Nhận xét về thực trạng nông thôn Quảng Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lãnh đạo phong trào xây dựng nông thôn mới từ năm 2008 đến 2013 (Trang 30 - 35)

1.2. Thực trạng nông thôn Quảng Ninh trƣớc khi xây dựng nông

1.2.2. Nhận xét về thực trạng nông thôn Quảng Ninh

Trước khi Quảng Ninh tiến hành xây dựng nông thôn mới, nông nghiệp, nông thôn cũng đã nhận được sự quan tâm của các cấp Đảng ủy. Đến khi Trung ương ban hành bộ tiêu chí quốc gia về nơng thơn mới, chiếu theo 19 tiêu chí trong bộ tiêu chí, thực trạng nơng nghiệp, nơng thơn Quảng Ninh có nhiều điểm nổi bật.

ngành nghề đã góp phần tạo việc làm và tăng thu nhập cho dân cư nông thôn. Đã thu hút và chuyển được một số dự án về đầu tư và xây dựng công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp ở khu vực nông thôn. Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp, du lịch và q trình đơ thị hố có sự phát triển rõ nét, giá trị cao đã thu hút và chuyển dịch lao động từ lĩnh vực nông nghiệp thuần sang các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ. Sản xuất nông lâm ngư nghiệp phát triển tương đối khá, cho năng suất, chất lượng cao và liên tục được mùa, đạt và vượt hầu hết các chỉ tiêu tỉnh giao, tỷ trọng nông nghiệp đã giảm dần trong cơ cấu kinh tế chung của tỉnh. Việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp đã trở thành phong trào rộng khắp các địa phương, hộ nông dân đã xác định được nhiều loại cây trồng có lợi thế, xây dựng được nhiều mơ hình chuyển dịch cơ cấu sản xuất đạt giá trị kinh tế cao. Các hình thức tổ chức sản xuất ở nơng thôn tiếp tục được đổi mới, phát triển đa dạng, đã huy động và sử dụng có hiệu quả hơn các nguồn lực ở nơng thơn, cư dân ở nơng thơn có thêm việc làm và thu nhập. Kinh tế hộ tiếp tục phát triển theo hướng mở rộng quy mơ sản xuất, góp phần chủ yếu tạo tăng trưởng nông nghiệp, thu nhập cho nông dân. Xuất hiện ngày càng nhiều trang trại chăn nuôi, thuỷ sản và kinh doanh tổng hợp đạt hiệu quả kinh tế cao. Tổ hợp tác bước đầu hình thành và phát triển, hoạt động đa dạng, phù hợp với trình độ của nơng dân ở nhiều vùng.

Kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội nông thơn được tăng cường, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất, từng bước làm thay đổi bộ mặt nông thôn. Việc tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội vùng nông thôn, nhất là hệ thống giao thông, điện, kênh mương, nước sinh hoạt, trường học, trạm y tế, chợ, các thiết chế văn hóa…đã có tác động tích cực đến phát triển sản xuất, tạo việc làm và xóa đói, giảm nghèo ở nơng thơn.

Hệ thống chính trị ở nơng thơn do Đảng lãnh đạo được tăng cường; dân chủ cơ sở được phát huy; vị thế của giai cấp nơng dân được nâng cao; an ninh

chính trị, trật tự an tồn xã hội được giữ vững. Tổ chức Đảng, chính quyền và các đồn thể quần chúng ở cơ sở được tăng cường và kiện toàn. MTTQ tỉnh cùng với các đồn thể quần chúng đóng góp tích cực giải quyết nhiều vấn đề ở nông thôn. Việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở ngày càng đi vào nề nếp, góp phần quan trọng tạo nên sự đồng thuận ở nơng thơn. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, đời sống vật chất, tinh thần của người dân ở khu vực nơng thơn có sự thay đổi rõ rệt, đã giảm được số hộ nghèo, nhân dân tin tưởng vào công cuộc đổi mới của Đảng.

Đời sống vật chất, tinh thần của cư dân các vùng nông thôn ngày càng được cải thiện đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo. Nhờ thu nhập tăng, nơng dân ở nhiều vùng có thêm tích luỹ, đã xây cất nhà ở kiên cố, khang trang, mua sắm phương tiện đi lại và các vật dụng lâu bền, điều kiện sinh hoạt được cải thiện. Tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm từ 10,62% năm 2005 xuống còn 4,09% vào cuối năm 2010 (theo tiêu chí cũ). Số dân khu vực nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đến nay khoảng 83%. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng đã giảm từ 24,3% năm 2005 xuống còn dưới 18% năm 2010, tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm phòng đầy đủ 7 loại vắc xin đạt 96%. Các lĩnh vực văn hố, thơng tin, phát thanh, truyền hình có nhiều chuyển biến tích cực, mức hưởng thụ văn hố, thơng tin cho nhân dân được nâng lên. Công tác vệ sinh môi trường nơng thơn bước đầu đã được các cấp chính quyền và nhân dân quan tâm và coi trọng.

Ngoài những kết quả đạt được trên, nơng thơn Quảng Ninh cịn nhiều hạn chế. Kinh tế nơng thơn vẫn cịn một số tồn tại: cơng nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ chậm phát triển, chưa thúc đẩy mạnh mẽ chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động ở nông thôn. Cơ cấu kinh tế ở nông thôn vẫn chủ yếu là thuần nông, các hoạt động phi nông nghiệp, công nghiệp và tiểu thủ cơng nghiệp cịn chiếm tỷ lệ nhỏ. Các doanh nghiệp ở nông thôn, kể cả doanh nghiệp

sản xuất và kinh doanh đều có quy mơ nhỏ. Sự chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp, nông thôn cịn mang tính tự phát và thiếu sự chuẩn bị. Chất lượng lao động nông nghiệp, nơng thơn cịn thấp nhất là ở vùng sâu, vùng xa. Trong sản xuất nơng nghiệp vẫn cịn bộc lộ nhiều hạn chế như: Giá trị hàng hóa nơng nghiệp tăng trưởng cịn thấp; sản xuất nông nghiệp phải đương đầu với hàng loạt rủi ro về thiên tai và dịch bệnh gây ra. Do quy mô về sản xuất nơng nghiệp cịn nhỏ, manh mún, nông dân chưa được tổ chức trong các HTX và hiệp hội ngành hàng, kết cấu hạ tầng phục vụ bảo quản chế biến như kho tàng, sân phơi, bến bãi,... còn kém phát triển, công nghiệp chế biến nông sản rất nhỏ bé nên chất lượng nhiều loại nơng sản cịn thấp, nhất là rau quả, sản phẩm chăn nuôi. Phần lớn nông sản chế biến ở dạng sơ chế, mẫu mã bao bì chưa phù hợp; chưa có thương hiệu, giá trị gia tăng thấp. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp ngày càng thu hẹp do chuyển đổi mục đích sử dụng sang làm các khu cơng nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng. Tổ chức, thể chế ở nơng thơn vẫn cịn chậm đổi mới. Kinh tế trang trại phát triển chậm và chiếm một tỷ lệ không đáng kể trong hoạt động sản xuất nông nghiệp cũng như kinh tế nông thôn; mức độ trang bị cơ giới và áp dụng khoa học cơng nghệ cịn hạn chế, khả năng cạnh tranh kém. Kinh tế hợp tác phát triển rất chậm, chưa đóng vai trị mong đợi trong hỗ trợ hoạt động sản xuất của nông hộ

Nông thôn phát triển thiếu quy hoạch, kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội còn yếu kém, thiếu đồng bộ, mơi trường ngày càng ơ nhiễm, năng lực thích ứng, đối phó với thiên tai thấp. Đơ thị hố nơng thơn cịn tự phát, nhiều xã chưa có quy hoạch tổng thể, quy hoạch chi tiết; cảnh quan bị phá vỡ và nhiều nét văn hóa bị pha tạp, mai một. Chỉ có một số ít điểm dân cư có quy hoạch, nhưng chất lượng thấp, việc tổ chức quản lý quy hoạch khơng gian đơ thị cịn nhiều yếu kém, chưa chú trọng giữ gìn bản sắc văn hố dân tộc. Các chính sách của Trung ương, tỉnh, huyện đã kịp thời hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng,

phát triển sản xuất và xã hội, có tính đặc thù riêng... mang lại hiệu quả cao. Song do nguồn lực đầu tư hạn chế, đầu tư từ nguồn ngân sách Nhà nước chỉ đáp ứng được khoảng 40 - 60% yêu cầu thực tế, đầu tư cịn dàn trải, nhiều cơng trình chậm tiến độ, hiệu quả chưa cao, chất lượng kết cấu hạ tầng cịn kém xa so với thành phố.

Nhìn chung, đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nông thôn nhất là ở các vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo còn ở mức thấp, chênh lệch giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng ngày càng lớn; phát sinh nhiều vấn đề xã hội bức xúc về việc làm, thu nhập. Nếp sống văn hố chậm hình thành; tệ nạn xã hội vẫn gia tăng, tình trạng nghiện ma tuý, tệ nạn mại dâm, cờ bạc có xu hướng phát triển. Một số hủ tục mê tín, dị đoan vẫn cịn tồn tại, nhất là trong việc cưới, việc tang, lễ hội. Cịn tình trạng trong sản xuất thâm canh, sử dụng nhiều loại phân bón, hóa chất, thuốc bảo vệ, chất kích thích sinh trưởng và tạo ra nhiều chất thải của các vùng chăn nuôi tập trung, nuôi thủy sản tập trung, các vùng chuyên canh các cây trồng thâm canh đang làm ô nhiễm môi trường, tạo ra dư lượng các chất độc hại trong nông sản thực phẩm, làm tăng khả năng chống chịu và đột biến của sâu bệnh. Bên cạnh đó, nhiều tài nguyên tự nhiên bị khai thác quá mức làm giảm tính đa dạng sinh học, mất cân bằng sinh thái, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên. Hệ thống phòng chống, giảm nhẹ thiên tai và việc phân bố dân cư hiện tại chưa đáp ứng được yêu cầu bảo vệ sản xuất, dân sinh, chưa chuẩn bị tốt các điều kiện để đối phó với tình trạng biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

Hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở khu vực nơng thơn nhìn chung vẫn cịn hạn chế. An ninh nơng thơn có nơi chưa tốt, đơn thư khiếu kiện giải quyết chưa kịp thời.

Sở dĩ có những hạn chế, yếu kém trên là do những nguyên nhân chủ yếu sau:

Về khách quan: Do điểm xuất phát của nền kinh tế thấp; tốc độ đơ thị

hố và tăng trưởng kinh tế cao, thu hút đầu tư lớn đã nảy sinh những mâu thuẫn giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội. Nhu cầu đầu tư cho phát triển nông nghiệp, nông thôn lớn song khả năng đáp ứng của các nguồn lực còn thấp. Tư duy về kinh tế thị trường của đại bộ phận nơng dân cịn nhiều hạn chế. Khu vực nông nghiệp, nông thôn chịu nhiều tác động của thiên tai, dịch bệnh, rủi ro cao.

Về chủ quan: Năng lực lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện của hệ

thống chính trị nói chung, nhất là ở cơ sở nhiều mặt chưa đáp ứng yêu cầu; khả năng tham mưu, đề xuất, cụ thể hoá chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và của tỉnh còn yếu. Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ, đội ngũ doanh nhân còn nhiều hạn chế chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; thiếu đội ngũ cán bộ giỏi về xây dựng nơng thơn mới làm nịng cốt chỉ đạo thực hiện ở cơ sở.

Xây dựng nông thôn thiếu định hướng do chưa có quy hoạch tổng thể, chưa thể hiện các đặc trưng của nông thôn thời kỳ CNH – HĐH; chưa có được hệ thống các tiêu chuẩn kỹ thuật làm chuẩn cho xây dựng các cơng trình hạ tầng kinh tế – xã hội nơng thơn. Hệ thống cơ chế, chính sách về phát triển nông thôn thiếu đồng bộ và cịn nhiều vướng mắc. Cơng tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao nhận thức, dạy nghề cho nông dân chưa được coi trọng. Phát triển các lĩnh vực y tế, văn hố, giáo dục ở nơng thơn, nhất là bậc học mầm non, xây dựng thiết chế văn hoá làng, xã, bảo tồn và phát triển văn hoá truyền thống chưa được quan tâm đúng mức.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lãnh đạo phong trào xây dựng nông thôn mới từ năm 2008 đến 2013 (Trang 30 - 35)