã đạt được nhiều kết quả, thành tựu về cải cách nền hành chính nhà nước, song vẫn chưa đáp ứng kịp so với yêu cầu đặt ra và nhất là trước yêu cầu của thực tiễn đổi mới đất nước, vì thế cần tăng cường

hơn nữa nhiệm vụ cải cách và kiện toàn bộ máy hành chính nhà nước, xây dựng đội ngũ CBCC trong sạch, vững mạnh, thực hiện tinh giản biên chế. Báo

cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khố VIII trình bày tại Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ IX của Đảng xác định: “Cải cách tổ chức và hoạt động của Nhà nước gắn liền với xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước. Xây dựng bộ máy nhà nước tinh gọn; nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức đảng và đảng viên trong các cơ quan nhà nước” [15, tr.132].

Đại hội đề ra yêu cầu xây dựng một nền hành chính nhà nước dân chủ, trong sạch, vững mạnh, từng bước hiện đại hoá. Điều chỉnh chức năng và cải tiến phương thức hoạt động của Chính phủ theo hướng thống nhất quản lý vĩ mô. Định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ theo hướng bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực. Nâng cao tính chủ động của chính quyền địa phương, kết hợp chặt chẽ quản lý ngành và quản lý lãnh thổ, thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ; tổ chức hợp lý HĐND; kiện toàn các cơ quan chuyên mơn của UBND và bộ máy chính quyền cấp xã, phường, thị trấn…

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010 trình bày tại Đại hội

lần thứ IX đã xác định những nội dung để đẩy mạnh CCHC, xây dựng bộ máy Nhà nước trong sạch vững mạnh, bao gồm:

1. Đổi mới thể chế và thủ tục hành chính, tập trung trước hết vào xoá bỏ những quy định mang nặng tính hành chính quan liêu, bao cấp, sách nhiễu trong quản lý và gây phiền hà cho nhân dân, kìm hãm sự phát triển lực lượng sản xuất. Xây dựng và thực hiện chương trình đổi mới thể chế trong từng năm. Đảm bảo các văn bản pháp quy có nội dung đúng đắn, nhất quán, khả thi. Chỉ đạo sát từ khâu soạn thảo, thông qua đến phổ biến, thực hiện và tổng kết.

2. Kiện toàn hợp lý tổ chức bộ máy Nhà nước trên cơ sở tách chức năng quản lý nhà nước với hoạt động kinh doanh, xúc tiến việc đổi mới tổ

chức bộ máy, cơ chế hoạt động và quy chế làm việc của các cơ quan nhà nước. Quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn của từng cấp, từng tổ chức, từng cá nhân. Đề cao trách nhiệm cá nhân, khen thưởng, kỷ luật nghiêm minh. Khắc phục tình trạng chồng chéo, đùn đẩy trách nhiệm, gây khó khăn, chậm trễ trong công việc và giải quyết khiếu kiện của dân. Nâng cao vai trị của tồ hành chính trong việc giải quyết khiếu kiện hành chính.

Xúc tiến nhanh và có hiệu quả việc hiện đại hố cơng tác hành chính, đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin. Kiện toàn bộ máy và tinh giản biên chế một cách cơ bản.

3. Nâng cao phẩm chất, năng lực của đội ngũ CBCC, đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng CBCC với chương trình, nội dung sát hợp; chú trọng đội ngũ cán bộ xã, phường. Đổi mới và đưa vào nề nếp việc thực hiện quy chế tuyển chọn, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật, nghỉ hưu. Thực hiện nguyên tắc người phụ trách cơng việc có quyền hạn và trách nhiệm trong việc tuyển chọn, sử dụng CBCC dưới quyền.

Thực hiện tốt Quy chế dân chủ, mở rộng dân chủ trực tiếp ở cơ sở, đảm bảo cho dân tiếp xúc dễ dàng các cơ quan công quyền, có điều kiện kiểm tra CBCC, nhất là những người trực tiếp làm việc với dân.

4. Ngăn chặn và đẩy lùi tham nhũng, quan liêu, nghiêm trị những kẻ tham nhũng, vô trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng; người lãnh đạo cơ quan để xảy ra tham nhũng cũng phải bị xử lý về trách nhiệm. Bảo vệ những người kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng; khen thưởng người phát hiện đúng những vụ tham nhũng. Thực hiện các biện pháp ngăn chặn tham nhũng, quan liêu.

Thực hiện công khai tài chính ở cơ sở và các cấp chính quyền; thực hiện chế độ kê khai tài sản đối với cán bộ lãnh đạo các cấp, các ngành. Phát huy vai trị của các đồn thể nhân dân và phương tiện thông tin đại chúng.

Cải cách tiền lương đi đôi với tăng cường giáo dục và kiểm tra việc thực hiện công vụ của CBCC [15, tr.215 - 219].

Thực hiện Nghị quyết Đại hội IX của Đảng, ngày 17/9/2001, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 136/2001/QĐ - TTg phê duyệt Chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 10 năm 2001 - 2010. Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ với tư cách Trưởng ban Ban Chỉ đạo CCHC của Chính phủ đã đảm nhận trọng trách chỉ đạo trực tiếp Chương trình. Với động thái này một mặt thể hiện quyết tâm cao của Đảng và Nhà nước ta đối với nhiệm vụ CCHC trong tiến trình đổi mới tồn diện đất nước, mặt khác khẳng định tính cấp bách về CCHC trước yêu cầu phát triển đất nước trong bối cảnh hội nhập khu vực và tồn cầu.

Chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2001 - 2010 được thực hiện theo hai giai đoạn: Giai đoạn một (2001 - 2005) và giai đoạn hai (2006 - 2010) với mục tiêu đặt ra là: Xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại hoá, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả theo nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền XHCN dưới sự lãnh đạo của Đảng; xây dựng đội ngũ CBCC có phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng, phát triển đất nước. Phấn đấu đến năm 2010, hệ thống hành chính của nước ta về cơ bản được cải cách phù hợp với yêu cầu quản lý nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.

Nhìn tổng thể, tiến trình CCHC trong giai đoạn 2001 - 2006 chịu sự tác động mạnh của nhiều yếu tố, trong đó đáng chú ý là:

- Bước chuyển đổi quan trọng về chất sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN đã tác động sâu sắc tới hoạt động của hệ thống hành chính nhà nước. Điều đó địi hỏi nền hành chính nhà nước phải tiếp tục cải cách, thay đổi phù hợp.

- Hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực vừa có những thuận lợi vừa đặt ra thách thức với cải cách nền hành chính nhà nước. Thực hiện các cam kết

hội nhập càng nhiều thì nền hành chính càng phải chủ động và linh hoạt. Đội ngũ CBCC hành chính có vai trị quan trọng trong tổ chức thực hiện các cơ chế, pháp luật mới, trong quản lý quá trình phát triển và hội nhập quốc tế.

- Quá trình dân chủ hoá đời sống xã hội, yêu cầu về phát huy dân chủ cơ sở, thu hút sự tham gia của nhân dân vào quản lý nhà nước và tính cơng khai, minh bạch trong thay đổi thể chế, chính sách, thủ tục hành chính buộc các cơ quan hành chính phải thích ứng cả về nội dung lẫn phương thức hoạt động.

- Tiến bộ của khoa học, cơng nghệ, đặc biệt là u cầu hiện đại hố và xây dựng chính phủ điện tử sẽ tác động tới tổ chức hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước các cấp.

Trong hồn cảnh đó, Chính phủ đã tập trung chỉ đạo thực hiện đồng bộ theo bốn nội dung cơ bản của Chương trình cải cách tổng thể và đã đem lại những thay đổi quan trọng của nền hành chính nước ta.

Một là, cải cách thể chế được xác định là một trong những trọng tâm của

CCHC nhà nước và đã đạt được kết quả tốt về xây dựng và điều chỉnh thể chế quản lý hành chính nhà nước trong điều kiện chuyển sang cơ chế kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập kinh tế quốc tế. Ðã sửa đổi một số điều của Hiến pháp năm 1992, ban hành mới Luật Doanh nghiệp, Luật Ðầu tư, Luật Thương mại, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Ðất đai (sửa đổi) và một số luật chuyên ngành khác để tạo thể chế kinh tế; đồng thời ban hành Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức HÐND và UBND và xác lập thể chế vận hành của bộ máy Chính phủ, quy định lại chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của tất cả các bộ, ngành Trung ương để tạo đồng bộ về thể chế hành chính.

Cải cách thủ tục hành chính được tập trung thực hiện theo hướng đơn giản hóa, cơng khai, minh bạch. Ðã triển khai có kết quả quy định thực hiện ở các cấp hành chính cơ chế "một cửa" theo Quyết định 181/2003/QÐ - TTg nhằm tạo thuận lợi trong giải quyết các công việc của dân, thay đổi mối quan

hệ giữa nhà nước với công dân, doanh nghiệp, tổ chức và các nhà đầu tư theo hướng phục vụ, được nhân dân và doanh nghiệp đánh giá cao. Tính đến ngày 31/12/2005 đã tổ chức triển khai cơ chế "một cửa" ở 100% cấp tỉnh, 98% cấp huyện và 78% cấp xã [7, tr.18].

Hai là, tổ chức bộ máy hành chính nhà nước, từ Chính phủ, các bộ, UBND các cấp được điều chỉnh về chức năng phù hợp việc chuyển sang cơ chế kinh tế thị trường. Hướng cơ bản của sự điều chỉnh là Chính phủ, các bộ tập trung vào thực hiện chức năng quản lý nhà nước vĩ mô trong phạm vi cả nước đối với mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Ngày càng phân định rõ hơn chức năng của Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương và của UBND mỗi cấp trên địa bàn.

Cùng với điều chỉnh chức năng, đã từng bước thực hiện phân cấp quản lý hành chính giữa Trung ương và địa phương, quy định rõ thẩm quyền cho từng cấp.

Trên cơ sở định rõ chức năng để sắp xếp, điều chỉnh, thay đổi cơ cấu tổ chức bộ máy của Chính phủ theo nguyên tắc tổ chức bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực trong phạm vi cả nước. Các cơ quan thuộc Chính phủ từ 25 cơ quan (năm 1994) còn 13 cơ quan (năm 2005), giảm 12 cơ quan. Tất cả các bộ được tổ chức lại đều phát huy được vai trị, tác dụng tích cực; thực hiện được các chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với các ngành, lĩnh vực được giao trong phạm vi cả nước, bao quát được các thành phần kinh tế hoạt động trong ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.

Trong việc kiện toàn tổ chức của UBND các cấp, đã giảm bớt đáng kể số lượng đầu mối các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh và cấp huyện so với trước thời kỳ thực hiện CCHC. Ở cấp tỉnh, các sở và tương đương đã thu gọn từ gần 30 đầu mối xuống còn 20 - 22 đầu mối; cấp huyện từ 16 - 17 đầu mối giảm xuống còn 10 - 12 đầu mối.

Ba là, qua 20 năm đổi mới, đội ngũ CBCC nước ta có sự phát triển cả về số lượng và chất lượng. Năm 1986, số lượng CBCC hành chính, sự nghiệp là 1,2 triệu người thì năm 2005 khoảng 1,5 triệu người. Cải cách đã tập trung vào nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cả về phẩm chất, năng lực và kỹ năng hành chính, đáp ứng yêu cầu chuyển từ nhà nước "cai trị" sang nhà nước "phục vụ", tích cực thay đổi phương thức quản lý CBCC theo yêu cầu CCHC.

Ðã có bước chuyển trong quản lý, sử dụng CBCC với các nội dung cơ bản là: Xây dựng và áp dụng chức danh, tiêu chuẩn các loại CBCC trong bộ máy hành chính, các tổ chức sự nghiệp; Ðổi mới công tác tuyển dụng CBCC chuyển từ phương thức xét tuyển sang phương thức thi tuyển, lựa chọn người có trình độ vào làm việc trong cơ quan quản lý nhà nước, đồng thời chú ý đến các vùng sâu, vùng xa trong việc vận dụng các hình thức tuyển dụng như kết hợp thi tuyển và xét tuyển; Ðổi mới công tác quản lý CBCC và thực hiện việc đánh giá CBCC thường kỳ hàng năm; Phân cấp thẩm quyền, trách nhiệm quản lý CBCC nhà nước, từng bước tách rõ cơng chức hành chính cơng quyền với viên chức sự nghiệp.

Ði đôi với việc sắp xếp tổ chức, thực hiện tinh giản biên chế, tiến hành rà soát, phân loại CBCC, thay đổi cơ cấu và nâng cao chất lượng của đội ngũ CBCC trước yêu cầu nhiệm vụ mới.

Bốn là, phân cấp quản lý tài chính cơng theo Luật Ngân sách nhà nước,

định rõ thẩm quyền về ngân sách của bốn cấp chính quyền (Trung ương, tỉnh, huyện và xã), tạo cơ sở pháp lý cho việc thực hiện cải cách tài chính cơng theo u cầu mới. Chính phủ ban hành một số chế tài chính tạo bước đột phá trong quản lý các đơn vị sự nghiệp có thu, cơ chế khốn biên chế và kinh phí quản lý hành chính cho các cơ quan hành chính nhà nước, cơ chế đấu thầu, cơ chế hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan nhà nước cho khu vực tư nhân thực hiện. Tác dụng của những cơ chế tài chính có tính cải cách này đã dẫn đến thay đổi cơ bản mối quan hệ giữa cơ quan quản lý nhà nước đối với đơn vị sự nghiệp, từng bước xóa bỏ tình trạng "hành chính hóa" các hoạt động

sự nghiệp. Nhiều bộ, cơ quan Trung ương và địa phương tích cực chỉ đạo, triển khai thực hiện việc giao quyền tự chủ tài chính cho các đơn vị sự nghiệp có thu và mở rộng thí điểm khốn biên chế và kinh phí hành chính đối với các cơ quan hành chính nhà nước.

Tóm lại, từ năm 2001 đến năm 2006, quan điểm về CCHC của Đảng từng

bước được bổ sung và phát triển trên một số vấn đề cơ bản, về mục tiêu của CCHC, về nội dụng và các nguyên tắc chỉ đạo nền hành chính. Đồng thời Đảng đã đề ra những phương hướng chủ yếu cho CCHC trong từng giai đoạn, gắn CCHC với cải cách kinh tế. Cải cách đồng bộ nhưng có trọng tâm, có khâu đột phá. Triển khai thực hiện CCHC, Chính phủ đã chọn đúng khâu đột phá là cải cách thủ tục hành chính, để tập trung giải quyết những vấn đề bức xúc nhất trong quan hệ giữa nhà nước với cơng dân; rà sốt chức năng, nhiệm vụ, chấn chỉnh bộ máy tổ chức hành chính từ Trung ương đến địa phương. Chủ trương của Đảng và các bước triển khai CCHC của Chính phủ tạo cơ sở để các địa phương, trong đó có Hải Phịng, qn triệt và vận dụng sát với thực tế.

2.2. Chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ Thành phố Hải Phịng về cải cách hành chính ở địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ thành phố hải phòng lãnh đạo thực hiện cải cách hành chính (1996 2006) (Trang 33 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)