Hƣớng dẫn và đào tạo NDT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác đảm bảo thông tin tại trung tâm thông tin thư viện trường đại học công nghiệp hà nội (Trang 91 - 93)

2.3.1 .1Cơ cấu Vốn tài liệu

3.3 Phát huy nhân tố con ngƣời trong hoạt động Thông tin – Thƣ viện

3.3.2 Hƣớng dẫn và đào tạo NDT

NDT là một bộ phận quan trọng, không thể thiếu trong bất kỳ một hệ thống TT – TV nào. Hoạt động TT – TV càng phát triển khi nhu cầu của NDT càng đƣợc thỏa mãn và nó thực sự có chất lƣợng khi những kỹ năng sử dụng, khai thác nguồn thơng tin đạt hiệu quả. NDT chính là ngƣời sử dụng và đánh giá chất lƣợng hiệu quả của các sản phẩm và dịch vụ TT – TV.

Một câu tục ngữ cổ của Trung Quốc đã nói rằng:

"Đƣa cho ngƣời đàn ông một con cá, anh ta sẽ đƣợc một bữa ăn; Dạy anh ta cách câu cá, anh ta sẽ có ăn trong suốt cuộc đời."

Câu tục ngữ đề cao nhu cầu đào tạo ngƣời dùng trong tất cả các lĩnh vực kiến thức của nhân loại.

Khái niệm về đào tạo ngƣời dùng tin:

Khái niệm đào tạo ngƣời dùng tin đƣợc mọi ngƣời hiểu theo nhiều cách khác nhau. Theo ông Jacques Tocatlian, cựu giám đốc của Chƣơng

trình Thơng tin Chung của UNESCO, khái niệm giáo dục và đào tạo ngƣời dùng tin phải đƣợc định nghĩa theo một cách chung nhất bao gồm bất kỳ nỗ lực hay chƣơng trình nào hƣớng dẫn và đào tạo những ngƣời sử dụng hiện tại và tiềm năng, một cách riêng rẽ hay tập thể, với mục đích tạo thuận lợi cho:

- Sự nhận biết của họ về nhu cầu thơng tin của mình - Sự trình bày rõ ràng những nhu cầu này

- Việc sử dụng hiệu quả các dịch vụ thông tin, cũng nhƣ sự đánh giá về những dịch vụ đó.

Các yếu tố cho việc đào tạo ngƣời dùng tin:

Đào tạo ngƣời dùng tin đƣợc hiểu theo cách chung nhất bao gồm 4 lĩnh vực liên quan tới nhau:

- Nhận thức của ngƣời dùng - Định hƣớng thƣ viện

- Hƣớng dẫn về thƣ mục và lập hồ sơ sở thích (Hồ sơ ngƣời dùng). Cần nâng cao nhận thức của ngƣời dùng tin về Thƣ viện với vai trị là nguồn cung cấp thơng tin chủ yếu và là nơi ngƣời dùng có thể đƣợc trợ giúp cho nhu cầu thông tin của họ.

Đƣợc đào tạo bởi những ngƣời quản lý thƣ viện tại Trung tâm, ngƣời dùng tin sẽ không bị phụ thuộc, độc lập, nhuần nhuyễn và tự tin sử dụng các thiết bị để lƣu trữ, tìm kiếm, chuyển giao, xử lý các thông tin đƣợc yêu cầu tuỳ theo nhu cầu, phạm vi, mức độ, tính tổng thể, chiến lƣợc tìm kiếm và định dạng sản phẩm. Các chƣơng trình và sự sắp xếp nhƣ trên cần phải trở thành tính chất phổ biến của thƣ viện/trung tâm thông tin/và tổ chức liên quan. Việc đào tạo ngƣời dùng tin có thể đƣợc lên kế hoạch theo giai đoạn, theo nhóm vừa đủ sau những khoảng thời gian định kỳ. Nhƣng chỉ những ngƣời dùng thƣ viện tiềm năng mới đƣợc cân nhắc cho mục đích đào tạo này. Hoạt động này không những dẫn tới việc sử dụng tối đa các nguồn

lực, cơ sở và thiết bị của Trung tâm mà cịn giảm đƣợc áp lực cơng việc cho cán bộ Thƣ viện. Điều này sẽ mở đƣờng cho việc cải thiện các dịch vụ thông tin và thƣ viện của Trung tâm, đem lại hiệu quả hoạt động tốt hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác đảm bảo thông tin tại trung tâm thông tin thư viện trường đại học công nghiệp hà nội (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)