Một số kinh nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ thành phố hải phòng lãnh đạo thực hiện cải cách hành chính (1996 2006) (Trang 74 - 87)

VỀ QUÁ TRÌNH ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

3.2. Một số kinh nghiệm

Từ việc nghiên cứu quá trình Đảng bộ Thành phố Hải Phòng lãnh đạo thực hiện CCHC từ năm 1996 đế năm 2006 có thể rút ra những kinh nghiệm:

Một là, quán triệt và vận dụng quan điểm, chủ trương của Đảng về

cải cách hành chính sát với thực tiễn địa phương

Cải cách nền hành chính liên quan mật thiết với đổi mới hệ thống chính trị. Vào thời kỳ đổi mới, việc Đảng ta đưa ra khái niệm hệ thống hành chính, khơng hồ đồng các vấn đề của cải cách bộ máy nhà nước với CCHC, khẳng định nội dung để đẩy mạnh CCHC, để từ đó tập trung nghiên cứu, tổng kết thực tiễn đưa ra những quan điểm, chủ trương CCHC, đã khẳng định bước tiến về lý luận, nhận thức của Đảng về nền hành chính nhà nước.

Bước vào thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, Đảng ta chủ trương CCHC một cách mạnh mẽ, toàn diện. Trên cơ sở đó làm cho bộ máy nhà nước thực hiện tốt nhiệm vụ thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng và tổ chức tốt việc điều hành, quản lý đất nước thông suốt, tạo điều kiện cho nền kinh tế nhiều thành phần phát triển, giải quyết tốt các vấn đề xã hội,

củng cố quốc phòng, an ninh, mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế. Trong thực tiễn lãnh đạo công cuộc CCHC, Đảng đã lựa chọn “phương pháp từng bước” để tiến hành CCHC đồng thời xác định trọng tâm, trọng điểm trên cơ sở đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội qua các giai đoạn.

Thực hiện chủ trương của Đảng về CCHC, Đảng bộ Thành phố đã nhận thức sâu sắc rằng CCHC là công việc hết sức nặng nề, phức tạp, phải tiến hành từng bước, liên tục trong nhiều năm, khơng nóng vội, giản đơn. Những căn bệnh của nền hành chính mang tính phổ biến, nghiêm trọng kéo dài có căn nguyên xã hội và lịch sử không thể giải quyết trong thời gian ngắn. Nhất là các giải pháp đụng chạm đến lợi ích cục bộ, cá nhân của nhiều người, nhiều tổ chức, nếu làm nóng vội sẽ gây chấn động và phản ứng bất lợi. Từ năm 1998, Hải Phòng tiếp nhận dự án VIE/98/003 - Hỗ trợ chương trình CCHC ở Thành phố. Sau 3 năm thực hiện cho thấy, mơ hình thí điểm này bước đầu có kết quả, việc giải quyết các thủ tục hành chính cho nhân dân và các tổ chức đơn giản, thuận tiện, nhanh chóng, cơng khai, dân chủ hơn nhiều. Từ năm 2001 đến năm 2006, mơ hình cải cách này khơng chỉ dừng lại ở cấp sở, ngành mà đã triển khai tại 14 quận, huyện của Thành phố.

Có thể nói, những thành công bước đầu về CCHC của Thành phố Hải Phòng trong 10 năm là kết quả của sự chỉ đạo sát sao, kịp thời, sáng tạo của các cấp ủy trên tồn thành phố. Vai trị chỉ đạo đó được thể hiện rõ như sau:

- Mọi chủ trương, đường lối CCHC của Đảng và Nhà nước đều được Đảng bộ thành phố nghiên cứu, quán triệt một cách kịp thời và đầy đủ, trên cơ sở đó đưa ra những biện pháp, bước đi phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của Thành phố trong từng giai đoạn.

- Đảng bộ Thành phố đã thể hiện tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám đi tiên phong trong CCHC, dám chịu trách nhiệm trước Đảng và nhân dân. Vì

vậy, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, Thành phố Hải phịng đã tạo được mơ hình CCHC hoạt động có hiệu quả, khơng những được áp dụng rộng rãi trong tồn thành phố mà cịn được các địa phương trong cả nước học tập, vận dụng. Theo đánh giá của Ban chỉ đạo CCHC của Chính phủ, “Thành phố Hải Phịng là địa phương có nhiều sáng kiến về cải cách hành chính có giá trị” [84, tr.11]. Từ những thành quả CCHC thực hiện thí điểm ở Thành phố đã góp phần quan trọng vào hiện thực hóa chủ trương của Đảng và Chính phủ đối với Chương trình CCHC quốc gia.

- Đảm bảo sự thống nhất trong chỉ đạo và triển khai thực hiện giữa cấp ủy và chính quyền các cấp. Đây là sức mạnh to lớn giúp cho tiến trình CCHC của thành phố được triển khai đồng bộ, có hiệu quả, thể hiện vai trị lãnh đạo tồn diện của Đảng.

- Tăng cường cơng tác kiểm tra, giám sát của cấp uỷ trong triển khai các nội dung, nhiệm vụ của CCHC, đồng thời xây dựng và thực hiện cơ chế giám sát của nhân dân. Qua kiểm tra giám sát, kịp thời nhân rộng các mơ hình thực hiện có hiệu quả, đồng thời phát hiện, xử lý kịp thời những tổ chức, cá nhân có sai phạm.

Như vậy, CCHC đã thật sự trở thành quyết tâm chính trị của tồn Đảng bộ, đã huy động được cả hệ thống chính trị tham gia vào công tác CCHC, từ việc tuyên truyền, giáo dục về CCHC, giám sát thực hiện CCHC và hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước. Từ đó, tạo chuyển biến lớn trong nhận thức của lãnh đạo các cấp ủy đảng, chính quyền về công tác CCHC. Đảng bộ Thành phố đã gắn CCHC với đổi mới phương thức chỉ đạo, điều hành của các cấp chính quyền, nâng cao chất lượng cơng tác của các cơ quan hành chính nhà nước theo hướng cơng khai, minh bạch, dân chủ, chịu sự kiểm tra, giám sát của nhân dân. Bộ máy nhà nước ở Hải Phòng chuyển từ một nền hành chính với nhiều hình thức bao cấp, mang tính áp đặt với các thủ tục phiền hà,

thiếu tính cơng khai sang một nền hành chính dân chủ, lấy cơng dân và các tổ chức làm trung tâm, là đối tượng phục vụ. Đây là chủ trương đúng đắn để xây dựng một nền hành chính gần dân, sát dân, một nền hành chính thực sự của dân, do dân và vì dân.

Hai là, coi cải cách hành chính là khâu đột phá để phát triển kinh

tế - xã hội

Từ thực tiễn cho thấy cải cách kinh tế là sự thay đổi diễn ra trong chế độ sở hữu, các quyết sách kinh tế, bộ máy điều tiết kinh tế, các phương thức phân chia lợi ích kinh tế và hệ thống tổ chức kinh tế. Cải cách kinh tế thực chất là cải cách thể chế quản lý và phương thức quản lý kinh tế. Đó cũng

chính là một trong những nội dung của CCHC. Nếu CCHC không thành công,

nền hành chính sẽ trở thành một trở lực đối với sự phát triển kinh tế, thì cải cách kinh tế khơng phát huy được đầy đủ hiệu quả và nền kinh tế không thể tăng trưởng được. Ngược lại, các chủ trương, biện pháp cải cách kinh tế phải tạo thuận lợi và thúc đẩy CCHC, thiết lập và giữ vững trật tự, kỷ cương trong các hoạt động kinh tế, nâng cao năng lực quản lý kinh tế.

Để thực hiện tốt các chủ trương của Đảng về CCHC, Đảng bộ Thành phố đã kết hợp cải cách kinh tế với CCHC một cách chặt chẽ trong đó xác định CCHC có vai trị đột phá, đã góp phần vươn lên phát triển bền vững về kinh tế gắn với đảm bảo công bằng và tiến bộ xã hội.

Xác định việc thực hiện CCHC là nhằm cải thiện môi trường đầu tư tại Hải Phòng, UBND Thành phố đã ra quyết định sửa đổi các cơ chế chính sách, cải cách trong lĩnh vực thuế, giá, đất đai... tạo điều kiện thu hút đầu tư. Thành phố đã tổ chức các cuộc hội thảo, hội nghị với các nhà đầu tư trong và ngoài nước để giới thiệu về tiềm năng và chính sách ưu đãi đầu tư. Hằng năm, UBND Thành phố tổ chức gặp mặt, đối thoại với các doanh nghiệp, lắng nghe

ý kiến, khuyến khích các doanh nghiệp phát triển kinh doanh trong một mơi trường bình đẳng giữa các thành phần kinh tế.

Thành phố tập trung phát triển thị trường dịch vụ tài chính (bao gồm cả thị trường vốn) để vừa hỗ trợ trực tiếp cho hoạt động đầu tư, vừa chuẩn bị tốt cho việc thực hiện tiến trình mở cửa đối với các đối tác đã cam kết. Thực hiện chế độ cơng khai, minh bạch hóa tài chính đối với các doanh nghiệp, coi đây là điều kiện bắt buộc các doanh nghiệp phải thực hiện nếu muốn cạnh tranh và tồn tại được trên thương trường. Mặt khác, không ngừng xúc tiến thương mại, nâng cao mức độ minh bạch trong công tác kế hoạch, giải quyết mối quan hệ giữa doanh nghiệp với chính quyền và Cục thuế nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh với các tỉnh, thành phố đầu tư hấp dẫn như Bình Dương, Đà Nẵng, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh. Theo chỉ số Năng lực cạnh tranh của các tỉnh (Provincial Competitiveness Index - PCI) do Sáng kiến Năng lực cạnh tranh Việt Nam (Vietnam Comptetiveness Initiative - VNCI) thực hiện, năm 2005, Hải Phịng có chỉ số cạnh tranh là 59,40 - một chỉ số ở mức khá cao so với cả nước (Xem Phụ lục 2).

Nhờ việc CCHC đã thu hút mạnh các dự án đầu tư trực tiếp nước ngồi vào Hải Phịng, giải ngân tốt các nguồn vốn của các dự án phát triển kết cấu hạ tầng trọng điểm của thành phố, minh bạch hoá trong quản lý tài nguyên đất đai, đảm bảo đúng quy hoạch, kế hoạch, tiết kiệm, gắn với quy hoạch phát triển ngành công nghiệp, dịch vụ, phục vụ phát triển du lịch, bảo tồn văn hoá và phát triển kinh tế - xã hội.

Ba là, nhận thức đúng mối quan hệ giữa cải cách hành chính với

việc phát huy dân chủ của nhân dân

Yêu cầu về dân chủ đối với cải cách bộ máy hành chính nhà nước xuất phát từ một trong các quan điểm có tính ngun tắc của Đảng là làm cho Nhà nước ta trở thành Nhà nước của dân, do dân, vì dân. Một nhà nước vì nhân

dân phục vụ, bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân. Hệ thống các cơ quan quản lý hành chính nhà nước được tổ chức theo cơ chế dân chủ đại diện, đảm bảo sự giám sát của nhân dân đối với hoạt động của các cơ quan nhà nước. Những quan điểm đó phải được thể hiện nhất quán đối với các cơ quan quản lý hành chính nhà nước.

Ngồi ra, đối với bộ máy nhà nước, nhằm đảm bảo quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, hoạt động quản lý hành chính phải đáp ứng những yêu cầu là: Chống lại tác phong quan liêu, cửa quyền, sách nhiễu, gây phiền hà cho nhân dân; Chống lại mọi biểu hiện của tệ tham nhũng, hối lộ; Thực hiện công vụ đúng với thẩm quyền, đúng với chức vụ được trao; Đảm bảo và tạo điều kiện cho công dân tham gia vào cơng việc quản lý hành chính một cách dân chủ; Động viên và tạo điều kiện cho con người, cơng dân phát huy tính tích cực trong các hoạt động quản lý hành chính nhà nước; Đảm bảo điều kiện để nhân dân thực hiện các quyền khiếu nại, tố cáo.

Từ việc kiểm điểm tình hình và rút kinh nghiệm thực tiễn, Đảng Cộng sản Việt Nam đã đi đến khẳng định, trong điều kiện một đảng cầm quyền, sự đổi mới chưa đồng bộ các tổ chức trong hệ thống chính trị là trở ngại lớn của công cuộc CCHC. Không thể tiến hành tách rời cải cách nền hành chính với đổi mới tổ chức và phương thức lãnh đạo của Đảng, đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của các đồn thể nhân dân. Cũng khơng thể CCHC một cách biệt lập mà không đồng thời đổi mới tổ chức và cơ chế hoạt động của các cơ quan lập pháp, cơ quan tư pháp. Tình hình trên đặt ra yêu cầu cấp thiết phải xây dựng, kiện toàn bộ máy nhà nước vững mạnh, trong sạch, có hiệu lực và hiệu quả, bài trừ quan liêu, luôn luôn giữ vững và phát huy bản chất cách mạng của một nhà nước của dân, do dân, vì dân.

Quán triệt các yêu cầu trên, Đảng bộ Thành phố Hải Phòng đã tập trung chỉ đạo các cơ quan nhà nước tạo điều kiện mở rộng sự tham gia một cách

dân chủ của nhân dân vào hoạt động quản lý hành chính. Nhân dân có quyền tham gia vào quản lý nhà nước một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, tham gia giải quyết những vấn đề lớn và hệ trọng của địa phương. Ngoài việc tham gia biểu quyết trưng cầu dân ý, những hình thức tham gia trực tiếp khác của nhân dân vào quản lý nhà nước là: Thảo luận, góp ý vào q trình xây dựng các quyết định quan trọng của địa phương, kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước ở Hải Phòng, thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong quản lý nhà nước. Các hình thức tham gia gián tiếp của nhân dân vào quản lý nhà nước, kiểm tra giám sát hoạt động của các cơ quan này thông qua hoạt động của các đại biểu do mình bầu ra. Một hình thức tham gia gián tiếp vào quản lý nhà nước rất quan trọng khác là thông qua các tổ chức như Mặt trận Tổ quốc, Hội Nông dân, hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện để nhân dân tham gia giải quyết những vấn đề phát sinh ở cơ sở.

Thực tiễn những năm qua cho thấy, triển khai thực hiện CCHC gắn với thực hiện Quy chế dân chủ bước đầu có hiệu quả, được nhân dân đồng tình ủng hộ. Nhiều địa phương đã phát huy được vai trò làm chủ của nhân dân trong việc đóng góp xây dựng các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Mối quan hệ giữa nhân dân với chính quyền địa phương từng bước được gắn kết, quyền và nghĩa vụ công dân được tôn trọng, tệ quan liêu, mệnh lệnh, áp đặt theo lối hành chính cũ được khắc phục. Nhiều cơng trình dân sinh trước đây chờ xin ngân sách cấp trên nay nhờ làm tốt cơng tác dân vận, đưa ra dân bàn bạc thì việc triển khai đạt hiệu quả cao hơn. Việc thực hiện Quy chế dân chủ cũng có nhiều thuận lợi, được đơng đảo nhân dân đồng tình, ủng hộ, đã hạn chế tình trạng tham nhũng, quan liêu, hách dịch của cán bộ cơ sở, góp phần tích cực vào cuộc vận động xây dựng chỉnh đốn Đảng, xây dựng chính quyền trong sạch, tạo ra bầu khơng khí dân chủ, cởi mở, gần gũi giữa dân với Đảng và chính quyền cơ sở.

Bốn là, cải cách hành chính phải gắn với việc đổi mới công tác quản

lý và sử dụng cán bộ công chức

Trong quá trình CCHC, Đảng bộ Thành phố Hải Phòng đã ban hành nhiều văn bản quy định về tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo, quản lý chuyên môn và những điều kiện cần có đối với CBCC khi xem xét đề bạt, bổ nhiệm. Nói chung, số cán bộ được bố trí, bổ nhiệm đạt tiêu chuẩn yêu cầu về chất lượng CBCC.

Nhằm cải tiến lề lối làm việc theo hướng công khai, dân chủ, hạn chế cách làm việc quan liêu, mệnh lệnh hành chính, cửa quyền, các cơ quan nhà nước ở Hải Phòng đã chú trọng tới việc cải tiến những công việc liên quan trực tiếp đến nhiều người dân. Hầu hết các quận, huyện, sở, ngành đã bố trí địa điểm tiếp dân, đã xây dựng quy trình tiếp và giải quyết công việc của công dân đơn giản, rõ ràng, rút ngắn thời gian so với trước đây. Tăng cường củng cố, kiện tồn đội ngũ CBCC có năng lực và phẩm chất, tiếp xúc trực tiếp với dân để giải quyết công việc. Đây thực chất là công tác CCHC được cụ thể hoá trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ ở các cơ quan nhà nước ở Hải Phòng thời gian vừa qua.

Việc quản lý đội ngũ CBCC của thành phố Hải Phòng được xem là nhiệm vụ trọng tâm, là nhân tố quyết định thành công của tiến trình CCHC, thực hiện "một cửa" mẫu, hiện đại và "một cửa" liên thơng. Đã có sự phân định khá rõ về trách nhiệm, quyền hạn quản lý, bổ nhiệm, sử dụng, kỷ luật, khen thưởng CBCC, viên chức; người đứng đầu các cơ quan hành chính, thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp dịch vụ công tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tuyển dụng cán bộ; quy định thống nhất về tuyển dụng, sử dụng, đào tạo công chức,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ thành phố hải phòng lãnh đạo thực hiện cải cách hành chính (1996 2006) (Trang 74 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)