Chủ trƣơng xây dựng nông thôn mới của Đảng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lãnh đạo phong trào xây dựng nông thôn mới từ năm 2008 đến 2013 (Trang 35)

1.3.1. Hồn cảnh lịch sử

Trên thế giới hịa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn, nhưng sẽ có những diễn biến phức tạp mới, tiềm ẩn nhiều bất trắc khó lường. Những

căng thẳng, xung đột tôn giáo, sắc tộc, ly khai, chiến tranh cục bộ, bạo loạn chính trị, can thiệp, lật đổ, khủng bố vẫn sẽ diễn ra gay gắt; các yếu tố đe dọa an ninh phi truyền thống, tội phạm công nghệ cao trong các lĩnh vực tài chính - tiền tệ, điện tử - viễn thông, sinh học, mơi trường... cịn tiếp tục gia tăng.

Cục diện thế giới đa cực ngày càng rõ hơn, xu thế dân chủ hoá trong quan hệ quốc tế tiếp tục phát triển nhưng các nước lớn vẫn sẽ chi phối các quan hệ quốc tế. Tồn cầu hóa và cách mạng khoa học - công nghệ phát triển mạnh mẽ, thúc đẩy q trình hình thành xã hội thơng tin và kinh tế tri thức. Năm 2008, cuộc khủng hoảng tài chính nổ ra đầu tiên tại Mỹ, sau đó lan rộng ra cả thế giới. Cuộc khủng hoảng này đã làm cho nền kinh tế thế giới rơi vào tình trạng suy thoái, khủng hoảng, lạm phát tăng cao. Các nước buộc phải thay đổi chính sách kinh tế nhằm thốt khỏi khủng hoảng cũng như ổn định tình hình chính trị - xã hội trong nước, kinh tế thế giới mặc dù có dấu hiệu phục hồi sau khủng hoảng tuy nhiên vẫn cịn nhiều khó khăn, bất ổn. Cạnh tranh về kinh tế - thương mại, tranh giành các nguồn tài nguyên, năng lượng, thị trường, công nghệ, nguồn vốn, nguồn nhân lực chất lượng cao... giữa các nước ngày càng gay gắt. Những vấn đề toàn cầu như an ninh tài chính, an ninh năng lượng, an ninh lương thực, biến đổi khí hậu, nước biển dâng cao, thiên tai, dịch bệnh... sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp. Cuộc đấu tranh của nhân dân các nước trên thế giới vì hịa bình, độc lập dân tộc, dân sinh, dân chủ và tiến bộ xã hội tiếp tục phát triển. Cuộc đấu tranh giai cấp và dân tộc vẫn diễn biến phức tạp.

Khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có khu vực Đơng Nam Á, vẫn sẽ là khu vực phát triển năng động nhưng còn tồn tại nhiều nhân tố gây mất ổn định; tranh chấp lãnh thổ, biển đảo ngày càng gay gắt. Xuất hiện các hình thức tập hợp lực lượng và đan xen lợi ích mới. ASEAN tuy cịn nhiều khó khăn, thách thức nhưng tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong khu vực.

Trong bối cảnh thế giới như trên, tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam năm 2008, cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới. Cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu trong giai đoạn 2008-2009 đã tác động đến kinh tế Việt Nam trên nhiều khía cạnh: hoạt động xuất nhập khẩu, đầu tư trực tiếp nước ngoài, sản xuất cơng nghiệp, nơng nghiệp, thị trường tài chính, tiền tệ, thương mại, du lịch, an ninh xã hội. Nhưng thể hiện rõ nhất là qua tốc độ tăng trưởng kinh tế, năm 2007 ở mức cao nhất từ trước đến nay 8,5% nhưng đến năm 2008 kinh tế Việt Nam bắt đầu lâm vào khủng hoảng tốc độ tăng trưởng kinh tế xuống còn 6,2%, năm 2009 là 5,3%. Lạm phát ngày càng tăng cao. Đối với lĩnh vực nơng nghiệp, cuộc khủng hoảng cũng có tác động mạnh mẽ, tốc độ tăng trưởng khu vực nông nghiệp giảm từ 4% năm 2005 xuống 3,8% năm 2007 và còn 1,8% vào năm 2009. Trong 3 ngành của khu vực là nông nghiệp thuần (trồng trọt, chăn ni), lâm nghiệp và thủy sản thì thủy sản là ngành chịu tác động nhanh và mạnh nhất (tăng trưởng GDP ngành giảm từ trên 10% xuống 5,4% ngay trong năm 2008 và tiếp tục giảm còn 4,3% vào năm 2009) [Xem thêm phụ lục 2].

Nhằm thốt khỏi khủng hoảng, ổn định tình hình kinh tế - xã hội trong nước, Đảng và Chính phủ đã đề ra các biện pháp cụ thể đó là thơng qua các

gói kích cầu. Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP về

những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội với những biện pháp chủ yếu như: giảm thuế, giãn thuế và hoàn thuế; hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn tín dụng từ ngân hàng; hạ lãi suất cơ bản và tỷ lệ dự trữ bắt buộc; tăng đầu tư công cho kết cấu hạ tầng từ nguồn trái phiếu chính phủ và

hỗ trợ trực tiếp cho người dân thơng qua các chính sách an sinh xã hội. Việc

triển khai các gói giải pháp chống suy giảm kinh tế do Chính phủ đưa ra, đã mang lại cho nền kinh tế những dấu hiệu tích cực bước đầu: tốc độ tăng

trưởng của Việt Nam vẫn đạt tỷ lệ cao trong bối cảnh nhiều nền kinh tế có mức tăng trưởng âm. Nhiều tổ chức tài chính quốc tế như WB nhận định rằng khả năng khủng hoảng ở Việt Nam là thấp... Đưa công cuộc đổi mới tiếp tục phát triển, đi vào chiều sâu, cần tạo ra những biến đổi mạnh mẽ về cơ sở hạ tầng, về nền tảng kinh tế - xã hội. Trong điều kiện đó, chủ trương xây dựng nơng thơn mới của Đảng được hình thành và ra đời.

1.3.2. Chủ trương của Đảng

Xây dựng NTM là một trong mười lăm chương trình mục tiêu quốc gia được Chính phủ phê duyệt. Đây là chương trình lớn, có ý nghĩa quan trong trọng nhằm tạo diện mạo mới cho nông thôn Việt Nam.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X họp tại Hà Nội, từ ngày 18 – 25/4/2006. Đại hội một lần nữa khẳng định vai trị, vị trí của nơng nghiệp, nơng thơn: “Hiện nay và trong nhiều năm tới đây,vấn đề nông nghiệp, nơng dân, nơng thơn có tầm chiến lược quan trọng”, “xây dựng hồn chỉnh các quy định phát triển nơng nghiệp và nơng thơn. Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới nhằm xây dựng các làng, xã, ấp, bản có cuộc sống ấm no, văn minh, sạch đẹp, gắn với việc hình thành các khu dân cư đơ thị hóa. Phát huy dân chủ, xây dựng nếp sống văn minh, bài trừ các tệ nạn xã hội ở nông thôn” [22;tr.195 – 196].

Đặc biệt, Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương khóa X đã ban hành Nghị quyết số 26 – NQ/TW ngày 5/8/2008 “về nông nghiệp, nông dân,

nông thôn” được coi như “luồng gió mới”, tạo đà cho sự phát triển của nông

nghiệp, nông thôn, xác định nông dân là chủ thể, xây dựng NTM là căn bản, phát triển tồn diện, HĐH nơng nghiệp là then chốt. Nêu các quan điểm về các vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn, Nghị quyết khẳng định: “Nông nghiệp, nơng dân, nơng thơn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp cơng nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực lượng

quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh, quốc phịng, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hố dân tộc và bảo vệ mơi trường sinh thái của đất nước; các vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn phải được giải quyết đồng bộ, gắn với quá trình đẩy mạnh cơng nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” [22].

Hội nghị xác định: “Công nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp, nơng thôn là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước. Trong mối quan hệ mật thiết giữa nông nghiệp, nông dân và nông thơn, nơng dân là chủ thể của q trình phát triển, xây dựng nông thôn mới gắn với xây dựng các cơ sở công nghiệp, dịch vụ và phát triển đô thị theo quy hoạch là căn bản; phát triển tồn diện, hiện đại hóa nơng nghiệp là then chốt… Giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và tồn xã hội” [22].

Hội nghị đề ra những nhiệm vụ cấp bách cần thực hiện tới năm 2010 nhằm phát triển nông nghiệp, nông dân và nơng thơn, trong đó, nhiệm vụ trọng tâm là “triển khai chương trình “ xây dựng NTM”, thực hiện xây dựng kết cấu hạ tầng đi trước một bước”.

Nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết trung ương 7 khóa X, Thủ tướng Chính phủ ban hành “Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị

quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nơng nghiệp, nông dân, nông thôn” tại Nghị quyết số 24/2008/NQ – CP. Mục tiêu

của chương trình nhằm xây dựng nền nơng nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, sản xuất hàng hố lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao [44]. Chương trình hành động của Chính phủ tập trung đào tạo nguồn nhân lực ở nông thôn, chuyển một bộ phận lao động nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập của dân cư nông thôn [44]; đồng thời nhấn mạnh: "Nâng cao chất lượng

cuộc sống vật chất và tinh thần của dân cư nơng thơn, nhất là ở các vùng cịn nhiều khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi để nơng dân tham gia đóng góp và hưởng lợi nhiều hơn vào q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước. Hồn thiện đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn; xây dựng nông thôn mới bền vững theo hướng văn minh, giàu đẹp, bảo vệ môi trường sinh thái, giữ gìn bản sắc văn hố dân tộc”[44].

Thực hiện Nghị quyết 26 khóa X, Thủ tướng Chính phủ ban hành Bộ tiêu chí quốc gia nơng thôn mới (Quyết định 491/QĐ – TTg ngày 16/4/2009) và phê duyệt chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng NTM giai đoạn 2010 – 2020 (Quyết định 800/QĐ – TTg ngày 4/6/2010).

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng (2011) thông qua

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ

sung, phát triển năm 2011), xác định định hướng lớn về phát triển kinh tế - văn hóa, xã hội, quốc phịng, an ninh, đối ngoại: Phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm; thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức và bảo vệ tài nguyên, môi trường; xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý, hiện đại, có hiệu quả và bền vững, gắn kết chặt chẽ công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ [23;tr.75]. Đại hội khẳng định phải coi trọng phát triển các ngành công nghiệp nặng, công nghiệp chế tạo có tính nền tảng và các ngành cơng nghiệp có lợi thế; phát triển nơng, lâm, ngư nghiệp ngày càng đạt trình độ cơng nghệ cao, chất lượng cao gắn với công nghiệp chế biến và xây dựng NTM [23;tr.75].

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội năm 2011 – 2020 cụ thể hóa một bước Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, nêu định hướng phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững, xác định rõ xây dựng NTM là quy hoạch phát triển nông thôn gắn với phát triển đơ thị và bố trí các điểm dân cư đi đôi với phát triển mạnh công nghiệp, dịch vụ và làng

nghề gắn với bảo vệ mơi trường. Chiến lược nêu rõ: Triển khai chương trình xây dựng NTM phù hợp với đặc điểm từng vùng theo các bước đi cụ thể, vững chắc trong từng giai đoạn; giữ gìn và phát huy những nét văn hóa đặc sắc của nơng thơn Việt Nam. Đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn. Tạo môi trường thuận lợi để khai thác mọi khả năng đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn, nhất là đầu tư của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, thu hút nhiều lao động. Triển khai có hiệu quả Chương trình đào tạo nghề cho 1 triệu lao động nơng thơn mỗi năm [23;tr.123].

Chương trình xây dựng NTM giai đoạn 2010 – 2020 là chương trình mục tiêu quốc gia có ý nghĩa rất quan trọng, đang và sẽ được triển khai một cách sâu rộng, toàn diện trên phạm vi cả nước với 5 đặc trưng cơ bản là:

- Nông thơn có làng xã văn minh, sạch đẹp, hạ tầng hiện đại - Sản xuất bền vững, theo hướng sản xuất hàng hóa

- Đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao - Bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát triển.

- Xã hội nông thôn được quản lý tốt và dân chủ.

Tiểu kết chƣơng 1

Quảng Ninh là một trong những trung tâm kinh tế - chính trị, văn hóa - xã hội của cả nước, đóng vai trị đầu tàu về phát triển kinh tế của khu vực phía Bắc. Vấn đề nơng nghiệp, nơng thơn nói chung và vấn đề xây dựng NTM nói riêng có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của tỉnh Quảng Ninh. Nhận thức được vai trị của nơng nghiệp, nông thôn, ngay từ trước khi tiến hành xây dựng nông thôn mới, các cấp Đảng ủy Quảng Ninh đã có nhiều chính sách nhằm phát triển kinh tế nơng nghiệp. Nhờ sự quan tâm này, nông nghiệp Quảng Ninh đã có bước phát triển mạnh, cơ cấu cây trồng dần chuyển dịch sang các cây trồng có giá trị

xuất nông nghiệp, nhờ vậy mà sản lượng nông nghiệp ngày càng cao; thu nhập của người nông dân tăng, bộ mặt nông thôn dần được cải thiện, đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nơng thơn ngày càng cao. Bên cạnh những mặt tích cực, quá trình phát triển nơng nghiệp, nơng thơn ở Quảng Ninh trước năm 2008 cịn nhiều hạn chế, kinh tế nơng nghiệp phát triển chậm so với tiềm năng, giá trị sản phẩm nông nghiệp cịn thấp, sản xuất nơng nghiệp cịn manh mún, nhỏ lẻ, hiệu quả thấp. Nơng thơn phát triển thiếu quy hoạch, tình trạng ơ nhiễm mơi trường ngày càng nghiêm trọng. Thực trạng trên đã đặt ra u cầu phải có những chính sách cụ thể, phù hợp nhằm phát triển nông thôn một cách đồng bộ. Việc nắm vững những đặc điểm, vị trí, vai trị và tình hình phát triển nơng nghiệp, nơng thơn trước năm 2008 là một trong những tiền đề quan trọng để nghiên cứu chủ trương, chính sách, từ đó rút ra một số kinh nghiệm nhằm phát huy những yếu tố tích cực, khắc phục hạn chế và nâng cao kết quả của quá trình xây dựng NTM trong giai đoạn hiện nay. Năm 2008, tình hình thế giới có nhiều biến động, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nổ ra tại Mỹ và lan ra toàn thế giới, làm cho nền kinh tế thế giới suy giảm nghiêm trọng, kéo theo đó là tình hình chính trị - xã hội tiềm ẩn nhiều nguy cơ bất ổn. Việt Nam cũng khơng nằm ngồi guồng quay đó của thế giới. Chính phủ đã đề ra nhiều giải pháp nhằm thốt khỏi khủng hoảng, ổn định tình hình chính trị xã hội. Trong bối cảnh đó, Đảng ta đã đề ra chủ trương xây dựng NTM, được cụ thể hóa trong hàng loạt các nghị quyết, chương trình hành động tại Đại hội Đảng tồn quốc lần thứ X, XI. Trong đó, đã khẳng định tầm quan trọng của việc xây dựng NTM đối với quá trình CNH, HĐH đất nước, đồng thời đề ra những nhiệm vụ, giải pháp nhằm xây dựng NTM. Những chủ trương, chính sách của Đảng về xây dựng NTM là tiền đề quan trọng để Đảng bộ Quảng Ninh đưa ra những chủ trương, chính sách xây dựng NTM sao cho phù hợp với đặc thù của một tỉnh trung du, miền núi.

Chƣơng 2

CHỦ TRƢƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH QUẢNG NINH TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

TỪ NĂM 2008 ĐẾN NĂM 2013 2.1. Chủ trƣơng của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh

2.1.1. Về phương hướng, mục tiêu xây dựng nông thôn mới

Trong bối cảnh tình hình thế giới và trong nước có nhiều biến động, mặc dù gặp những khó khăn cả khách quan và chủ quan, song Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh đã lãnh đạo nhân dân các dân tộc trong tỉnh tiếp tục gặt hái được nhiều kết quả. Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2006 đạt 13,78%, năm 2007 đạt 13,11%, năm 2008 đạt 12,5%. Sản xuất công nghiệp phát triển; sản xuất nơng nghiệp vượt qua được khó khăn, tiếp tục phát triển; khu vực dịch vụ duy trì mức tăng trưởng khá; thu ngân sách nhà nước tăng cao, chi ngân

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lãnh đạo phong trào xây dựng nông thôn mới từ năm 2008 đến 2013 (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)