Quá trình chỉ đạo thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ thành phố hải phòng lãnh đạo thực hiện cải cách hành chính (1996 2006) (Trang 49 - 68)

DƯỚI SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM

2.2.2. Quá trình chỉ đạo thực hiện

Triển khai thực hiện chủ trương của Đảng bộ Thành phố Hải Phịng, chính quyền Thành phố đã thực hiện một chương trình tổng thể có tính chiến lược, dài hạn, trong đó xác định rõ 4 lĩnh vực cải cách là: cải cách thể chế, cải cách tổ chức bộ máy hành chính, đổi mới và nâng cao chất lượng đội ngũ và cải cách tài chính cơng.

Một là, về cải cách thể chế

Triển khai Quyết định số 178/2003/QĐ - TTg, Đảng bộ Thành phố Hải Phòng chỉ đạo Sở Nội vụ phối hợp với Ban tuyên giáo Thành uỷ Hải Phịng phổ biến Chương trình CCHC của Thành phố cho các báo cáo viên thuộc quận, huyện, thị uỷ, đảng uỷ trực thuộc Thành uỷ; UBND Thành phố phối hợp với Thành Đoàn Hải Phịng, Cơng đoàn viên chức Thành phố tổ chức 02 lớp tập huấn về Chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2001 - 2010 và công tác CCHC ở Thành phố cho gần 200 học viên. Tổ chức thi tìm hiểu về Chương trình CCHC của Thành phố thu hút 180 tổ chức Cơng đồn và Đồn cơ sở với hơn 10.000 đoàn viên thanh niên và đồn viên cơng đoàn viên chức tham gia. Góp phần đưa đến kết quả tại cuộc thi “Công chức trẻ với công cuộc CCHC” do Trung ương Đồn, cơng đoàn viên chức Việt Nam và Bộ Nội vụ phát động tổ chức tại Hà Nội, đội tuyển Hải Phịng đã đạt giải nhì tồn quốc.

Trong 2 năm 2004 - 2005, Ban chỉ đạo CCHC Thành phố Hải Phòng đã tổ chức tập huấn cho hơn 300 CBCC các sở, ban, ngành và UBND quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn để bố trí phụ trách và làm việc tại “bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả” theo cơ chế “một cửa”. Đặc biệt, trong năm 2006, thành phố mở 116 lớp đào tạo, bồi dưỡng cho hơn 18 nghìn CBCC về CCHC, hội nhập kinh tế quốc tế, tin học, kỹ năng nghiệp vụ hành chính... với tổng số kinh phí gần 2 tỉ đồng (đối tượng chủ yếu là CBCC phường, xã, thị trấn, CBCC).

Sở Tư pháp phối hợp với Báo Hải Phòng ra Phụ trương Pháp luật hàng tuần, trong đó có nội dung tuyên truyền về CCHC. Qua 5 năm triển khai tuyên truyền, đã đưa hơn 700 tin, bài về triển khai thực hiện CCHC và cơ chế “một cửa”, ngồi ra cịn mở các chun mục thường kỳ như: Vấn đề dư luận quan tâm; Thực hiện cơ chế “một cửa” chậm vì sao?; Làm thế nào để CCHC đạt kết quả tốt hơn? ...

Đài Phát thanh và Truyền hình Hải Phịng đã bám sát nội dung CCHC nhà nước, các chương trình thời sự của đài hàng ngày tuyên truyền bằng nhiều thể loại: tin tức, phóng sự, toạ đàm với hơn 72 lượt giới thiệu các văn bản của Chính phủ, của UBND Thành phố có liên quan đến CCHC, 295 tin, 117 phóng sự ngắn, 12 phóng sự dài và 06 cuộc toạ đàm, với thời lượng phát sóng 1.691 phút về CCHC.

Theo số liệu thống kê, có 212/218 xã, phường, thị trấn đã tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh của xã, phường, thị trấn về Chương trình tổng thể CCHC của Chính phủ, kế hoạch của Thành phố về triển khai CCHC nhà nước và Quy chế thực hiện cơ chế một cửa tại Hải Phòng, các quy định về thủ tục, thời hạn, lệ phí và trình tự giải quyết các thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại UBND quận, huyện, thị xã và phường, xã, thị trấn.

Về xây dựng và ban hành một số chính sách của địa phương: UBND Thành phố đã ban hành 631 văn bản quy phạm pháp luật, trong đó có 20 văn bản gắn với Chương trình CCHC của Thành phố, như: quy định về phí, lệ phí theo thẩm quyền, các cơ chế, chính sách, tạo mơi trường thuận lợi cho doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh, thu hút đầu tư của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước, nâng cao năng lực cạnh tranh để hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Ngoài các văn bản trên, Thành phố còn ban hành 19 văn bản về kiện toàn tổ chức các cơ quan quản lý hành chính của Thành phố; 14 văn bản về triển khai thực hiện cơ chế một cửa; quy định về việc tiếp thu ý kiến của nhân dân trong xây dựng chủ trương, chính sách; xử lý những khuyết điểm, vi phạm kỷ luật của đội ngũ CBCC trong thi hành công vụ; quy chế về tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo. Nhìn chung, các văn bản về cơ chế, chính sách được Thành phố ban hành kịp thời, đúng thẩm quyền, bớt chồng chéo về nội dung; từng bước đáp ứng yêu cầu CCHC.

Ngoài ra, UBND Thành phố đã ban hành Quy chế quản lý thống nhất việc xây dựng, thẩm định, ban hành, kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp

luật ở Thành phố và kiểm tra thực hiện. Sở Tư pháp kết hợp với các sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã tập trung vào việc rà soát, hệ thống hoá các văn bản quy phạm pháp luật ở các lĩnh vực trọng điểm liên quan nhiều đến việc giải quyết công việc của công dân và tổ chức, như: đầu tư, cấp phép xây dựng, giao đất, cho thuê đất, thủ tục hải quan, đồng thời xây dựng quy trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật từ năm 2001 đến năm 2006. Dưới sự chỉ đạo của UBND Thành phố Sở Tư pháp đã rà soát 198 văn bản quy phạm pháp luật, thẩm định 15 văn bản quy phạm pháp luật mới để ban hành. Đồng thời cho in tập hệ thống văn bản để phát hành tới các sở, ngành, UBND các cấp.

Về rà sốt thủ tục hành chính: UBND Thành phố Hải Phòng đã chỉ đạo các sở, ngành, UBND quận, huyện, thị xã tiến hành rà soát các văn bản quy phạm pháp luật quy định về thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý hành chính của sở, ngành và địa phương. Cục Hải quan Hải Phịng tại các cửa khẩu đã thành lập tổ cơng tác để tiếp nhận, giải quyết nhanh các vướng mắc của doanh nghiệp, cải cách quy trình kiểm sốt, rút ngắn thời gian thơng quan hàng hố; Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã tham mưu sửa đổi một bước cơ bản nội dung quy trình giao đất, cho thuê đất, cấp phép xây dựng, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất, cấp đăng ký kinh doanh theo cơ chế một cửa, loại bỏ các thủ tục rườm rà, không cần thiết, rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính; ngày 20/7/2005 UBND Thành phố ban hành Quyết định số 1570/2005/QĐ - UB về việc ban hành Quy định về thủ tục, trình tự, thời hạn và lệ phí giải quyết các việc về Hộ tịch, Lý lịch tư pháp, Công chứng, Chứng thực theo cơ chế “một cửa” trên địa bàn Thành phố Hải Phòng. Quy định trên được áp dụng chung tại “Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả” thuộc UBND quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn.

Về thực hiện cơ chế “một cửa” theo Quyết định số 181/2003/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ:

Tính đến ngày 31/12/2005 đã có 14 sở, ngành, đơn vị trực thuộc, trong đó 4 sở thuộc diện bắt buộc (Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Lao động Thương binh và Xã hội) 10 sở, ngành thuộc diện mở rộng (gồm: Sở Công nghiệp, Sở Du lịch, Sở Tư Pháp, Sở Nội vụ, Sở Tài chính, Sở Văn hố - thơng tin, Văn phòng UBND Thành phố, Ban quản lý các khu chế xuất và công nghiệp, Bảo hiểm xã hội Thành phố, Hải quan Thành phố) và 14/14 quận, huyện, thị xã đã triển khai “Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả” theo cơ chế “một cửa” trên một số lĩnh vực quản lý của sở, ngành và quận, huyện, thị xã, phường.

Hầu hết các đơn vị có đề án triển khai thực hiện đều chủ động chuẩn bị về cơ sở vật chất; sắp xếp lại cơ quan sở và trụ sở, dành phịng có diện tích phù hợp cho bộ phận “một cửa”. Đồng thời tiến hành mua sắm trang thiết bị, như: máy tính, photocopy, máy điện thoại và in các bảng biểu công khai về thủ tục, thời hạn, phí và lệ phí. Riêng phần ngân sách, Thành phố đã giành 6,27 tỉ đồng để trang bị cơ sở vật chất cho bộ phận trên của 9 sở, ngành; 14 quận, huyện, thị xã và 218 xã, phường, thị trấn. Các đơn vị thực hiện tương đối tốt, như: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tư pháp, Bảo hiểm xã hội Thành phố, huyện Thuỷ Nguyên, huyện Vĩnh Bảo, thị xã Đồ Sơn.

Để nâng cao chất lượng tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả đăng ký kinh doanh, UBND thành phố giao Sở Kế hoạch và Đầu tư triển khai thực hiện cơ chế "một cửa" liên thông đối với công việc cấp Giấy phép đăng ký kinh doanh, dấu và mã số thuế. Bộ phận này được bố trí địa điểm rộng rãi, trang thiết bị, công nghệ thông tin hiện đại được Viện Quản lý kinh tế Trung ương đánh giá là hiện đại nhất cả nước.

Khối sở, ngành: trong số 14/26 sở, ngành, đơn vị trực thuộc áp dụng cơ chế “một cửa”, số lượng các lĩnh vực được áp dụng, lượng hồ sơ được giải quyết ngày một tăng lên. Đến năm 2006 số hồ sơ giải quyết tăng 25 - 30% so với năm 2005, trong đó 89% số hồ sơ được giải quyết đúng và trước thời gian quy định. Điển hình là Ban quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp Hải Phòng, Sở Xây dựng, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Bảo hiểm xã hội Thành phố, Hải quan Thành phố.

Khối UBND quận, huyện, thị xã: 100% quận, huyện, thị xã đã triển khai thực hiện. Qua thống kê tại 6 đơn vị (quận Hồng Bàng, quận Lê Chân, quận Hải An, quận Kiến An, huyện An Dương, thị xã Đồ Sơn) số hồ sơ được giải quyết so với năm 2005 tăng từ 30 - 35%, trong đó 85% số hồ sơ được giải quyết trước và đúng thời hạn, số hồ sơ giải quyết chậm so với quy định chỉ còn 15%. Điển hình tốt là các quận Hồng Bàng, quận Ngô Quyền, quận Lê Chân và thị xã Đồ Sơn, huyện Thủy Nguyên, huyện An Dương.

Khối UBND xã, phường, thị trấn: đã có 218/218 xã, phường, thị trấn triển khai áp dụng cơ chế “một cửa” đạt 100%. Thống kê tại bộ phận này của 66 xã, phường, thị trấn thuộc huyện An Dương, huyện Thuỷ Nguyên, quận Hồng Bàng, quận Ngô Quyền, phần lớn các đơn vị đã áp dụng trên cả 4 lĩnh vực quy định: chứng thực, hộ tịch, đất đai, xây dựng nhà ở, số hồ sơ được giải quyết tăng 25% so với cùng kỳ năm 2005, số hồ sơ giải quyết chậm so với quy định chỉ còn 5%. Các phường Hoàng Văn Thụ, phường Thượng Lý (quận Hồng Bàng), phường Lạch Tray (quận Ngô Quyền) là những đơn vị triển khai sớm nhất việc thực hiện cơ chế “một cửa” ở cấp xã, phường.

Chất lượng công tác cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” của Thành phố được nâng lên một bước, quy trình xử lý cơng việc được đổi mới, hợp lý hơn, giảm sự phiền hà cho dân. Công dân và các tổ chức chỉ phải đến một nơi thay cho phải đến nhiều nơi như trước đây; thời gian giải quyết

được rút ngắn; thủ tục đơn giản hơn; minh bạch, cơng khai về thủ tục. Qua thăm dị dư luận được người dân đánh giá cao và mong muốn được mở rộng áp dụng thêm ở nhiều lĩnh vực khác.

Tại bộ phận "một cửa" liên thông, các thủ tục hành chính được rà sốt, đảm bảo đơn giản, thuận tiện, công khai, minh bạch. Việc giải quyết các thủ tục hành chính của 3 cơ quan (Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thuế, Công an) trước đây tách rời, nay được phối kết hợp, thực hiện "gối đầu" nên thời gian rút ngắn rõ rệt; trình độ chun mơn của CBCC và hiệu quả quản lý của 3 cơ quan trên cũng nâng lên. Mặt khác, thành phố triển khai mơ hình bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế "một cửa" có phần độc lập, chuyên trách ở 10 sở, 8 UBND quận, huyện, thị xã khác. Một số công việc trước đây được giao cho các phịng chun mơn, nay sắp xếp lại và giao cho bộ phận "một cửa" đề xuất, xử lý ngay tại chỗ; bộ phận này được tham gia giám sát về thời gian, chất lượng giải quyết công việc của các phòng liên quan.

Thứ hai là, cải cách tổ chức bộ máy hành chính

Cải cách tổ chức bộ máy hành chính là một trong 4 lĩnh vực lớn của chương trình CCHC ở Thành phố Hải Phịng. Để thực hiện có hiệu quả mục tiêu này, HĐND và UBND các cấp đã bám sát nghị quyết của Thành uỷ Hải Phòng để chỉ đạo tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm, xử lý kịp thời những bức xúc về kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội.

HĐND và UBND các cấp tập trung chỉ đạo rà soát chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và kiện toàn tổ chức bộ máy của các cơ sở ngành theo chức trách, nhiệm vụ. Đã có 6 sở triển khai tương đối đầy đủ là: Sở Xây dựng, Sở Ngoại vụ, Sở Tư pháp, Sở Nội vụ, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công nghiệp. Các đầu mối trực thuộc các sở, ngành này cũng được kiện toàn một bước, giảm từ 204 đơn vị sự nghiệp xuống còn 198 đơn vị, trong nội bộ các sở, ngành, các phòng ban cũng được sắp xếp lại và giảm đầu mối theo hướng tinh

gọn. Đáp ứng yêu cầu phát triển đô thị, thành phố đã triển khai thực hiện điều chỉnh địa giới hành chính cho 2 quận Lê Chân, quận Ngơ Quyền và huyện An Hải để thành lập quận mới Hải An và đổi tên huyện An Hải thành huyện An Dương, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển đô thị, phát triển kinh tế - xã hội của Hải Phòng. Các quận, huyện, thị xã đã tích cực sắp xếp lại các phòng, ban chuyên môn, các lĩnh vực quản lý nhà nước theo thẩm quyền đã được phân cơng. Đảng bộ Thành phố Hải Phịng tập trung chỉ đạo công tác phân cấp quản lý nhà nước cho các cấp chính quyền địa phương trên một số lĩnh vực như: cơng tác đền bù giải phóng mặt bằng, quản lý đất đai, quản lý đầu tư xây dựng, quản lý giao thơng cơng chính và thu thuế... đạt được một số kết quả nhất định, góp phần tích cực vào CCHC. Đến năm 2006, Thành phố đã thống nhất áp dụng các chương trình và mạng quản lý văn bản, hồ sơ vụ việc, quản lý CBCC, đăng ký kinh doanh, quản lý dịch vụ công nghệ bước đầu đạt kết quả tốt.

- Triển khai thực hiện Luật Tổ chức HĐND và UBND: Thực hiện những đổi mới trong Luật tổ chức HĐND và UBND các cấp, HĐND Thành phố Hải Phòng đã quyết định nhiều vấn đề quan trọng trong tổ chức bộ máy các cơ quan chun mơn, biên chế hành chính, sự nghiệp, chi thu ngân sách. Trong 5 năm (2001 - 2006) Thành phố đã ban hành 56 Nghị quyết, trong đó có 9 Nghị quyết chuyên đề liên quan đến hoạt động của HĐND và UBND về lập lại trật tự an tồn giao thơng, vệ sinh môi trường, kiên cố hoá kênh mương, nước sạch nông thôn, phát triển nhà, tăng cường quản lý đất đai, xây dựng quỹ quốc phòng, mở rộng quy mơ đơ thị hố. HĐND Thành phố đã tiến hành 316 cuộc kiểm tra, giám sát, chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực phân bổ các nguồn thu và nhiệm vụ chi cho các cấp ngân sách; tập trung giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giải phóng mặt bằng; phịng chống các tệ nạn xã hội; xây dựng các cơ chế chính sách hoạt động của HĐND, nhất là cấp Thành phố.

UBND Thành phố tăng cường quản lý nhà nước và quản lý bằng quy hoạch, cơ chế, chính sách. UBND cấp quận, huyện, thị xã được phân cấp nhiều hơn, UBND cấp xã chuyển sang chế độ công chức, công sở.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ thành phố hải phòng lãnh đạo thực hiện cải cách hành chính (1996 2006) (Trang 49 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)