Xác định chương trình hành động

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lãnh đạo phong trào xây dựng nông thôn mới từ năm 2008 đến 2013 (Trang 46 - 49)

2.1. Chủ trƣơng của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh

2.1.2. Xác định chương trình hành động

Sau khi Nghị quyết số 26 của Ban Chấp hành Trung ương khóa X “về

nơng nghiệp, nơng dân, nơng thôn” được ban hành, Ban Chấp hành Đảng bộ

Quảng Ninh đã quán triệt tinh thần của Nghị quyết, đề ra chương trình hành động số 22 – CTr/TU “Thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) về nơng

nghiệp, nơng dân, nơng thơn” ngày 15/10/2008. Chương trình đã một lần nữa

khẳng định vai trị của nơng nghiệp, nông dân, nông thôn: “Nông nghiệp, nông dân, nơng thơn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh, quốc phịng, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước”; “giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và tồn xã hội…” [50; tr.1]. Chương trình đưa ra những nhiệm vụ và giải pháp cụ thể nhằm phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn:

Thứ nhất, về trồng trọt: Quy hoạch những vùng sản xuất hàng hóa tập

trung, chuyên canh, vùng sản xuất lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp ngắn ngày; ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn tạo và nhân giống để sản

xuất giống cây trồng có năng suất, chất lượng cao; tập trung thực hiện có hiệu quả chương trình chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, ổn định diện tích cây lương thực. Bảo đảm an ninh lương thực ở khu vực nông thôn và dành một phần cho phát triển chăn nuôi.

Thứ hai, về chăn nuôi: tập trung đầu tư chiều sâu để đưa ngành chăn

nuôi trở thành ngành sản xuất chính, có tỉ trọng cao trong sản xuất nơng nghiệp; khai thác có hiệu quả lợi thế từng vùng để phát triển nhanh chăn ni qui mơ vừa và lớn. Khuyến khích phát triển các trang trại, gia trại và các cơ sở chăn nuôi theo phương pháp công nghiệp với qui mô phù hợp. Áp dụng công nghệ tiên tiến trong tuyển chọn, lai tạo giống. Xây dựng cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi, tăng cường các cơ sở thú y và kiểm dịch. Phát triển chăn nuôi gắn với bảo vệ môi trường, tạo sự phát triển bền vững.

Thứ ba, về lâm nghiệp: Nghiêm túc thực hiện các quy định về bảo vệ

và phát triển rừng. Triển khai thực hiện tốt các chương trình, dự án trồng rừng, nâng độ che phủ của rừng ổn định đạt 55% vào năm 2015; rà soát lại hiệu quả các loại rừng hiện có, chú trọng bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng cảnh quan gắn với phát triển các ngành kinh tế khác. Áp dụng phương thức quản lý và khai thác rừng bền vững; bảo vệ tốt diện tích rừng ngập mặn, đẩy mạnh trồng rừng ngập mặn ở những nơi có điều kiện để bảo vệ môi trường biển và ven bờ, ổn định đa dạng sinh học, chú trọng bảo vệ môi trường sinh thái vịnh Hạ Long.

Thứ tư, về thủy sản: Phấn đấu tổng sản lượng thủy sản đạt 130 – 150

ngàn tấn (năm 2020); cơ cấu lại lực lượng khai thác gần bờ, đẩy mạnh đánh bắt xa bờ, từng bước đồng bộ cho nghề cá biển, tăng thêm các loại tàu cá có cơng suất lớn. Đầu tư nhanh hệ thống hậu cần dịch vụ. Phát triển mạnh các loại hình ni thủy sản. Rà sốt, quy hoạch lại các vùng ni phù hợp với đối tượng nuôi. Đầu tư hệ thống các trung tâm nghiên cứu sản xuất giống thủy

sản, chú trọng công tác đào tạo nghề cho lao động khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản.

Thứ năm, về thủy lợi: Phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng hệ thống thủy

lợi; nâng cao năng lực phịng chống giảm nhẹ thiên tai, hồn chỉnh hệ thống đê sơng, đê biển, trồng rừng phịng hộ ven biển, hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi, cụm dân cư, đáp ứng yêu cầu phòng chống bão, lũ…Chủ động triển khai các biện pháp thích ứng để đối phó với biến đổi khí hậu tồn cầu. Tập trung đầu tư, cải tạo, nâng cấp các hồ đập hiện có, xây dựng mới một số hồ đập; củng cố hệ thống các công trình kê bảo vệ biên giới, hải đảo.Tăng cường huy động vốn từ nhiều nguồn để xây dựng các cơng trình cấp nước, đặc biệt đối với vùng đồng bào dân tộc, miền núi khó khăn.

Thứ sáu, về khoa học – công nghệ: Tăng cường hợp tác với các cơ quan

nghiên cứu khoa học nơng nghiệp trong và ngồi nước, chuyển giao nhanh các tiến bộ kỹ thuật mới về giống cây trồng, vật nuôi. Tăng cường vai trị của hệ thống khuyến nơng, khuyến ngư từ tỉnh đến cơ sở; nâng cao chất lượng các đề tài nghiên cứu khoa học nhất là các đề tài cấp tỉnh. Khuyến khích các cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước chuyển giao các đề tài nghiên cứu khoa học và khu vực nông nghiệp, nông thôn.

Thứ bảy, phát triển kết cầu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn: Quy

hoạch các khu dân cư nông thôn đồng bộ với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội phục vụ cho yêu cầu CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn; xây dựng NTM; phát triển giao thông nông thôn là điều kiện tiên quyết đảm bảo thực hiện tốt CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn; nâng cao chất lượng điện ở nông thôn, đảm bảo điện cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt; đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã, tổ hợp tác dịch vụ nông nghiệp; tăng tỷ lệ đầu tư phát triển cho khu vực nông nghiệp, nơng thơn.

nhất là vùng khó khăn: Thực hiện tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành và người dân về đào tạo phát triển nguồn nhân lực và giải quyết việc làm, có chính sách khuyến khích đầu tư phát triển làng nghề, đào tạo nghề; tích cực tạo việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn; tiếp tục đẩy mạnh cơng cuộc xóa đói giảm nghèo, khơng để nơng dân thiếu ăn, thiếu nước sinh hoạt vào mùa khơ. Phát triển văn hóa – xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nông thôn; đổi mới, bổ sung một số chính sách về đất đai, dồn điền, đổi thửa, tích tụ ruộng đất. Hình thành rộng rãi một số quỹ an sinh xã hội cho người dân để nông dân được hưởng thêm thành quả đổi mới; tăng cường công tác hoạt động bảo vệ môi trường; nâng cao hiệu quả quy chế dân chủ cơ sở [50; tr.3 -7].

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lãnh đạo phong trào xây dựng nông thôn mới từ năm 2008 đến 2013 (Trang 46 - 49)