Chủ trương của Đảng bộ Thành phố Hải Phòng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ thành phố hải phòng lãnh đạo thực hiện cải cách hành chính (1996 2006) (Trang 40 - 49)

DƯỚI SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM

2.2.1. Chủ trương của Đảng bộ Thành phố Hải Phòng

Từ năm 2001, cùng với cả nước thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thành phố Hải Phịng đã khắc phục khó khăn, quyết tâm thực hiện CCHC.

Đại hội Đảng bộ Thành phố Hải Phòng lần thứ XII (tháng 1/2001) đánh giá 10 năm (1991 - 2000) thực hiện chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội là đã đạt được những thành tựu quan trọng, thực hiện được những mục tiêu lớn của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Về CCHC, Nghị quyết Đại hội chỉ rõ: “Tuy đã đạt được những kết quả quan trọng, nhưng so với yêu cầu của công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế thì cải cách hành chính cịn thực hiện chậm, hiệu quả thấp” [54, tr.82]. Những tồn tại

được nêu ra là: việc thực thi pháp luật, đảm bảo hiệu lực, hiệu quả của các văn bản quy phạm pháp luật còn nhiều yếu kém; trong quan hệ với nhân dân và doanh nghiệp còn nhiều biểu hiện gây nhũng nhiễu, phiền hà, thời gian giải quyết công việc kéo dài chậm được khắc phục; hiện tượng đùn đẩy trách nhiệm, thiếu sự hợp tác, phối hợp vì cơng việc chung, làm giảm hiệu lực, hiệu quả của chính quyền… Về mục tiêu, phương hướng tổng quát của CCHC trong những năm tiếp theo, Đại hội xác định: “Đẩy mạnh cải cách hành chính đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực” [54, tr.83] bao gồm: tiếp tục phân cấp quản lý hợp lý cho chính quyền cấp dưới; đổi mới tổ chức và cơ chế quản lý các tổ chức, hoạt động cung ứng dịch vụ cơng; hồn thiện nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, mối quan hệ công tác và sắp xếp lại các cơ quan chuyên môn theo hướng tách nhiệm vụ quản lý nhà nước với sự nghiệp, dịch vụ công; đổi mới công tác quản lý CBCC; mở rộng khốn biên chế và kinh phí hành chính; đẩy mạnh triển khai cơ chế “một cửa”… Để thực hiện mục tiêu trên, Đại hội nêu ra những nhiệm vụ, giải pháp của công cuộc CCHC là:

- Chú trọng xây dựng và thực hiện quy chế lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng đối với hoạt động của chính quyền các cấp. Kết hợp chặt chẽ việc lãnh đạo bằng tổ chức với lãnh đạo thông qua cá nhân đảng viên, sử dụng và phát huy vai trò tham mưu của bộ máy chính quyền các cấp. Thực hiện kiểm tra hoạt động của chính quyền thơng qua tổ chức đảng, lãnh đạo cơng tác kiểm tra của chính quyền, đoàn thể và sự giám sát của nhân dân. Đổi mới phong cách, lề lối làm việc của các cấp chính quyền theo hướng dân chủ hóa, sát cơ sở, sát quần chúng, nói đi đơi với làm.

- Về củng cố, nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của các cấp chính quyền: tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của HĐND và UBND các cấp; đổi mới công tác điều hành của UBND các cấp bằng chương trình cơng tác, cụ thể hóa kịp thời các nghị quyết của cấp ủy và HĐND; đảm bảo tính thơng suốt, tồn diện của hệ thống hành chính nhà nước, đồng thời

chỉ đạo có trọng tâm, trọng điểm, sâu sát cơ sở, xử lý kịp thời những vấn đề bức xúc; phát huy trí tuệ tập thể, nâng cao trách nhiệm cá nhân; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành để nâng cao hiệu quả công tác.

- Xác định việc xây dựng đội ngũ CBCC công tâm, thạo việc là nhiệm vụ trọng tâm, cơ bản trong xây dựng chính quyền các cấp, tạo điều kiện để phát huy dân chủ XHCN. Xây dựng và thực hiện chiến lược đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng hiệu quả đội ngũ CBCC đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ. Xây dựng cơ cấu hợp lý, cải tiến cơ chế thi, tuyển, đánh giá công chức. Xây dựng và ban hành chính sách sử dụng và thu hút CBCC giỏi, có tâm huyết.

- Phát huy dân chủ gắn với nâng cao dân trí, cải thiện đời sống dân sinh để dân chủ XHCN thật sự trở thành động lực thúc đẩy phát triển thành phố. Đảm bảo quyền được thông tin, tranh luận, nêu ý kiến và bảo lưu ý kiến của dân. Xây dựng cơ chế lấy ý kiến của nhân dân với những quyết định lớn, mang tầm chiến lược, cơ chế nhân dân tham gia giám sát hoạt động của các cấp chính quyền. Tiếp tục thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở, coi đây là giải pháp đột phá, chú trọng thực hiện ở xã phường, thị trấn và cơ quan hành chính.

Nghị quyết Đại hội nêu lên 3 yêu cầu nhằm thực hiện CCHC ở Hải Phòng giai đoạn 2001 - 2006: Một là, thực hiện triệt để các giải pháp CCHC.

Hai là, lấy ý kiến của nhân dân, các doanh nghiệp về đánh giá tác dụng, kết quả CCHC. Ba là, giảm hội họp, tăng tính hiệu quả của hoạt động chính quyền các cấp. Nghị quyết Đại hội XII đặt ra mục tiêu phấn đấu để đến năm 2010, Hải Phòng đứng trong tốp dẫn đầu các địa phương trong cả nước về CCHC.

Triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XII, ngày 15/6/2001, Thành ủy Hải Phòng ra Nghị quyết số 06 - NQ/TU về “Đẩy mạnh phát triển, tăng cường quản lý chính quyền đô thị”. Nghị quyết nhằm nâng

cao nhận thức, thống nhất ý chí tồn Đảng bộ cho việc đẩy mạnh phát triển và tăng cường quản lý chính quyền đơ thị. Trong đó, đồng thời với việc tăng cường, đổi mới cách thức quản lý hành chính của chính quyền đơ thị cần thực hiện cải tạo, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật, cấp thốt nước, vệ sinh, xã hội hóa việc nâng cấp hè phố, chiếu sáng và mở rộng ngõ phố. Đẩy mạnh xây dựng các khu đô thị mới và tăng cường quản lý đồng bộ trên các mặt quy hoạch, đất đai, xây dựng, kiến trúc, nhà ở theo hướng văn minh, hiện đại, để Hải Phòng xứng đáng là đô thị loại 1 trung tâm cấp quốc gia, phát huy vai trị của đơ thị Hải Phịng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội thành phố và cả nước.

Ngày 08/4/2003, Thành ủy Hải Phòng ra Nghị quyết số 13/NQ - TU về “Đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn ở Hải Phịng”. Nghị quyết nêu rõ chính quyền cơ sở là bộ phận nịng cốt của hệ thống chính trị ở cơ sở, trực tiếp giải quyết các công việc của dân, gắn bó mật thiết với đời sống của nhân dân. Năng lực và hiệu quả hoạt động quản lý của chính quyền cơ sở tác động trực tiếp đến việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân, đảm bảo sự ổn định và phát triển thành phố, đất nước.

Ngày 30/12/2003, Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng đã ra Chỉ thị số 26 CT/TU “Về việc triển khai thực hiện chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2004 - 2010”. Chỉ thị đánh giá, trong thời gian vừa qua “cải cách hành chính cịn chuyển biến chậm” [55, tr.1], trong thời gian tới cần tập trung giải quyết một số việc trọng tâm, một số vấn đề xã hội bức xúc, kéo dài, bước đấu ổn định tình hình, tạo niềm tin và sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội thành phố. Chỉ thị xác định yêu cầu đẩy mạnh CCHC ở Thành phố Hải Phòng “với mục tiêu chung là xây dựng nền hành chính chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu quả, minh bạch với đội ngũ cán bộ, công chức công tâm, thạo việc là yêu cầu cấp bách. Trong lĩnh vực này, Hải Phòng phải phấn đấu về trước địa phương khác” [55,

tr.4]. Để thực hiện được mục tiêu trên, Chỉ thị nêu lên 10 nhiệm vụ cần tập trung thực hiện trong đó có 6 nhiệm vụ quan trọng là: đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” với yêu cầu về chất lượng, hiệu quả cao hơn; rà soát chức năng, nhiệm vụ bộ máy hành chính; nâng cao năng lực trình độ, phẩm chất cán bộ, công chức; thực hiện minh bạch việc phân cấp, chọn đúng việc, rõ trách nhiệm, tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, giám sát; tập trung nâng cấp, tạo điều kiện cơ sở vật chất cho các cơ quan hành chính; xây dựng chế tài xử lý tập thể, cá nhân có sai phạm, làm rõ trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị.

Ngày 16/5/2005, Thành ủy ra quyết định số 1233/QĐ - TU “Về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ”. Theo đánh giá của Thành ủy Hải Phòng, sau 5 năm xây dựng và thực hiện, 100% xã, phường, thị trấn ở Hải Phòng đã triển khai thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở. Kết quả thực hiện đã có tác dụng rõ rệt khơng chỉ trong việc thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội của mỗi địa phương mà còn làm chuyển biến mạnh mẽ tác phong điều hành và lề lối làm việc của chính quyền cơ sở theo hướng sát dân, tôn trọng dân.

Như vậy, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XII và các Nghị quyết, Chỉ thị của Thành ủy Hải Phòng đã xác định mục tiêu của cơng cuộc CCHC ở Hải Phịng những năm tiếp theo là:

- Xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả theo nguyên tắc Nhà nước pháp quyền XHCN dưới sự lãnh đạo của Đảng; xây dựng đội ngũ CBCC có phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng và phát triển thành phố.

- Tạo chuyển biến mạnh hơn hẳn các năm trước để Hải Phòng đứng trong tốp dẫn đầu các địa phương trong cả nước về CCHC; xây dựng nền hành chính nhà nước của Thành phố năng động hơn, phục vụ nhân dân tốt

hơn, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội thành phố và chủ động tham gia quá trình hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả.

Theo đó, nội dung, nhiệm vụ CCHC của Thành phố 5 năm (2001 - 2006) đã được các cấp chính quyền ở Hải Phịng triển khai thực hiện, bao gồm các lĩnh vực:

Một là, về cải cách thể chế và thủ tục hành chính

Tích cực triển khai, áp dụng có hiệu quả các thể chế, cơ chế, chính sách do Nhà nước ban hành. Rà sốt, hệ thống hố các văn bản về thủ tục hành chính của Thành phố đã ban hành. Thực hiện nghiêm túc Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND. Nâng cao năng lực xây dựng, thẩm định, ban hành và kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của Thành phố.

Đổi mới phương thức, quy trình, nâng cao chất lượng tiếp công dân, gặp gỡ đối thoại với doanh nghiệp. Giải quyết tốt khiếu nại, tố cáo, hạn chế tới mức thấp nhất trường hợp khiếu kiện đông người, vượt cấp.

Làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của CBCC và nhân dân; mở rộng các hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến tận cơ sở.

Tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao chất lượng cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế "một cửa"; hoàn thiện các quy định về thủ tục, trình tự, thời hạn giải quyết và lệ phí; kiện toàn, nâng cao chất lượng tổ chức và CBCC của bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả; mở rộng thực hiện cơ chế "một cửa" ở tất cả các sở, ngành, các công việc liên quan đến giải quyết thủ tục hành chính với tổ chức, cơng dân; nghiên cứu, áp dụng cơ chế "một cửa" liên thông ở một số lĩnh vực liên quan đến nhiều sở, ngành.

Hai là, về cải cách tổ chức bộ máy hành chính

Tiếp tục cải tiến phương thức quản lý, điều hành của UBND các cấp, loại bỏ những việc làm hình thức, giảm hội họp và nâng cao chất lượng các

cuộc họp, giảm giấy tờ hành chính. Tăng cường quản lý bằng quy hoạch, chiến lược và thanh tra, kiểm tra.

Hoàn thiện cơ cấu tổ chức của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND các cấp. Nghiên cứu, xây dựng sở quản lý nhà nước đa ngành, đa lĩnh vực theo hướng dẫn của Chính phủ. Tiếp tục sắp xếp, kiện tồn nội bộ từng cơ quan hành chính nhà nước. Triển khai xây dựng quy chế làm việc của các cơ quan hành chính nhà nước theo hướng dẫn của Chính phủ.

Từng bước hồn thiện sự phối kết hợp giữa các sở, ngành và UBND quận, huyện, thị xã. Nâng cao chất lượng phối hợp giữa các cơ quan trong quản lý đô thị.

Thực hiện các quy định mới của Chính phủ về phân cấp quản lý hành chính nhà nước giữa các cấp chính quyền địa phương; rà soát, xây dựng quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy chính quyền ở đơ thị và nông thôn.

Triển khai cải cách các đơn vị sự nghiệp, dịch vụ công, đảm bảo tách rõ hành chính với sự nghiệp; triển khai hồn thiện thể chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị sự nghiệp dịch vụ công trong tổ chức và hoạt động.

Về hiện đại hố nền hành chính: Áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước; xây dựng, vận hành Chính phủ điện tử. Triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng (ISO: 9001 - 2000), hệ thống quản lý theo kết quả (PMS) trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước. Triển khai thực hiện quy chế văn hố cơng sở.

Ba là, về xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức

- Đổi mới công tác quản lý cán bộ, công chức

Trên cơ sở kết quả tổng điều tra đội ngũ CBCC, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu để từng bước chuyển sang quản lý CBCC bằng hệ thống mạng tin

học. Hoàn thiện việc phân cấp quản lý CBCC theo hướng phân cấp quản lý về nhân sự đi liền với phân cấp về nhiệm vụ và phân cấp về tài chính.

Theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ, nghiên cứu, xác định lại cơ cấu CBCC hợp lý, phù hợp với khối lượng và chất lượng công việc, nhiệm vụ của từng cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, làm cơ sở cho việc định biên và xây dựng, phát triển đội ngũ CBCC của Hải Phòng.

Thực hiện chế độ tuyển dụng CBCC có bổ sung mới và quy chế mới về đánh giá, khen thưởng, kỷ luật đối với CBCC để nâng cao chất lượng hoạt động công vụ.

Thực hiện tinh giản biên chế trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, đưa ra khỏi bộ máy những CBCC không đủ năng lực, trình độ, những người vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức nghề nghiệp, tạo điều kiện đổi mới, trẻ hoá, nâng cao năng lực của đội ngũ CBCC.

Tổ chức thí điểm thi tuyển chọn để bổ nhiệm trưởng phịng, phó trưởng phịng các sở, ngành, UBND quận, huyện, thị xã; nghiên cứu đề xuất quy trình đơn giản và hiệu quả hơn về bổ nhiệm cán bộ.

Đổi mới, nâng cao năng lực của các cơ quan làm nhiệm vụ quản lý CBCC, công vụ phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.

- Triển khai cải cách tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ

Tiếp tục triển khai chế độ tiền lương mới và các chế độ, chính sách đãi ngộ khác của Chính phủ đối CBCC, viên chức.

Xây dựng, ban hành thực hiện một số chế độ đãi ngộ của địa phương nhằm sử dụng có hiệu quả đội ngũ CBCC hiện có; thu hút những người giỏi và tâm huyết về công tác tại Hải Phịng.

Đánh giá lại cơng tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC; xây dựng và triển khai kế hoạch có tính chiến lược về đào tạo, bồi dưỡng CBCC trong bộ máy hành chính nhà nước. Triển khai đổi mới nội dung, chương trình và phương thức đào tạo, bồi dưỡng; chú trọng nâng cao kiến thức, kỹ năng hành chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ thành phố hải phòng lãnh đạo thực hiện cải cách hành chính (1996 2006) (Trang 40 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)